Nhân vật có số phận bất hạnh

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 67 - 70)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.2.Nhân vật có số phận bất hạnh

Soi một cái nhìn gần vào một phạm vi bao quát hẹp hơn về nông thôn với số phận trung tâm là người phụ nữ cho ta thấy những cái Bến không chồng trở thành biểu trưng cho cuộc sống nông thôn ta cả một thời kỳ dài chiến trận, khi lớp lớp đàn ông - thanh niên đều ra trận. Với nhiều căn nguyên, không phải chỉ là hệ quả của hai cuộc chiến tranh, mà còn với bao rào cản lầm lạc khác vốn tồn tại, ngự trị hàng ngàn năm trong đời sống nông thôn.

Có thể nói, Hạnh là đại diện cho lớp người phụ nữ thời chống Mỹ chịu nhiều đau khổ, mất mát. Là đại diện cho cả một thế hệ “không chồng” hoặc có chồng “cũng như không”. Do chiến tranh cùng với biết bao nguyên cớ nằm sâu trong lịch sử các mối quan hệ xã hội và tâm linh - ý thức con người làng quê, với những hủ tục, lề thói thôn quê nơi đây đã khiến cho số phận họ rơi vào bi kịch. Thời ấu thơ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời Hạnh:

Trong ánh mắt đen láy của bé Hạnh, làng Đông là thế giới huyền diệu, luỹ

tre làng xanh mượt, những thân cây cao vút, dòng sông Đình lung linh in

bóng cây quéo và nhịp cầu Đá Bạc” (Tr275). “Cảnh đồng quê cứ rộn ràng

trong lòng bé Hạnh. Cô nhẩy tâng tâng nhìn những nhành lúa nếp, những củ khoai lang, những bắp ngô non vùi trong đống lửa cháy nghi ngút giữa đồng. Mắt cô bé sáng lên khi nghe những tiếng nổ lách tách. Những hạt thóc, hạt

ngô nhảy lên trong than nóng, nở ra trắng toát”... Cảnh đồng quê làng Đông

kích thích trí tò mò của Hạnh” (Tr293). Song có lẽ những câu chuyện do cụ

Nghiên kể về tích làng khiến cho tụi trẻ há hốc mồm, tròn mắt ngồi hóng chuyện, trong đó có Hạnh... bao dữ kiện của quãng đời thơ ấu đã ngấm vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

máu thịt Hạnh. Hạnh lớn lên từ sự ngọt ngào, yên bình của làng quê này và cũng hứng chịu những “sóng ngầm” dữ dội nơi đây.

Không biết tự khi nào ánh mắt Hạnh đã thiêu nóng trái tim cậu trưởng nam con dòng họ Nguyễn, để rồi bi kịch cũng bắt đầy từ đây. Vốn thuộc hai dòng họ Nguyễn - Vũ có mối thù truyền kiếp, lời nguyền độc là vạch ngăn cách, vật cản khiến cho biết bao đôi trai gái ngậm ngùi phải chia tay nhau.Thì đám cưới của Hạnh và Nghĩa được tổ chức “rùm beng ” tại sân kho hợp tác xã như thể trêu tức hai họ, thành phần tham dự là thanh niên nam nữ trong chi đoàn và trẻ con. Các bậc cha, mẹ, cô, dì, chú, bác sợ mang tiếng không ai dám đến. Lần đầu tiên làng Đông có đám cưới lạ, và lạ hơn là đêm tân hôn của cặp vợ chồng mới cưới diễn ra trong cảnh “màn trời chiếu đất”, đó là bến tình, cái bến sông đầy vẻ quyến rũ song cũng là nơi hóa giải sự bế tắc của bao số phận bất hạnh lại là chứng nhân quan trọng, là lối rẽ lớn trong cuộc đời họ, lần đầu tiên dám vượt qua mọi thành kiến của dòng họ, gia tộc để đến với nhau theo tiếng gọi của tình yêu.

Mười năm qua đi là một thời gian không ngắn đối với niềm hạnh phúc thoáng qua kể từ ngày Hạnh lấy Nghĩa. Sự chờ đợi mòn mỏi khiến tuổi xuân khô héo cùng thời gian. Nghĩa trở về đem theo niềm hạnh phúc không trọn vẹn. Chiến tranh đã cướp đi niềm hạnh phúc được làm mẹ mà bấy lâu Hạnh vẫn khát khao. Từ đây, bi kịch lại nối tiếp bi kịch. Cuộc hôn nhân vốn không được thừa nhận, giờ như một cái cớ để dòng họ Nguyễn châm thêm ngòi nổ. Với cái nhìn soi mói, ánh mắt lạnh lùng, hằn học và những lời dị nghị điều tiếng còn mãi bên tai “Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc”. Những lời rủa cay độc ấy thấm vào tâm can, “Hạnh cảm thấy rã rời và chìm nghỉm trong ảo ảnh” (Tr502). Đến cả Nghĩa cũng không ngờ tình cảm vợ chồng anh lại đi vào ngõ cụt. Thời gian qua đi, cả Hạnh và Nghĩa sống với nhau như hai cái bóng. Hạnh quyết định ly hôn để Nghĩa đến với Thủy, do mặc cảm không con hay là tình cờ Hạnh đọc được mấy dòng nhật ký của Thủy?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

