0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nhân vật ở phía bên kia

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (TỪ BẾN KHÔNG CHỒNG ĐẾN DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 82 -82 )

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia

Loại nhân vật này được tác giả xây dựng trên mối mâu thuẫn gay gắt giữa hai chiến tuyến. Họ là Đỗ Hiền, Hall, Bell - những người ở chiến tuyến bên kia. Dương Hướng không giống các nhà văn khác mô tả trực diện cái ác của kẻ thù, của chiến tranh - nguyên nhân mọi đau khổ của con người mà dường như làm tăng phần khách quan cuộc sống, bằng cái nhìn đầy chất thế sự, ông muốn đưa ra một sự công bằng trong cách“giải tỏa” qua cách kết thúc số phận ở mỗi cuộc đời.

Nhân vật Đỗ Hiền không hẳn là nhân vật phản diện và chắc chắn không phải là nhân vật chính diện. Người sĩ quan ngụy này là người dân làng Đoài, có quan hệ gia tộc với Hoàng Kỳ Trung, trở thành nhân vật chiến bại, di tản sang Mỹ, là đại diện cho phía địch. Nhưng sau 30 năm, thời thế lại tạo cho Đỗ Hiền có cơ hội trở về quê hương trong vai một Việt kiều yêu nước. Chiến tranh kết thúc, lý tưởng mà Đỗ Hiền theo đuổi bị đổ vỡ. Ngót 30 năm sau, Đỗ Hiền trở về làng, nhận diện bà con. Con người một thời lầm lạc Đỗ Hiền vẫn được người dân làng Đoài không mất hết niềm tin, đã dành cho một chỗ đứng. Đỗ Hiền phản bội tổ quốc, nhưng giờ đây, để chuộc lại lỗi lầm đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

gây ra cho dân làng, cho đất nước trong quá khứ, Đỗ Hiền đã tình nguyện xin làm con đường ra cánh Mả Rốt để người sống tiễn đưa người chết lên thiên đàng và xây dựng lại ngôi chùa làng Đông... Đỗ Hiền đã làm lại những gì bị phá bỏ dưới thời Trần Tăng. Ông dự định sẽ làm tiếp những việc làm mà Trần Tăng đã phá bỏ hoặc còn chưa làm được... đó là một sự hối cải khi chưa quá muộn màng.

Nhân vật Hall, từng làm phi công trong phi trường quân sự Mỹ, người thực thi mệnh lệnh rải thứ chất độc giết người trên đất nước Việt Nam một thời, một nhân chứng sống còn lưu giữ tất cả những mất mát đau thương, sau một thời gian dài mới ngộ ra rằng: “Con người ta cũng thật lạ lùng, vừa phi

thường lại vừa tầm thường”(Tr23); “…Ai cũng có một thời ngây thơ khờ dại.

Có những dại khờ đáng yêu, lại có những dại khờ gây nên tội lỗi. Và cả những dại khờ, những sai lầm chỉ của một người, nhưng làm suy vong cả một dân

tộc…”(Tr23); “Cả ông cả tôi, và cả trái đất này đều là nạn nhân của chiến tranh”.

Như thế, dưới góc nhìn theo cảm hứng sử thi một thời, nhân vật đối kháng, đại diện phía bên kia chiến tuyến thường là hiện thân cho sự tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người. Soi vào cảm hứng thế sự đời tư họ lại là hiện thân là nạn nhân của guồng máy chiến tranh phi nhân tính, họ dù là ai, dù thắng hay thua, cũng là cái giá quá đắt mà con người ta phải trả cho

“những tư tưởng ngông cuồng và cả sự ngu dốt nữa”(Tr24). Cái điều mà sau

bao lâu con người mới có thời gian nhìn lại, để thành thật với lòng mình. Cái chết của Bell - viên cố vấn Mỹ là một phần tất yếu nằm trong hậu quả của chiến tranh, có thể xảy ra với bất cứ ai trong số họ, chỉ có lẽ phải mới thuộc về chính nghĩa.

3.2.3. Nhân vật “lên voi xuống chó” với số phận thay đổi theo sự thay đổi của thời cuộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

Dạng nhân vật có số phận thay đổi theo sự thay đổi của thời cuộc, chiếm số lượng đông trong tác phẩm như các nhân vật: Đào Kinh, Đào Thanh Măng, Thu Cúc, gia đình ông bà Đức Cường, gia đình bà Cháo.

Có thể nói, Dương Hướng đã dành nhiều tâm sức để xây dựng thành công một nhân vật đi xuyên suốt một thế kỷ: Đào Kinh. Xuất thân tầng lớp bần cố nông, với cái lý lịch khốn cùng dưới đáy xã hội, được gia đình Hoàng Kỳ cưu mang thế mà cuối cùng bỗng trở thành “nhà tỉ phú” một doanh nhân

“đích thực”.

