Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác Lênin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 67 - 74)

Cùng với đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là khâu cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy vai trò giảng

dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên.

Phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin tất yếu phải tuân thủ những yêu cầu của phương pháp sư phạm. Đồng thời, với tính cách là phương pháp giảng dạy bộ môn, nó có những đặc trưng riêng phụ thuộc vào đối tượng dạy học, mục đích, yêu cầu của môn học…

Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên lý luận dạy học mới được gọi là “công nghệ giáo dục - dạy học”. Đây là cuộc cách mạng trong giáo dục - dạy học đặc trưng bởi sự biến đổi sâu sắc trên tất cả mọi khâu: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, chủ thể dạy và học.

Đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường là đòi hỏi tất yếu khách quan, xuất phát từ sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức khoa học, sự xuất hiện nhiều lĩnh vực tri thức khoa học mới. Những biến đổi sâu sắc trong các trường Đại học, Cao đẳng như mở rộng quy mô đào tạo, xu hướng chuyển dần sang đào tạo tín chỉ… đã tác động đến hoạt động giảng dạy, đòi hỏi thay đổi cách dạy của giảng viên.

Hiện nay, để đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, theo chúng tôi cần tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, đổi mới phương pháp giảng dạy. Khi đổi mới phương pháp giảng dạy tất yếu phải quán triệt yêu cầu phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học là tạo mọi điều kiện để cho người học - cái đối tượng, cái trung tâm - phát triển trí tuệ, trí thông minh của mình. Muốn vậy cần chuyển giảng dạy theo hướng lấy người học là trung tâm, còn giảng viên đóng vai trò là người tổ chức quá trình dạy học. Đặt người học ở trung tâm của hệ thống giáo dục là làm cho người học tự hiểu mình hơn, hiểu môi trường giáo dục và môi trường lao động và có khả năng tự lựa chọn. Dạy học lấy người học làm trung tâm nhằm mục đích tích cực hoá quá trình dạy học, phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực tự lực, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học có tác dụng khơi dậy, phát huy tiềm năng trí tuệ của con người nói chung, tiềm năng sinh viên

nói riêng là vô cùng, vô tận và hết sức đa dạng, phong phú. Vì thế, cần biết cách khai thác, bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển nó. Để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giảng viên phải chịu khó tìm tòi suy nghĩ, biết đặt ra những câu hỏi hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề và một không khí học tập sôi nổi, cuốn hút, thoải mái. Giảng viên cần tạo dựng cho sinh viên sự say mê, lòng ham học và phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cần dạy cho sinh viên không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học tập mà trong đó cốt lõi là phương pháp tự học. Mục đích dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà điều quan trọng hơn là rèn luyện cho người học cách học, cách tổ chức và thực hiện quá trình học tập một cách có hiệu quả nhất.

Nhằm giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên, trong quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, giảng viên nhất thiết phải rèn luyện cho họ năng lực vận dụng phương pháp luận. Ở đây, cách thức hoạt động của giảng viên không những nhằm truyền thụ kiến thức cơ bản cho sinh viên, mà còn phải làm cho người học có thể vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, nghiên cứu chuyên ngành và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy giảng viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học như: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, lấy vị dụ chứng minh, thảo luận nhóm… kết hợp với sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học để hấp dẫn sinh viên.

Hai là, đổi mới phương pháp thảo luận. Thảo luận là hình thức cơ bản, hết sức thiết thực đối với sinh viên và nếu giảng viên có được phương pháp tốt sẽ phát huy được hiệu quả trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Trong quá trình đổi mới giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động tự nghiên cứu và thảo luận rất được coi trọng, chiếm 1/2 tổng số tiết của chương trình. Khi các môn lý luận chính trị được xây dựng thành 3 môn và các trường Đại học, Cao đẳng đang chuyển dần sang hình thức đào tạo tín chỉ, số tiết dành cho thảo luận, bài tập, thực hành và tự học của sinh viên nhiều hơn số tiết lý thuyết. Vì vậy, giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin cần chú trọng đổi mới nội dung, cũng như cách thức thảo luận. Để có được giờ thảo luận thực sự mang lại hiệu quả, cần phải làm tốt các khâu, các bước tiến hành như chuẩn bị đề cương và tổ chức thảo luận.