Nỗi đau của người phụ nữ không làm tròn bổn phận làm dâu, không gây dựng hạnh phúc được cho gia tộc, tổ tiên nhà chồng không chỉ có Hạnh; Thủy cũng lâm vào tình cảnh đáng thương không hơn khi nhìn gương mặt buồn rầu khắc khổ của mẹ và ánh mắt yêu thương khát khao chờ đợi đứa con của Nghĩa. Chị quyết định tự mình đi kiếm một đứa con. Thủy đành phải chấp nhận sự lừa dối chồng, lừa dối tất cả mọi người để gây lại niềm tin cho cả gia tộc họ Nguyễn. Chính ý nghĩ đó đã thúc ép chị ra bến xe để tìm đến một người đàn ông... Kết quả không như ý muốn, Thủy quyết định nói hết sự thật về Nghĩa... Tất cả tại bởi chiến tranh.

Ta thấy, bi kịch của Hạnh, Thủy giống nhau ở chỗ bị tước đoạt thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, ở họ là sự chân thành với gia đình, thành tâm vớt vát niềm hạnh phúc của dòng tộc đang trên bờ vực thẳm và cuối cùng là sự thất bại... Họ đều là nạn nhân của chiến tranh. Đó chỉ là một phần nỗi đau trong muôn vàn nỗi đau khác của người phụ nữ làng Đông.

Với bà Nhân, nỗi đau như dàn trải suốt cả một thời gian dài, trải qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc, nỗi đau ngày một lớn dần, chồng hy sinh rồi cả hai đứa con trai mãi mãi không bao giờ về nữa, cái trụ cột gia đình mỗi ngày một lỏng lẻo “chị thấy mình hẫng đi như người rơi tõm xuống một chiếc hố sâu thẳm” (Tr489). Vượt lên bản thân mình, chị đặt mọi hy vọng vào đứa con gái cuối cùng của chị là Hạnh, nhưng rồi số phận của Hạnh cũng long đong như các cô gái làng Đông khác.

Qua các nhân vật như Hạnh và Thủy, bà Nhân... ta càng cảm thông hơn với nỗi bất hạnh mà cả mấy thế hệ phải gánh chịu. Dương Hướng đã tạo dựng hình tượng người phụ nữ “vượt trội” so với số đông những “chinh phụ” trong văn xuôi cả một thời dài chiến trận. Họ biết vươn lên trên thử thách, vượt qua mọi rào cản để được sống là mình, biết khát khao trân trọng, hạnh phúc. Bởi vậy, Hạnh đã không có được hạnh phúc làm vợ với Nghĩa thì vẫn có quyền có con với Vạn. Đó là điểm sáng nhân văn mà Dương Hướng muốn gửi gắm, sẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

chia, làm vơi đi không khí cô đơn bao trùm nơi làng quê tưởng như yên bình mà thật dữ dội này.

Ông Xung trong tác phẩm cũng là nhân vật chịu nhiều bất hạnh trong bi kịch gia đình. Những sai lầm thời Cải cách đã dẫn đến kết cục bi thảm, hai đứa con trai lão bị tử hình; quá thất vọng trước cơn biến động của lịch sử xã hội, lão trở nên điên loạn. Cuộc đời lão là chuỗi dài của những sai lầm nối tiếp nhau bởi sự u mê, bấn loạn, ấu trĩ một thời xảy ra giữa hai dòng họ. “Lời nguyền độc” khiến ông rơi vào trạng thái mặc cảm, nhìn nhận con người sai lầm, giản đơn một chiều, để rốt cục gần cuối đời lão “chợt” nhận ra sự mông muội đáng thương của con người trong một thời kỳ dài nay như được thức tỉnh: “Lão thấy trong người lão có gì đó đang biến động dữ dội…”, “Lão đang đau đớn về những điều xa xưa mà không ai nghĩ đến lúc này. Lão thương xót cho cả đời ông cha Nguyễn Vạn, thương xót cho cả hai thằng con

đã chết của lão và thương xót cho chính lão” (Tr568).

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 67 - 70)