Tạo môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 61 - 63)

và tinh thần cho sinh viên

Muốn giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên đạt hiệu quả cao nhất, vấn đề hết sức quan trọng là phải tạo lập một môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh. Môi trường kinh tế, xã hội được coi là lành mạnh, trong sạch khi ở đó sự phát triển của kinh tế không kìm hãm sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, không triệt tiêu và phủ định lẫn nhau. Phát triển kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, sự phát triển của kinh tế phải là tiền đề vật chất cho sự phát triển con người, phát triển xã hội. Bởi vì môi trường sống, điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, lối sống tình cảm, sự hình thành nhân cách của con người. Trong

tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “con người tạo ra hoàn

cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”.

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội phải đấu tranh loại bỏ những hiện tượng, những biểu hiện xấu đang đối lập với thế giới quan duy vật biện chứng. Cần phải có những chính sách hợp lý để làm tốt công tác làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là nhân tố cực kỳ thiết thực để tạo niềm tin ở sinh viên vào Đảng vào chế độ từ đó hình thành lý tưởng sống vì mục tiêu của Đảng.

Trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên cần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong học tập, thi cử, trong quan hệ thầy trò, chống sự thâm nhập của các tệ nạn xã hội, lối sống thiếu lành mạnh. Để tạo niềm tin của sinh viên vào công bằng xã hội, vào kỷ cương phép nước trong nhà trường. Cần phát huy tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, giáo viên ở các trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện chủ trương lớn của Bộ Giáo dục - Đào tạo là “học sinh tích cực, xây dựng trường học thân thiện”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động “không tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên đòi hỏi phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên. Chúng ta sẽ không thu được một kết quả tốt đẹp khi giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nếu như những vấn đề cấp bách của tuổi trẻ chưa được giải quyết và chú trọng.

Như hiện nay, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường là một vấn đề hết sức nan giải, nhiều sinh viên ra trường đã nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm, hoặc phải đi làm “trái nghề”. Cùng với giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường thì vấn đề thiết thực nhất, trực tiếp hàng ngày của sinh viên cần được đáp ứng chính là điều kiện ăn, ở, học tập, nghiên cứu khoa học.

Trên thực tế các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và chỗ ở cho sinh viên chưa đáp ứng, thậm chí ở một số trường vừa thiếu, vừa quá lạc hậu… thư viện hay chỉ đơn thuần là “kho chứa sách”, thiếu nhiều đầu sách cần thiết, trang bị nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu; ký túc xá sinh viên thiếu hẳn những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu; khu vui chơi giải trí cho sinh viên nội trú hầu như không có. Ký túc xá sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên, quỹ phòng ở thừa nhưng sinh viên lại không muốn vào ở, một trong những nguyên nhân chính đó là điều kiện sinh hoạt tinh thần hầu như không có gì nên phần lớn sinh viên thuê nhà trọ ở bên ngoài. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, dễ xảy ra hiện tượng

sinh viên lười học, tụ tập chơi bời, tham gia vào các tệ nạn xã hội. Muốn khắc phục được những điểm này thì việc tạo lập điều kiện sinh hoạt tốt và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở ký túc xá sinh viên là việc làm thiết thực nhất ở các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên hiện nay.

Ngoài ra, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện những chủ trương, chính sách phù hợp hơn để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng đống bào dân tộc thiểu số. Khi đời sống vất chất và tinh thần của các buôn làng được cải thiện, được nâng lên, được hoàn thiện các thiết chế văn hoá. Đó là những điều kiện để khắc phục dần những tập tục và hủ tục, tạo ra một không gian – xã hội cho nhóm sinh viên dân tộc thiểu số có cơ hội để thể nghiệm và hoàn thiện thế giới quan mới đã được trang bị trong nhà trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 61 - 63)