Tác động của văn hoá, giáo dụ c đào tạo, khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 33 - 37)

Bên cạnh điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thì văn hoá , giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Tây Nguyên.

Ở Tây Nguyên hiện nay, ngoài một số dân tộc bản địa sinh sống lâu đời như: ÊĐê, M’Nông, BaNa, Xê Đăng, Mạ, GiaRai, K’Ho, GiẻTriêng…, số còn lại là những dân tộc di cư chủ yếu từ phía Bắc vào, người Tây Nguyên có hai ngôn ngữ chính, hệ Môn - Khmer bao gồm các dân tộc BaNa, XêĐăng, M’Nông, K’Ho… và hệ Nam Đảo bao gồm các dân tộc ÊĐê, GiaRai, Chu Ru,…

Tuy hiện nay còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về lịch sử hình thành cư dân Tây Nguyên, nhưng tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu coi chủ nhân văn hoá Sa Huỳnh là các cư dân Nam Đảo cụ thể là người Chăm. Trên cơ sở ấy, các học giả cho rằng người GiaRai, ÊĐê trước đây cùng một nhóm với người Chăm, nhưng do nhiều nguyên nhân đã di chuyển về phía tây. Có ý kiến cho rằng, hai dân tộc GiaRai, ÊĐê vì không chấp nhận nền văn hoá Ấn giáo nên đã tách ra để di chuyển lên khu vực miền núi và giữ nguyên phong tục tập quán cổ xưa của mình [52]. Còn một số học giả khác lại cho rằng, người Nam Đảo ở miền núi là chủ nhân của vùng rừng núi Trường Sơn và xem đây là một trong những đặc trưng cơ bản của vùng văn hoá này, một bản sắc riêng ngay trong chủ thể sáng tạo ra con người các dân tộc Tây Nguyên [58].

Văn hoá Tây Nguyên mang các yếu tố dung hoà các sắc thái của từng dân tộc anh em sống trên mảnh đất này, tạo thành phẩm chất đặc biệt mang tính bền vững đặc trưng cho Tây Nguyên, phân biệt văn hoá Tây Nguyên với văn hoá của các vùng khác trong cả nước. Khi nói đến văn hoá Tây Nguyên phải kể đến các trường ca Tây Nguyên, đến văn hoá cồng chiêng, kiến trúc văn hoá nhà mồ, nhà rông, nhà dài, các lễ hội… tất cả những nét văn hoá đặc trưng này được kết tinh trong quá trình lao động và đấu tranh của người Tây Nguyên đối với tự nhiên, xã hội và kẻ thù qua hàng thiên niên kỷ.

Trước đây do trình độ sản xuất thấp kém, còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, trình độ tư duy chưa phát triển, các dân tộc Tây Nguyên chưa giải thích được một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên, nên trong tâm tưởng, trong các lễ hội, phong tục tập quán

còn in đậm niềm tin, khát vọng vào thế giới thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tin rằng buôn làng được bình yên, mọi người được khoẻ mạnh hoặc bị bệnh tật, hay bị thiên tai đều do tác động của trời đất, do tấm lòng của mình đối với thần linh. Những quan niệm này nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu thế giới quan duy vật biện chứng cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng.

Mùa lễ hội Tây Nguyên là một loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng kéo dài từ tháng một đến tháng ba dương lịch hàng năm. Đây vừa là thời gian giải trí của đồng bào Tây Nguyên sau những ngày lao động mệt nhọc vừa là ngày lễ tạ ơn thần nông nghiệp (thần Ya Pôm). Trong ngày hội, Mẹ Lúa là trung tâm của lễ. Mỗi gia đình đem một hũ rượu cần và một rá cốm thơm đến nhà Rông. Bàn thờ chỉ là một bó lúa, mấy chục que tre gắn chông và hạt bông, sau mấy câu khấn ngắn gọn, đơn giản của chủ làng là cuộc diễu hành chiêng và múa. Với đồng bào Tây Nguyên vạn vật đều có thần linh và đều có cuộc sống riêng của chúng. Mỗi điều may rủi xẩy ra với từng người, từng nhà, từng buôn làng đều có mối liên hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Tất tả những mối quan hệ ấy đều trên thế bình đẳng, là quan hệ anh em, người Tây Nguyên đi tìm thần như là đi tìm người đồng minh, tìm “bạn tình” như Đam San đi tìm nữ thần Mặt trời... Trên thực tế chúng ta có thể khẳng định rằng, con người Tây Nguyên tự tin vào mối quan hệ bền vững, tốt đẹp của mình với môi trường. Phải chăng cái vẻ hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho con người Tây Nguyên còn giữ được những phẩm chất “bản thiện” của người và “chưa bị tha hoá” bởi xã hội có giai cấp. Và chính cuộc sống mà trong đó hội tụ cả mọi miền thời gian, mọi nẻo không gian, cả hiện thực và huyền thoại, đã là mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng bay bổng và cho sức sáng tạo nghệ thuật.

