Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý và truyền thống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 37 - 40)

Các dân tộc Tây Nguyên quan niệm truyền thống là những di tồn xã hội, sức mạnh của tập quán được hình thành từ “khai thiên lập địa” và được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến hôm nay.

Tâm lý của người Tây Nguyên không tách rời truyền thống của họ, nó in đậm trong các phong tục tập quán, trong lễ hội, trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và các yếu tố tâm lý ấy cũng ảnh hưởng đến thế giới quan và việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên.

Sống trên một vùng cao nguyên rộng lớn, các dân tộc Tây nguyên từ ngàn xưa đã biết phát rừng, đốt rẫy, trồng lúa, trồng ngô…, biết đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Với núi cao rừng thẳm, đất rộng người thưa, trình độ làm chủ của con

người còn hạn chế đã hình thành tập quán du canh, du cư, tập quán đó cứ tồn tại và truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên tâm lý “ỷ lại” núi rừng, “nay đây mai đó”.

Xã hội Tây Nguyên cổ truyền tổ chức theo chế độ mẫu hệ và đã in đậm vào truyền thống, tâm lý, phong tục tập quán của người Tây Nguyên. Trong hội mùa, đồng bào thường gọi thần núi, thần sông, thần nương rẫy, thần lúa, thần ngô…đều là bà Pap Pôm. Phong tục của người GiaRai, BaNa, ÊĐê… con cái tính theo dòng mẹ, lấy họ mẹ. Trong hôn nhân, con gái đóng vai trò chủ động. Nếu như ở người Kinh trước đây con gái phải thực hiện “tam tòng” thì ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì ngược lại, con gái bắt chồng, cưới chồng, cưới xong thì con trai xuất giá, rời bỏ cha mẹ, anh em; và nếu vợ chết thì lấy em gái vợ làm vợ. Trong cuộc sống, vai trò của người phụ nữ trở thành chính yếu, từ việc nắm giữ kinh tế, đến nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống đều đặt lên vai người phụ nữ. Người đàn ông chủ yếu lo nương rẫy và làm nhiệm vụ “tái sản xuất dân cư”. Sự phân công xã hội từ bản sắc văn hoá cộng đồng ít nhiều ảnh hưởng đến nhân cách của con người trong hiện tại cả hai chiều thuận nghịch - tâm lý thụ động, tự ti và bao dung hoà đồng.

Xã hội Tây Nguyên trước đây chưa biết đến giai cấp, nhà nước quốc gia, chưa biết đến đồng tiền, buôn bán. Họ sống quây quần trong làng mà đồng bào thường gọi là Buôn, Plei, Boon… tuỳ theo tiếng nói của từng dân tộc. Có thể nói làng đơn vị xã hội cao nhất của người Tây Nguyên cổ truyền. Làng, rừng, nương rẫy là nền tảng chung của đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên. Tình đoàn kết cộng đồng làng thể hiện rất sâu đậm và được cố kết trên công bằng nguyên sơ. Họ quan niệm “sống sao thác vậy”, sống cùng ăn chung, uống chung thì chết cũng chôn chung. Con trâu khi còn sống là của riêng một nhà, nhưng khi giết thịt tạ ơn trời thì nó lại là cái chung của cả làng. Trong làng không có người cai trị, toàn thể cộng đồng tự vận hành theo tục lệ của làng - lệ tục bao gồm toàn bộ những quy ước được cộng đồng chấp nhận mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự bình yên cho cộng đồng, ai làm trái sẽ bị xử phạt để tạ lỗi thần linh, tạ lỗi người bị hại và tạ lỗi cộng đồng. Người Tây Nguyên ghét nhất là tội làm trái lệ tục. Sự xử phạt của người Tây Nguyên thường dựa trên tinh thần tự nguyện, nếu có một người nào đó chưa tự nguyện thì

cũng dựa vào dư luận của cộng đồng để thuyết phục. Để thực hiện các quy ước theo lệ tục của làng, tuy không có người cai trị, nhưng những người nào hiểu biết lệ tục hơn, nắm chắc tình hình của làng, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và đời sống thì được cộng đồng tôn lên làm vai trò “trọng tài” mà người Tây Nguyên thường gọi là “già làng”. Già làng không có quyền lực, đặc quyền, đặc lợi mà duy nhất chỉ có uy tín tinh thần gần như tuyệt đối. Yếu tố truyền thống này tạo nên ý thức cộng đồng bao giờ cũng là tính trội so với ý thức sống và làm việc theo pháp luật.

Nói đến truyền thống các dân tộc Tây Nguyên còn phải đề cập đến lòng yêu nước nồng nàn, ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những cái tên như Bản Đôn, ngục Kon Tum, đường mòn Hồ Chí Minh; những trận thắng vang dội như Buôn Ma Thuột, Đắc Tô, Tân Cảnh… đã đi vào lịch sử, nói lên ý thức độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở đồng bào Tây Nguyên đã hình thành. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc tạo dựng phẩm chất chính trị cho sinh viên đang học tập và sinh sống trên vùng đất này.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)