Chuẩn bị đề cương thảo luận là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lưuợng giờ thảo luận vì chính khâu này buộc người học phải nghiên cứu và xử lý tài liệu, vận dụng tổng hợp những tri thức để trình bày, phân tích, luận chứng các vấn đề nêu ra. Do đó, các vấn đề người học chuẩn bị cho giờ thảo luận phải là những vấn đề mà họ cảm thấy khó, còn băn khoăn, gây nhiều tranh cãi, đồng thời có tác dụng củng cố, mở rộng kiến thức và rèn luyện năng lực vận dụng các nguyên lý, phạm trù, quy luật để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn. Giảng viên cần hướng dẫn, giúp đỡ và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị đề cương của sinh viên; phân bổ thời gian hợp lý và giới thiệu cho người học những tài liệu cần thiết phục vụ cho các chủ đề thảo luận.

Tổ chức thảo luận trên lớp là khâu có tính chất quyết định đối với chất lượng, hiệu quả thảo luận. Để làm tốt khâu này, trước hết phải làm tốt việc tổ chức lớp học, chia thành các nhóm nhỏ và cử ra một nhóm trưởng để duy trì thảo luận, đồng thời ghi lại, tổng hợp lại những ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Trong giờ thảo luận, giảng viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, còn sinh viên là người trình bày, tranh luận vấn đề, do đó, lời dẫn vào đề của giảng viên yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, làm nổi bật trọng tâm. Để không khí buổi thảo luận trở nên sôi nổi, lôi cuốn mọi người tham gia, cần có những sinh viên mở đầu và tạo ra những tình huống có vấn đề. Người thầy giỏi là phải biết đặt ra những câu hỏi, tạo ra những tình huống buộc mọi người phải tham gia, phải suy nghĩ, tìm tòi. Trong quá trình thảo luận, giảng viên phải theo dõi các ý kiến của sinh viên để nắm được quan niệm đúng, sai của họ và để tránh tình trạng đi xa, chệch các vấn đề cần thảo luận. Cần phát hiện và uốn nắn kịp thời cách tiếp cận vấn đề mang tính máy móc, phiến diện, giáo điều … của sinh viên.

Kết thúc buổi thảo luận, ngoài việc tổng kết những ý kiến xung quanh chủ đề thảo luận, giảng viên còn phải giải đáp những khúc mắc của sinh viên, đồng thời gợi mở vấn đề để sinh viên tiếp tục nghiên cứu.

Để có được những buổi thảo luận thực sự có hiệu quả, đòi hỏi thầy và trò phải nỗ lực cao, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Người thầy phải thật sự tâm huyết với

nghề, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, làm chủ kiến thức và có phương pháp sư phạm tốt.

Ba là, đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong hoạt động giảng dạy, ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và phương pháp học tập của sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện hiện mục tiêu, yêu cầu giảng dạy. Đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần hướng tới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Phương thức đánh giá kết quả nhằm thực hiện yêu cầu: giúp người học vừa củng cố, vừa mở rộng kiến thức; điều chỉnh kịp thời những nhận thức sai lầm, đặc biệt là cách tư duy máy móc, rập khuôn, phiến diện… Thông qua đánh giá kết quả học tập của sinh viên, rèn cho họ năng lực vận dụng lý luận, phương pháp luận biện chứng duy vật để học tập, nghiên cứu chuyên ngành và phân tích các vấn đề thực tiễn.

Hình thức thi có thể là thi tự luận, vấn đáp, hoặc kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm (theo hướng kết cấu của một đề thi cần phải có 60% phần tự luận và 40% phần trắc nghiệm), đặc biệt tăng cường cho sinh viên viết tiểu luận.

Các khâu này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Đặc biệt muốn đổi mới có hiệu quả các trường phải đầu tư cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng yêu phương pháp giảng dạy hiện đại này.

Ngoài ra trong quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin chúng ta phải kết hợp học chính khoá trên lớp với các hình thức ngoại khoá, giúp cho sinh viên kiểm chứng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực tiễn qua đây củng cố những kiến thức đã học.

2.3.4. Nâng cao khả năng tự giáo dục, rèn luyện của sinh viên

Giáo dục là hai mặt thống nhất biện chứng trong một quá trình, một mặt là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng được giáo dục, mặt khác là thông qua sự tác động này đối tượng tự biến đổi bản thân, tự hoàn thiện nâng cao mình lên qua giáo dục. Sinh viên với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức được giáo dục sẽ lĩnh hội những giá trị trong nội dung giáo dục, biến nó thành những nguyên tắc định hướng chi phối suy nghĩ

và hành động của chính mình để tự hoàn thiện nhân cách của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Tự giáo dục hay nói cách khác là việc biến “quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục” là khâu quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội đòi hỏi mỗi sinh viên phải biết tự nỗ lực phát huy cao độ tính tích cực, chủ động trong tự giáo dục, trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong giác ngộ tư tưởng chính trị. Nâng cao khả năng tự giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên chính là tạo ra những điều kiện tinh thần tốt nhất để nhân cách sinh viên có thể “đề kháng” được những tác động mặt trái của xã hội và những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, những kích động hàng ngày hàng giờ đến sinh viên ở Tây Nguyên, đặc biệt là sinh viên người dân tộc thiểu số, nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta.