Kinh bước vào cuộc đời là một thằng cùng đinh mạt hạng của làng Đoài, không mảnh đất cắm dùi. Thời thế đã không chiều lòng người, khiến Kinh đã mấy lần có ý định bứt lên song lại bị vùi sâu hơn xuống tận đáy cảnh bần hàn, nhếch nhác, tù tội. Đó là những chuỗi ngày đầy cay đắng. Tham gia Cải cách, định tiến thân bằng con đường công danh thì bị Trần Tăng loại bỏ. Mấy lần trắng tay rồi lại làm lại, Đào Kinh đã vươn lên thành biểu tượng của thời mở cửa, góp phần không nhỏ làm nên gương mặt đổi thay của làng Đoài.

Nhưng điều mà tác giả Dương Hướng muốn gửi gắm qua nhân vật Đào Kinh đó còn là những nỗi đau sâu kín, nỗi nhục ê chề về những lỗi lầm một thời mông muội của Đào Kinh. Phải chăng cái thói hư danh của kẻ trắng tay, ưa thích quyền lực, nhu nhược trước kẻ cầm quyền đã khoét một hố sâu vào nỗi đau, để suốt cuộc đời Kinh phải đeo đẳng, phải nhớ ghi. Bắt được quả tang cái thằng ngủ với vợ mình, cuối cùng lại phải chịu ơn nó. Một sự ngược đời. Đào Kinh không thể thoát khỏi những ám ảnh ấy.

Số phận may mắn bắt đầu mở ra cho Kinh từ lúc gặp Mai (Mai Tàu) người phụ nữ Trung Quốc, cập bến làng Đoài mua chuối kiếm kế sinh nhai. Cánh cửa cuộc đời chưa hẳn đã rộng mở, sau mười ba năm phải ngồi tù, trở lại với hai bàn tay trắng, Kinh phải bỏ bao công sức làm thuê cho mấy mẹ con bà Cháo mua lại được căn phòng. Kinh gặp lại Măng, đứa con hờ mà Kinh nuôi nấng suốt bao năm, nhiều mánh khóe trên thương trường, “mang dòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82

máu lạnh lùng chứa đầy tư tưởng bá vương”(Tr399) của Trần Tăng, có thể

quyết định được cả việc quốc gia đại sự”(Tr398) đã giúp Kinh thấm thía nhận ra: “Tất cả những người rời làng Đoài ra đi, ai cũng khấm khá"(Tr401); giống như Kinh bỏ làng ra đi là sự đoạn tuyệt với nghèo nàn, khổ nhục.

Một điều đáng chú ý là con đường Đào Kinh tiến tới là một nhà tỉ phú, không qua con đường thi cử, học hành, không phấn đấu, không rèn luyện trong một môi trường hoặc tổ chức cách mạng nào. Trường học của Kinh là nhà giam, chợ búa, bến sông... là những nơi phải thể hiện máu mặt của dân anh chị, đầy mưu mô chước quỷ để giành giật miếng ăn. Tuy nhiên, Đào Kinh đã tiến một bước xa: từ một đứa con không rõ nguồn gốc, quê hương, sống

“cầu bơ cầu bất”, Đào Kinh bỗng trở thành một “tỉ phú”; “một nhân vật

trung tâm, của thời đại” làm nên “những điều kỳ diệu trong kinh tế”. Con đường thành danh của Đào Kinh thực ra chỉ là một trong vô vàn con đường mà công cuộc đổi mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hiện đại hóa đã mở ra đầu thế kỷ XXI. Song phải nói thêm, con đường thành công hay mạt vận của mỗi con người không chỉ có vận may thôi mà còn cần đến cả ý chí làm giàu. Với Đào Kinh ngoài vận may và ý chí còn phụ thuộc khá nhiều vào sự bảo kê, tiếp tay của những kẻ có quyền, có chức như Măng và Trần Tăng. Hơn nữa, Kinh - một doanh nhân tuy “trình độ i - tờ” nhưng biết cách trả tiền xứng đáng nên trong tay có cả “một đội ngũ trí thức thứ thiệt”(Tr76)... tài giỏi thực sự, được tuyển ra từ các trường danh tiếng, và “một đội ngũ cửu vạn tinh nhuệ thông thạo

trong nhiều lĩnh vực… võ nghệ cao cường”(Tr77)

