Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của ngườ

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của ngườ

ngƣời trần thuật.

Nằm trong mạch chuyển động của văn học thời kỳ đổi mới, Dương Hướng cũng như các nhà văn đương thời không lấy số lượng sự kiện làm mục đích miêu tả, mà sự kiện được đưa vào tác phẩm là những sự kiện có tính chất

“điển hình”,“tiêu biểu” mang tính thời sự, in đậm những dấu ấn thời đại. Như

nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã xa gần nói đến trong phần cuối bài giới thiệu: “một cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi những tư tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước …”

Lâu nay một số người vẫn cho rằng thời đại sử thi trong văn chương bây giờ đã “hết thời” để nhường chỗ cho văn chương đời thường. Nhưng trên thực tế thì chất sử thi vẫn còn tồn tại, thậm chí phát triển song song với văn chương đời thường. Ở cuốn tiểu thuyết mới này của Dương Hướng chất sử thi vẫn còn thể hiện khá rõ nét. Tác phẩm mở ra với một thời gian dài (ngót nửa thế kỷ) và một không gian rộng (khắp mọi miền đất nước, thậm chí mở ra cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90

không gian rộng lớn ở nước ngoài) và bao gồm cả một gia hệ với ba lớp nhân vật (Hoàng Kỳ Bắc, Hoàng Kỳ Trung đến Hoàng Kỳ Nam) gói trọn hình ảnh đời sống trong tính “toàn vẹn”,“đa chiều”, “phức tạp”. Cái khéo léo đem lại thành công cho nhà tiểu thuyết là biết tổ chức, đan cài lịch sử - sự kiện và lịch sử - tâm hồn, điều đó đòi hỏi nhà văn phải có tay nghề cao trong xử lý chất liệu, điều khiển nhân vật và cấu trúc tác phẩm. Dương Hướng đã làm được điều đó.

Các sự kiện lớn đặt ra trong tác phẩm là những sự kiện có tính chất

“điển hình”, trở thành những biến cố lịch sử có tính chất “bước ngoặt” của

dân tộc như: Cuộc Cải cách ruộng đất; hai cuộc chiến tranh; hợp tác hoá nông nghiệp, công cuộc đổi mới; đất nước thời mở cửa... đã được Dương Hướng lựa chọn, chắt lọc thông qua nhiều kiểu loại nhân vật. Ví như Trần Tăng - nhân vật đại diện cho kiểu người chạy đuổi theo quyền lực và tha hoá vì quyền lực. Bước đường quan lộ của ông ta gắn liền với những biến cố lịch sử của đất nước từ: Cải cách ruộng đất - chiến tranh - hoà bình và đổi mới xã hội. Có thể nói, ở giai đoạn lịch sử nào của dân tộc cũng có mặt Trần Tăng. Trong thời kỳ Cải cách ruộng đất Trần Tăng giống như một vị chúa tể, có quyền sinh, quyền sát trong tay, Trần Tăng có thể trừ khử bất cứ ai, để phục vụ cho mục đích ham muốn cá nhân. Gia đình Hoàng Kỳ là một trong số nạn nhân bi thương nhất. Những sai lầm, ngu muội một thời khiến cho Trần Tăng cuối đời vẫn không được sống yên thân, bị dân làng ghẻ lạnh, đến lúc sắp sang thế giới bên kia Trần Tăng vẫn chìm trong cơn mộng mị hãi hùng của 45 năm về trước như vừa mới xảy ra: “Không, ta không giết người, ta đâu muốn thế. Chẳng qua do thời cuộc, do hoàn cảnh lịch sử mà ta là người thừa hành nhiệm vụ

mà thời đại giao cho”(Tr497).

Hay trong vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp, Trần Tăng cũng phải thừa nhận: "Ngẫm lại từ cái thời ông còn làm chủ tịch huyện, rồi lên tỉnh, lên trung ương tới giờ ông chẳng làm được gì tốt đẹp cho miền đất này. Cái dự án phiêu lưu quai đê lấn biển của ông ngày ấy thất bại đau đớn. Cái dự án điên rồ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

ông phải trả giá quá đắt bằng mồ hôi công sức của hàng vạn con người chỉ vì sự ngu dốt, cộng với cảm hứng chí háo danh của ông... Nhìn những con sông bạc

đầu từ biển xa liên tiếp xô vào bãi cát lúc này, ông cảm thấy rờn rợn”(Tr472).

Những sai lầm của Trần Tăng trong phong trào hợp tác hóa cũng được Yến Quyên vạch ra: “Từ ngày có hợp tác xã, người nông dân dửng dưng với đồng ruộng. Làm ăn chểnh mảng, ai cũng chỉ nghĩ làm thế nào để có nhiều

thóc”(Tr187); “Trông ngóng vào hợp tác xã, chưa hết mùa đã hết thóc, tháng

ba ngày tám đói rã họng”(Tr195). “Đó là cơ chế quan liêu hình thức của thành tích… làm hư hỏng cả một thế hệ người nông dân xưa vốn cần cù một nắng hai sương. Nông thôn ta đang bị phá vỡ dần gốc rễ nền móng tốt đẹp đã

có từ ngàn đời nay”(Tr193) “Điểm thì nhiều, nhưng thóc lại ít, dân bắt đầu

hoang mang, tháng ba ngày tám nhà nào cũng hết thóc đói vàng mắt”(Tr116), “Thật ngược đời, đi làm hợp tác ngày công chỉ được lạng thóc,

cô Lùn bỏ đi mót ngày lại được năm cân”(Tr116). Hay để có thành tích chăn

nuôi giỏi, Đào Kinh sáng kiến: “Vận động tất cả các gia đình xã viên có lợn tự giác dong đến thả vào trại lợn cho hợp tác mượn một ngày để chào mừng

đón đoàn cán bộ huyện về thăm quan”(Tr117).

Hay đến thời mở cửa, lợi dụng quyền lực và tiền bạc sẵn có trong tay, Trần Tăng đã thăng tiến trên con đường quan lộ, không chỉ vậy còn đứng đằng sau giúp Măng và Đào Kinh làm ăn phi pháp.

Như thế, sự tiếp cận đa chiều các sự kiện có tính bước ngoặt từ Cải cách ruộng đất, đến những vấn đề sau đổi mới thể hiện thái độ khách quan của người trần thuật. Dương Hướng giúp bạn đọc đi sâu vào các vấn đề nóng bỏng của thời đại và chỉ ra căn nguyên của nó. Tất cả như một xâu chuỗi, nối tiếp sự kiện này đến sự kiện khác như một dòng chảy. Dù dòng chảy lịch sử có lúc đứt quãng nhưng cuộc sống con người vẫn nối tiếp.

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 92 - 94)