Bi kịch Cải cách ruộng đất

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 52 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Bi kịch Cải cách ruộng đất

CCRĐ là một trong các sự kiện lớn diễn ra ở nông thôn miền Bắc trong nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Đó là đề tài từ rất lâu vẫn vắng bóng trong văn học vì động đến nó là động đến một vấn đề nhạy cảm nhất trong tâm lý của mấy thế hệ; là chỗ khó bàn, khó nói nhất trong suốt một thời gian dài văn học phấn đấu theo phương hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vì đây là một sai lầm, là một thất bại của cách mạng - và do đó Đảng đã phải sửa sai. Nhưng sự sửa sai chỉ có thể hàn gắn được một ít vết thương trên bề mặt; còn trong chiều sâu tình cảm, tâm lý con người thì nó để lại những vết thương, những di chứng không dễ hàn gắn. Do vậy trong một thời gian dài việc đi sâu vào các hậu quả của nó là điều phải tránh - vì đất nước còn chiến tranh; vì sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

khẳng định cuộc sống mới của con người mới và nâng cao tính Đảng là yêu cầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phải đến thời kì đổi mới sau 1986, văn học mới có hoàn cảnh trở lại đề tài này, để có thể cho ta một bức tranh chân thực về nông thôn như đã từng diễn ra trong lịch sử.

Trước Bến không chồng, Dương Thu Hương trong Những thiên đường (1983) và Nguyễn Ngọc Bội trong Ác mộng (1984) đã có những trang bi thảm về Cải cách ruộng đất; nhưng vì là một đề tài còn bị húy kỵ, nên tác phẩm đã rất khó khăn trong ấn hành, hoặc chịu sự soi xét khắt khe của dư luận. Đến Bến không chồng, hiện thực CCRĐ được soi trong cận cảnh, như những thước phim quay chậm, về những thảm trạng đã diễn ra, như cách quy định thành phần giai cấp, các cuộc đấu tố, các cách xử lý cường hào phản động, các cuộc tịch thu của cải của địa chủ chia cho nông dân.

Cuộc phân chia tài sản của gia đình địa chủ Hào diễn ra rầm rộ, trong khung cảnh náo nhiệt từ già đến trẻ “kẻ gánh người khiêng, kẻ đội người bê” các thứ được chia cứ nhốn nháo cả lên. Trong đó Nguyễn Vạn - người anh hùng Điện Biên có công lao lớn nhất được chia ngôi nhà của địa chủ Hào.

Lão Khi được chia chiếc cối đá thủng to tổ bố...”, “Bà Nhị được chia một

cối xay lúa; chú Đang được vại khoai khô; chị Vòng được chia bốn vại dưa muối. Có hai vại còn đầy ắp dưa cải nén vàng rộm... Mọi thứ bị tịch thu được

đem chồng chất thành đống ngổn ngang ra sân không thiếu thứ gì...” Song

cuối cùng người xúi quẩy nhất là chú Dĩ “nhà chú Dĩ ba đời đi hót cứt trâu được chia trục đá kéo lúa. Chắc nhà Dĩ tiếc buổi đi hót phân trâu nên sai hai thằng con chổng mông đẩy phía sau, trẻ con khoái chí xúm vào đẩy. Chúng vừa đẩy vừa reo hò. Chiếc trục đá lăn cồng cộc lao phăng phăng trên đường làng. Thằng anh cầm càng, tới khúc quanh mất đà, cả người lẫn trục lao ùm

xuống ao, bị cái trục đá tương đúng vào đầu phọt óc chết tươi”.

Cách phân chia tài sản như thế cho thấy một phần hiện thực cuộc sống đau lòng của làng quê Việt Nam, nơi có những số phận nổi chìm theo thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

cuộc. Kẻ bị tịch thu tài sản không hiểu vì tiếc hay do uất ức quá đã cắn lưỡi tự vấn đã đành (thằng Công con lão Hào), còn người được nhận của chia cũng chẳng được hạnh phúc trọn vẹn trong niềm vui sướng được mỗi cái trục đá kéo lúa phải đánh đổi thằng con trai lớn khôn ngoan.