Sự lên xuống của số phận Đào Thanh Măng cũng giống như ông bố nuôi Đào Kinh và ông bố đẻ Trần Tăng, song có gì đó “mánh khóe” hơn nhiều trong số họ. Từ một cô gái “chân lấm tay bùn” làng Đoài, Măng trở thành nhân vật trung tâm của thời mở cửa, “một con điếm chính trị”, “có thể

sai khiến cả một bộ máy hoạt động theo ý đồ đen tối của mình” (Tr393, 394).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83

ghế nọ” và cũng “sẵn sàng hạ bệ tống khứ một vị bộ trưởng tài ba vào tù

hoặc về vườn”(Tr393). Đến cả Đào Kinh cũng phải thừa nhận đó “là dòng

máu bất tử của Trần Tăng đích thực” (Tr396), “Nó mà là con đẻ của ta giờ

này chắc cũng chỉ biết cắm mặt xuống đồng đất làng Đoài cày cấy mà

thôi”(Tr399). Thậm chí Đào Thanh Măng đành phải “hư hỏng ngay với kẻ

định cách chức Trần Tăng” để cứu ông và cũng là cứu lấy mối làm ăn của

mình. “Sự sa đọa do đồng tiền và quyền uy chế ngự” khiến con người đã phải đánh mất mình. Với tính cách gian ngoan, táo tợn Măng biết dựa vào quyền lực để kiếm tiền và dùng tiền để mua quyền lực. Tuy thế, ở người đàn bà này, bên cạnh sự gian ngoan, đáo để tác giả còn nhận ra ở bên trong vẫn còn “chất

quê mùa” và “tốt bụng”. “Đào Kinh nhận ra ánh mắt nó chất chứa nỗi cô

đơn buồn chán của đời sống vật chất phù hoa”(Tr403).“Dưới con mắt của

một số người dân bạc mồm thì Măng dù “đánh đĩ nhưng có lòng”.

Cùng xếp trong nhóm những nhân vật này, có lẽ đáng thương hơn cả là gia đình Đức Cường, một tư sản giàu có, có lòng yêu nước, bảo vệ cách mạng, bỗng rơi vào tận đáy của sự bất hạnh. Mỗi thân phận các cá nhân trong gia đình thương gia Đức Cường mang một nỗi đau riêng - Đó là bi kịch của chiến tranh, và từ chiến tranh chyển sang hòa bình.

Cái đau muôn thủa của chiến tranh là người có công trong chiến thắng lại chịu nhiều thiệt thòi, mất mát hơn cả. Đức Cường là một thương gia yêu nước, ông đã làm tất cả để bày tỏ lòng nhiệt tình của mình với chính quyền, với cách mạng: đã đổ xương máu, đổ tiền của mong tới ngày hòa bình; ông đào hầm tiếp tế, nuôi giấu cán bộ cách mạng; vô tư đem hiến hai nhà máy cho chính quyền thành phố mới tiếp quản những mong được cách mạng chiếu cố đến hoàn cảnh gia đình ông có con trai đi lính ngụy, đứa con gái Thương Huyền có con với người Mỹ (thực chất Thương Huyền đã phải chấp nhận ngủ với kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

Nhưng cuối cùng Thương Huyền vẫn phải chịu cảnh “đọa đày” dưới cái nhìn soi mói, áp đặt cứng nhắc của một cán bộ cách mạng “kiên định lập

trường” là Thu Cúc - con của bà vú nuôi giúp việc. Thu Cúc đã biến Thương

Huyền thành nạn nhân giữa “hai làn đạn của cả hai phía”.

Song cái đau đớn nhất, kinh hoàng nhất, dữ dằn nhất là: Gia đình Đức Cường trước 1975 giàu có bao nhiêu, đức độ bao nhiêu, kiêu hãnh, tự hào bao nhiêu thì sau 1975 đành chấp nhận trắng tay: “Hai nhà máy kinh doanh liên

tiếp thua lỗ có nguy cơ phá sản” dù giờ không còn là của ông nữa, nhưng nó

“công sức của cả đời ông đã lăn lộn với nó, giờ lâm vào cảnh lụi tàn ông

thấy đau đớn như chính mình bị mất mát những gì vô cùng quý giá”(Tr274).