Để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, một thế giới quan khoa học, một lý tưởng sống cao đẹp, thì vấn đề cơ bản, quyết định nhất là quá trình tự trau dồi, rèn luyện của chính bản thân sinh viên. Không ai có thể làm thay, nghĩ thay cho sinh viên được. Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nói:

Để biến lý tưởng và hoài bão thành hiện thực, học sinh, sinh viên hôm nay - trí thức của ngày mai cần hiểu rõ tình hình đất nước và nhiệm vụ cách mạng, xây dựng niềm tin, xác định trách nhiệm gắn học với hành, gắn lý thuyết với thực tế, trau dồi bản lĩnh đạo đức, tu dưỡng lập thân, gắn lợi ích của mình với lợi ích và tương lai của dân tộc, tham gia vào hoạt động xã hội, hoà mình vào cuộc sống của nhân dân, trở thành tri thức của chế độ mới [57, tr.5].

Tự giáo dục ở đây không chỉ đòi hỏi sinh viên một thái độ tự học nghiêm túc, tích cực mà còn phải có mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn để hoàn thiện chính mình đúng với những yêu cầu mà sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta yêu cầu. Tự giáo dục nó đòi hỏi sinh viên phải có thái độ nghiêm túc đối với bản thân trong việc đánh giá, nhận xét về mọi hành vi của mình và chịu trách nhiệm trước những kết quả của những

hành vi đó. Trong quá trình tự giáo dục, mỗi sinh viên phải luôn thực hiện phê bình và tự phê bình để kịp thời cùng tổ chức uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đồng thời đây cũng là cơ hội để sinh viên bày tỏ thái độ, nguyện vọng của mình giúp cho sự tác động của chủ thể giáo dục và quá trình tự giáo dục của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn. Tự giáo dục là quá trình “tự thân” vậy nên nó đòi hỏi sinh viên phải có một nghị lực, ý chí quyết tâm cao để chiến thắng được bản thân mình, không gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và tâm lý hưởng thụ tầm thường của con người, nhất là trong giai đoạn hiện nay xã hội đang có những biến động trong nhận thức về định hướng giá trị xã hội.

Thế giới quan duy vật biện chứng không phải là cái sẵn có ở mỗi con người, mà nó chỉ thể được hình thành, hoàn thiện thông qua quá trình giáo dục, sự đấu tranh rèn luyện trong tự giáo dục hàng ngày của mỗi sinh viên. Để củng cố và khẳng định mình có một thế giới quan duy vật biện chứng thì không chỉ dừng lại ở việc nhận thức chung chung, cảm tính mà mỗi sinh viên phải từng bước hiện thực hoá nó trong cuộc sống thông qua những hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội của mình.

Chính vì vậy, tính tự giáo dục của sinh viên còn được thể hiện rõ trong việc tích cực tham gia các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên và của các tổ chức khác phát động. Thông qua những hoạt động thực tiễn này sinh viên sẽ được rèn luyện và trưởng thành hơn rất nhiều qua đó củng cố được niềm tin vào chính bản thân mình và có một bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi thử thách và khó khăn của cuộc sống, trước những kích động lôi kéo của các thế lực thù địch, có khả năng chống lại những luận điểm sai trái và tuyên truyền đấu tranh chống lại cái gọi là “nhà nước Đê-Ga tự trị” ở Tây Nguyên.

Trên thực tế có rất nhiều sinh viên khi đang còn học tập, nghiên cứu ở trường, đã xác định được động cơ học tập và lý tưởng sống cao đẹp nhưng khi ra trường lại tỏ ra thụ động dễ bị lôi kéo, sa ngã chính bởi họ không được thử thách rèn luyện trong môi trường xã hội và với những hoạt động thực tiễn. Vì vậy hơn bao giờ hết, chúng ta phải tạo ra điều kiện thuận lợi giúp sinh viên có cơ hội cọ sát, thể hiện mình vươn lên trong cuộc sống. Tính tự giác, chủ động tự giáo dục tự rèn luyện của sinh viên chính là con

đường ngắn nhất để hình thành ở họ một thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 67 - 74)