Việc đấu tố địa chủ và xử lí bọn “phản động” cũng diễn ra trong không khí căng thẳng với tiếng trống dậy vang lên khắp các nẻo đường làng. “Từ bà cụ lọm khọm chống gậy, đến các chị con thơ tay bồng, tay bế dắt díu nhau cơm đùm cơm gói đổ dồn về sân đình Đông, thanh thiếu nên giương cờ, biểu

ngữ, khẩu hiệu đi trong dòng người...”. Có lẽ đau lòng hơn trong cuộc đấu tố

này là cách người ta thử thách nhau lòng trung thành với Đảng một cách u mê, trì độn, bằng cách xử lý người trong nhà hay trong họ tộc nhà mình. Để thử thách lòng trung thành của Thước với Đảng anh phải làm một việc khủng khiếp là phải bắn địa chủ Hào trong khi Thước vốn là đứa con nuôi được địa chủ Hào cưng nhất; còn đối với Nguyễn Vạn có lẽ cũng đau đớn chẳng kém khi nhiệm vụ của anh là phải bắn hai tên Xèng, Xình người cùng họ Nguyễn nhà anh. Đó được xem là nhiệm vụ của người chiến sĩ cách mạng phải tiêu diệt tận gốc rễ bọn “phản động”, bọn Quốc dân đảng.

Cũng miêu tả chuyện đấu tố địa chủ nhưng ở tác phẩm Mảnh đất lắm

người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường lại đề cập đến một góc nhìn khác

của đời sống nông thôn thông qua những tình tiết, sự kiện, qua những mẩu đối thoại rùng rợn mà bất kể ai đã trải qua hay từng nghe cũng cảm thấy xót xa. Vẫn là hình ảnh con người và miền đất thôn quê quen thuộc, làng Giếng Chùa là nơi diễn ra nhiều thảm cảnh oái oăm, mâu thuẫn xảy ra không chỉ ở các thành phần, giai cấp mà tồn tại ngay trong nội bộ gia đình họ Vũ. Thời Cải cách ruộng đất, bố Phúc là ông Vũ Đình Đại bị vu là địa chủ. Lúc ấy, Phúc là bí thư đoàn thanh niên xã, đã được kết nạp Đảng. Để tỏ rõ lòng mình không bị địa chủ nhuộm đen, Phúc đã li khai nguồn gốc xuất thân của mình. “đêm nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

trời “đả đảo bọn địa chủ cường hào ác bá" đến đặc cả tiếng. Trống đánh đến

bỏng dùi. "Rồi đoàn cổ động hô vang “đả đảo tên địa chủ bóc lột Vũ Đình

Đại! Kiên quyết đánh đổ tên địa chủ Vũ Đình Đại!”. Ầm ầm nộ khí ”. Hơn thế

Phúc còn đi theo đội Cải cách đứng lên đấu tranh tố cáo bố trước dân làng. Bởi “tên địa chủ có năm mẫu ruộng, ba trâu cày, ngày vụ thuê gần chục nhân

công làm cho nhanh”“tên Đại cũng hai bữa cơm đèn, làm quần quật như

trâu”; vì nó làm để ốp những người vô sản không có tư liệu sản xuất phải đi

làm thuê làm mướn kiếm ăn...”. Cuộc đấu tố diễn ra ngay tại sân nhà Vũ Đình

Đại. “Vợ Phúc cầm cái liềm nhảy choi choi trước mặt những kẻ bóc lột, cái mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa mổ chị vừa kể tội bọn chúng đã

bóc lột đè nén mình ra sao. Chị kể dài dòng và hay nói lắp quá ...”. Đến lượt

mình, Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:

"- Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông !"

Lời nói gió bay, nhưng nó lại là những lời như đóng dấu chàm vào trí não mọi người, đến bây giờ người ta vẫn nhớ như in những câu đối đáp của bố con ông Đại - Phúc trong buổi đấu tố ấy.

