TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
2.1.1. Khái quát về thái độ chính trị, lối sống của sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay hiện nay
Hiện nay ở Tây Nguyên có trên 10 Đại học, Cao đẳng với hơn 20.000 sinh viên hệ chính quy đang học tập, nghiên cứu. Qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ở ĐăkLăk thu được kết quả như sau:
- Về nhận thức, thái độ của sinh viên về nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên trước tiên thể hiện ở sự nhận thức, thái độ về nhiệm vụ chính trị của họ là học tập, rèn luyện để ngày mai lập nghiệp. Sinh viên có nhận thức, thái độ chính trị tích cực là phải phát huy cao độ được truyền thống hiếu học của dân tộc, luôn chủ động tích cực, khắc phục khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên trong học tập và rèn luyện để trở thành những trí thức trẻ có tư duy độc lập, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lao động khoa học, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học có giá trị phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Qua khảo sát cho thấy, bên cạnh số đông sinh viên tích cực học tập và rèn luyện, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, có hoài bão, phấn đấu học tập vì ngày mai lập nghiệp thì còn một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chưa xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình, lười học, ngại phấn đấu. Khi được hỏi bạn quan tâm đến vấn đề gì nhiều nhất, kết quả: quan tâm đến vấn đề việc làm sau khi ra trường chiếm 44,8%; giải trí chiếm 27,7%; học tập chính khoá chiếm 25,1%; nghề nghiệp tương lai chiếm 22,3%.
Khi được hỏi, bạn đánh giá như thế nào về thái độ của sinh viên trường bạn trong việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin, kết quả: bình thường chiếm 46,2%; nghiêm túc chiếm 36%; không nghiêm túc chiếm 17%; rất nghiêm túc chiếm 0,8%. Điều này cho thấy sinh viên Tây Nguyên hiện nay, nhiều sinh viên đã có ý
thức vươn lên với mục tiêu lĩnh hội sự giáo dục toàn diện, họ đã bắt đầu lo lắng đến kết quả học tập không chỉ các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo mà còn cả các môn khoa học Mác - Lênin. Họ có ý thức lập thân lập nghiệp, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức. Nhiều sinh viên đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu sâu những nội dung của các môn khoa học Mác - Lênin, tìm hiểu về đường lối chủ trương của Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một lực lượng khá lớn chưa thấy được sự cần thiết phải học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Họ cho đó là những môn học bắt buộc, mang tính chính trị khô cứng mà chưa thấy được vai trò chi phối của lý luận Mác - Lênin đối với tư duy khoa học, chưa thấy được sự yếu kém của nhận thức lý luận sẽ hạn chế khả năng phát triển tài năng. Vì vậy, sinh viên chỉ quan tâm học các môn khoa học này vào kỳ thi và có quan niệm rằng kết quả thi chỉ cần 5 điểm là đủ. Xuất phát từ tinh thần thái độ học tập như vậy nên nhiều sinh viên không chuẩn bị bài trước khi lên lớp, ở lớp thì không tham gia phát biểu xây dựng bài, thậm chí không tập trung khi giảng viên thuyết trình. Thái độ học tập không tích cực này đã gây nên tác động đếm tâm lý của giảng viên, gây ức chế, làm giảm sự nhiệt huyết và khả năng sáng tạo của giảng viên.
Từ đó cho thấy rằng một bộ phận không nhỏ sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay chưa hoàn toàn yên tâm với việc học tập, rèn luyện mà nỗi lo thường trực của họ là vấn đề ra trường làm gì, làm ở đâu.
- Về niềm tin của sinh viên vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua đã tác động tích cực đến nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên, kết quả khảo sát cho thấy: rất tin tưởng chiếm 52%; khó trả lời chiếm 30%; không tin tưởng chiếm 18%. Bên cạnh đó thì đa số sinh viên còn băn khoăn lo lắng vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, như: vấn đề tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, nạn tham nhũng chưa được giải quyết, sự thiếu gương mẫu của người đảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của sinh viên.
Thực tế này rất đáng chú ý, khiến chúng ta phải suy nghĩ, bởi đây là những lo lắng hoàn toàn chính đáng của sinh viên. Nếu chúng ta không tập trung giải quyết triệt để những băn khoăn này của sinh viên thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng sẽ khó có hiệu quả.
- Về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, qua phỏng vấn nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên cho thấy, đa số ý kiến trao đổi mong muốn các trường cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy chất lượng hơn, gắn với yêu cầu của thị trường lao động. Điều kiện phương tiện, tài liệu học học tập còn ít và cũ. Nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên thường liên quan đến những vấn đề sinh viên quan tâm nhất hàng ngày. Bên cạnh nguyện vọng việc làm sau khi ra trường, sinh viên viên còn mong đợi cuộc sống được cải thiện hơn. Thực trạng điều kiện sống tạm bợ của sinh viên thuê nhà trọ, cuộc sống thiếu thốn, điều kiện học tập của sinh viên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tới hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng.
- Về lối sống của sinh viên biên hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Qua tìm hiểu trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên cho thấy: các biểu hiện tích cực trong sinh hoạt hàng ngày được sinh viên đánh giá ở mức phổ biến nhất là hiện nay sinh viên có ý chí phấn đấu trong cuộc sống, sống có định hướng, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, trung thực lành mạnh. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận sinh viên sống ngại gian khổ, thiếu định hướng, thiếu lý tưởng, thực dụng, buông thả, chờ may rủi của số phận, có biểu hiện mê tín dị đoan.