Mác - Lênin và cán bộ làm công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên còn nhiều bất cập
Thứ nhất, lượng và chất của khối giảng viên chuyên trách còn bất cập với yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá làm gia tăng sự gắn kết, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội toàn thế giới trong quá trình phát triển của nó. Để hội nhập, phát triển mà không bị “ôhoà tan” trước xu hướng toàn cầu hoá, không những cần phải phát triển khoa học công nghệ hiện đại, giáo dục tiên tiến, mà còn phải giáo dục, xây dựng lập trường quan điểm giai cấp công nhân vững vàng, xây dựng niềm tin sâu sắc vào những lý tưởng cao đẹp, cơ sở khoa học xác đáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực, đạo đức lẫn tài năng; cần xây dựng con người có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một nhiệm vụ nặng nề đối với ngành giáo dục - đào tạo hiện nay. Đặc biệt đối với công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhà trường, như đã chỉ ra ở trên đó là đang còn nhiều nghịch lý giữa lý luận và thực tiễn. Đây là trở ngại lớn nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo chúng tôi để giải quyết được khó khăn đó thì đòi hỏi cấp
thiết như là điều kiện cần, đó là phải xây dựng được đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giáo dục - Đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên đã chú ý đến việc đảm bảo tăng cường về số lượng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tuyển ngoài hoặc một số trường chọn những sinh viên có học lực khá ở các ngành khác cho đi học văn bằng hai chuyên ngành Mác - Lênin.
Qua khảo sát một số trường chúng tôi có nhận định rằng: ở các trường Đại học, Cao đẳng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin chất lượng còn thấp so với các khu vực khác. Có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là ở các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên nhất là các trường Cao đẳng trực thuộc Sở và Uỷ ban nhân dân tỉnh cơ sở vật chất còn thiếu, các tỉnh thì chưa có những chính sách cụ thể để thu hút được những giảng viên giỏi về công tác. Sinh viên giỏi ra trường nhất định không lên Tây Nguyên công tác. Chẳng hạn, trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên hiện tại chỉ có hai giảng viên Mác - Lênin nhưng cũng chỉ là kiêm nhiệm; ở trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk có những giảng viên phải giảng dạy đến năm môn. Từ đó có thể nhận thấy rằng việc nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay thực sự là một công việc khó khăn.
Người giáo viên Mác - Lênin ngoài việc có phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị vững vàng, cũng cần có hiểu biết nhất định về các khoa học khác, am hiểu về những thành tựu của khoa học hiện đại, để chứng minh cho những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin - cơ sở để hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Muốn vậy thì giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Năng lực của giảng viên Mác - Lênin Tây Nguyên hiện nay còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, về phương pháp, về trình độ ngoại ngữ và tin học. Cũng do vậy, chất lượng giảng dạy của họ còn thấp. Có những nội dung của môn học ngay giảng viên cũng chưa hiểu hết nội dung và ý nghĩa thực tiễn của nó, nên nhiều khi còn lúng túng, truyền đạt sai kiến thức cơ bản gây ra sự nghi ngờ trong sinh viên. Có một số sinh viên coi thường môn học, không muốn đến lớp nghe giảng. Đối với
những giảng viên trẻ, còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, khả năng tổng kết thực tiễn chưa cao nên quá trình giảng dạy chủ yếu là truyền đạt những nguyên lý được ghi trong giáo trình, không gắn tri thức của bài giảng với những vấn đề kinh tế - xã hội, thực tiễn trong nước và trên thế giới. Chính vì vậy, sinh viên không nắm được bài, không hiểu bài, không có tình cảm khi học các môn khoa học Mác – Lênin. Theo đó, hiệu quả giáo dục chưa cao,.
Mặt khác, hiện tại một số trường ở Tây Nguyên đang chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ đây là bước chuyển đòi hỏi phải thay đổi phương pháp giảng dạy, vì bản chất của học tín chỉ là cá nhân hoá việc học tập, số giờ lên lớp lý thuyết sẽ giảm đi so với đào tạo niên chế (khoảng 1/3), số giờ tự học sẽ tăng lên. Đây là vấn đề rất mới, nên chúng tôi nghĩ rằng bước đầu thực hiện chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn đồi với giảng viên nói chung và giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin nói riêng.
Thứ hai, sức thu hút của các tổ chức thanh niên – sinh viên chưa cao.
Các tổ chức này hiện là một chủ thể quan trọng trong giáo dục sinh viên. Sự nghiệp đổi và hội nhập thế giới đưa đến sự phát triển của xã hội về mọi mặt trong đời sống, nhu cầu của sinh viên đòi hỏi với tổ chức đoàn cũng cao hơn như: về nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhu cầu hưởng thụ văn hoá. Để tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thực sự tạo ra một “sân chơi” bổ ích cho sinh viên trong hoàn cảnh mới này đòi hỏi phải có một đội ngũ làm công tác Đoàn, Hội phải thực sự có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khả năng tập hợp thanh niên. Mặt khác, quá trình đổi mới và hội nhập thế giới này cũng đang tác động tiêu cực đến sinh viên như: ngại tham gia hoạt động Đoàn thể, sống buông thả, thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, sống thiếu lý tưởng, đua đòi. Một số loại hình nghệ thuật cổ như chèo, tuồng, kịch nói, kịch câm ít được sinh viên quan tâm do tiết tấu chậm, không phù hợp với nhịp sống nhanh, sôi động của tuổi trẻ. Do vậy, muốn tập hợp được thanh niên, giáo dục cho họ sống có lý tưởng cao đẹp, cần phải có đội ngũ cán bộ đoàn thật sự tâm huyết, nhiệt huyết, có hiểu biết rộng, năng lực tổ chức tốt.
Hơn nữa, hiện nay một số trường Cao đẳng, Đại học ở Tây Nguyên đang chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Theo hình thức đào tạo này hệ thống các
chi đoàn, chi hội truyền thống sẽ dễ bị tan rã. Bởi vì, đào tạo theo học chế tín chỉ, lớp học được tổ chức theo học phần, sinh viên đăng ký học các học phần ở đầu mỗi học kỳ. Một tổ chức Đoàn, Hội muốn hoạt động có hiệu quả phải có các chi đoàn, chi hội như những “pháo đài”, là nơi trực tiếp triển khai Nghị quyết của Đoàn, Hội cấp trên đến từng đoàn viên, hội viên. Nhiều trường hiện nay, các tổ chức này chưa thật sự là nơi tập hợp được nhiều nhất sinh viên, thậm chí có nơi mang nặng tính hình thức. Đây thực sự là vấn đề tổ chức đang đặt ra cho nhiều trường.