Cách xây dựng nhân vật Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường gần giống với cách Dương Hướng miêu tả nhân vật Ngô Quất trong tiểu thuyết Bóng đêm và mặt trời. Xuất phát từ lợi ích bản thân, cùng cái nhìn sai lệch trong cải cách mà Ngô Quất đã tách mình ra khỏi gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ bóc lột, đã nuôi sống Ngô Quất qua những ngày đói rét.

Quất đã có thái độ quyết liệt đấu tranh dũng cảm lắm mới tách được bản thân ra khỏi thành phần địa chủ của gia đình để đứng hẳn về phía những người chỉ tay vào mặt bố vạch ra cái tội làm giàu của ông ta. Ôi vạch tội người đẻ ra mình dễ mấy ai làm được. Cái kiểu làm giàu của bố mẹ Quất cũng lạ lùng lắm, thế gian ít người dám nghĩ đến... Cái làng Gồi của Quất ai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

mà không biết bố mẹ Quất, tức là vợ chồng tên địa chủ Cam giàu lên bắt đầu từ cái nghề gắp cứt, dân làng Gồi gọi là nghề “mủi sung”... tất cả cũng tại cái đói... thế là bố mẹ Quất phải liều...". Địa chủ Cam bị xử tội chết vì “nhiều ruộng nhất làng Gồi, nhiều trâu nhất làng Gồi, ao to nhất làng Gồi, nhiều

người làm thuê nhất làng Gồi lại thêm một tội buôn bán lớn nhất làng Gồi".

Vì thế Ngô Quất khi đấu tố chỉ tay vào mặt bố, quát:

"- Tên địa chủ già kia, mày có biết ai đang đứng trước mắt mày không? - Bẩm ông, con bị mù không nhìn thấy nhưng nghe tiếng ông con nhận ra ông là Ngô Quất do chính con đã đẻ ra ông đấy ạ.

- Mày có chịu nhận tội đã bóc lột ông bà nông dân, tội buôn bán?

- Dạ bẩm ông, con không bóc lột mà chỉ muốn là ông bà nông dân làm cho con để có gạo ăn khỏi chết đói đó thôi ạ ...

-Láo! Mày ngoan cố. Chính mày đã quá tham làm nên mới bị mù. Mày không thấy điều đó sao?.

- Bẩm ông! Điều ấy thì ông nói đúng. Đúng là bây giờ con bị mù, vì ngày xưa con đau mắt mà vẫn phải đi gắp cứt để bán lấy tiền đong gạo nuôi ông đấy ạ...".

Qua một vài cặp thoại trên cho ta thấy, tính chất mâu thuẫn giai cấp đã dâng lên đỉnh điểm, những trường đoạn, những màn đấu trí tàn bạo, sẵn sàng chà đạp lên tình huyết thống một cách mù quáng, ở đó chỉ tồn tại sự vị kỷ độc đoán, quan hệ giữa người với người tàn bạo hơn cả loài dã thú, nguy hại hơn họ là kẻ đại diện, nhân danh công lý mà ngang nhiên áp đặt mọi suy nghĩ của mình lên người khác. Bởi vậy cái thảm kịch mà địa chủ Cam phải nhận là cái cách người ta xử tội ông cụ theo sáng kiến mới: treo cổ cụ bằng phương pháp “gầu sòng”. Điều đáng nói ở đây, đó lại là sáng kiến của chính Ngô Quất - con trai cụ, được áp dụng để xử tội những tên tội phạm, thì giờ đây được đem ra để xử tử chính bố đẻ của hắn.

Với ba tác phẩm tiêu biểu trên, hiện thực nông thôn thời CCRĐ với những mảng sáng, tối hiện lên rõ nét, một hiện thực mới mẻ, đầy ấn tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

góp phần khôi phục lại diện mạo trung thực của một thời đã qua, sau hơn nửa thế kỉ bị khuất lấp...

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG (Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI) (Trang 52 - 57)