“Mọi chuyện nó ào đến quá nhanh, quá bất ngờ và trớ trêu khiến ông bà Đức

Cường ngỡ ngàng”(Tr276). Và ông phải tự tử trong chính căn hầm nuôi giấu

cán bộ, để giải thoát cho mình khỏi nỗi đau trần thế; để ngày ngày khỏi phải chứng kiến cảnh trái ngang của thời cuộc, của thế thái nhân tình. Ông chấp nhận hy sinh cho con, cho cháu mà rốt cuộc không ai nói lời buông tha. Thương Huyền phải ẵm đứa con thơ dại đi vùng kinh tế mới để gương mẫu chấp hành chính sách, ông thương con mà không dám “chống chọi”; tòa nhà chính của dinh thự Đức Cường đáng lẽ phải là của con trai Đức Thịnh, ông cũng đã đem biếu bà Thu Cúc - phó Ban quân quản, để rồi ngày ngày ông vẫn phải nghe từng tiếng nạng gỗ khắc khoải, nặng nề lê từng bước, tiếng xe ba bánh của đứa con què quặt ra đường bán báo kiếm ăn. "Ông là kẻ thất bại

thảm hại nhất trên đời”; “Ông đã trở thành kẻ có tội với vợ con”(Tr279).

Ngoài các nhân vật trên, còn phải kể đến gia đình mấy mẹ con bà Cháo, Muôi, Muỗng, Thìa, vốn là thành phần cốt cán trong Cải cách ruộng đất ở làng Đoài, chịu nhiều vất vả khó khăn, ra biên giới làm ăn bằng vốn tự có trong thời mở cửa. So với đám đông các nhân vật “giàu có” ở trên, họ không phải là “đại gia” hay “tỉ phú” song “những kẻ bị coi rẻ như mẹ con bà Cháo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85

Hay “đến như Đỗ Hiền, là một kẻ phản dân hại nước, ác ôn khét tiếng

trong chính quyền ngụy mà bây giờ lại có những nghĩa cử cao đẹp lạ thường,

làm cả đường, xây cả chùa cho dân”(Tr453).

Còn Thu Cúc là nhân vật không thể không nhắc tới, với lý lịch đẹp: xuất thân thành phần cơ bản (con người vú nuôi đi ở cho ông bà Đức Cường), dù không phải là người làng Đoài, nhưng tác động của Thu Cúc là không nhỏ đối với số phận của những con người làng Đoài. Một con người góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc, tuổi trẻ “nếm mật nằm gai”; “mặt sắt

da chì” đã tự nguyện hy sinh cho một lý tưởng cách mạng cao đẹp. Sau 1975,

ông bà Đức Cường tuyên bố “ủng hộ hai mẹ con chị tòa nhà chính của dinh

thự này để cho Thu Cúc lấy chồng”(Tr277). “Cô lấy chồng ở tuổi 39, 40, làm

lên chức phó chủ tịch thành phố, có xe riêng, có biệt thự Hoa Cúc vàng bốn mùa hoa nở, bốn mùa có bồn nước với những vòi nước trắng bạc phun lên cao một màu sương khói”. Sống trong biệt thự này, mẹ Thu Cúc, người vú nuôi xưa kia cũng được nể trọng như một “mẫu hậu”. Ngược lại với Thu Cúc, sau 1975 gần kề đó, trên mảnh đất này, gia đình Đức Cường đang tan hoang, lụn bại thảm hại, gần như là đối cực với sự sung túc đầy đủ của Thu Cúc. Điều đáng nói ở đây là “con người bên trong” khó nắm bắt của Thu Cúc, nó biểu hiện ở sắc diện “lúc nào cũng khó đăm đăm”, “mặt cứ đanh lại”; cử chỉ đầy “quyền uy”; ánh mắt “gai lạnh”, đặc biệt ở lời nói, cách nói lúc nào cũng “lập trường”, “quan điểm” với những lý lẽ “tàn nhẫn” áp đặt dùng để quy kết, trói buộc con người không hề một chút tình cảm: giọng nói lúc nào cũng như “rít lên”; nghe thấy“lành lạnh” ngay cả khi “ngọt ngào”

cũng cảm thấy“rờn rợn”... Nhà văn, nhà báo Hoàng Kỳ Nam là người có điều kiện hơn cả để hiểu con người Thu Cúc; họ gặp nhau luôn để đối đầu với vấn đề số phận của Thương Huyền; Thu Cúc luôn tìm cách tách hai mẹ con Thương Huyền ra, như “cho đi vùng kinh tế mới; sang Mỹ; hay đến nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86

tan nát cả gia đình Thương Huyền”(Tr412). Ngay cả vú nuôi - mẹ Thu Cúc, dù

không máu mủ ruột rà với Thương Huyền, nhưng “bà cảm thấy có gì đó bất

nhẫn”(Tr283).

Thông qua việc xây dựng các nhân vật đa dạng về tính cách, số phận. Dương Hướng như muốn “phác thảo” chân dung một thời đại mà trong đó con người đóng những vai khác nhau trong một cuộc chơi lớn, trong những

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (TỪ BẾN KHÔNG CHỒNG ĐẾN DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 82 -82 )

×