Kiến trúc nhà mồ cũng là một nét văn hoá đặc trưng của Tây Nguyên. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà là sự tiếp tục của cuộc sống ở dạng khác để rồi sẽ trở lại làm người, cho nên nhà mồ cùng với lễ hội bỏ mả hợp thành biểu tượng, hợp thành bài ca đề cao cuộc sống, sự bất diệt của con

người, chứ nó không phải là đền, miếu mạo để thờ người chết như ta thấy ở các vùng khác. Qua nhà mồ, hình ảnh sống động tốt đẹp của thế giới bên này được trao cho người chết để họ sống thanh thản ở thế giới bên kia. Sự tái sinh cuộc sống in đậm nét trong kiến trúc nhà mồ - một dạng kiến trúc mang đầy tính nhân văn. Giá trị văn hoá phi vật thể thành văn và không thành văn ở Tây Nguyên trong lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu ở đây là các giá trị văn hoá dân gian khuyết danh và truyền miệng, đó là Folklore Tây Nguyên. Folklore là một thực thể sống và là một yếu tố cấu thành của tổng thể nền văn hoá dân tộc đậm đà, nó là cuốn sử thi của dân tộc Tây Nguyên. Mặc dù bản sắc của từng dân tộc biểu hiện những sắc thái riêng của mình, nhưng có thể nói đến ở Tây Nguyên từ sử thi ÊĐê đến các trường ca BaNa, GiaiRai, M’Nông,…đều nói về các anh hùng thuở khai sáng và khát vọng của con người Tây Nguyên hướng về cội nguồn tổ tiên, về cội nguồn dân tộc. Tất cả những yếu tố ấy có ảnh hưởng đến việc hình thành thế giới quan, góp phần trong việc tạo dựng phẩm chất khoan dung, lối ứng xử hài hoà, ý thức cộng đồng của con người Tây Nguyên.

Về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ: Do có nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề giáo dục - đào tạo nên sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, đưa cuộc cách mạng này đi trước một bước để tạo ra tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích chủ yếu của cuộc cách mạng này là phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ dân trí, xây dựng tiềm lực trí thức ở Tây Nguyên.

Qua hơn 30 năm xây dựng tiềm lực trí thức cho Tây Nguyên đã thu được thành tựu khá to lớn. Nếu như trước ngày Miền Nam chưa giải phóng, trình độ dân trí các dân tộc Tây Nguyên còn rất thấp, tiềm lực khoa học hầu như chưa có gì, dân cư phần lớn chưa biết đọc, chưa biết viết thì hiện nay thì nay đa số trẻ em đã được đến trường, có 99,24% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ, gần 32% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Số trường, lớp đến năm học 2005 - 2006 tăng 39% so với năm học 2001 - 2002, cơ bản xoá được tình trạng học ca ba. Đặc biệt Đại học Tây Nguyên (hơn 30 năm qua đã đào tạo khoảng 1.600 sinh viên dân tộc thiểu số, hiện nay tỷ lệ sinh

viên dân tộc thiểu số chiếm 20% trong tổng số sinh viên hệ chính quy), Đại học Đà Lạt (tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 7% trong tổng số sinh viên hệ chính quy) trở thành trung tâm đào tạo lớn của toàn vùng. Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hình ảnh rất sinh động là nếu như trước đây nhà trường và giáo viên đi tìm học sinh thì

nay học sinh đã tìm đến trường, tìm đến giáo viên để học tập. (Nguồn số liệu của Ban

chỉ đạo Tây Nguyên cung cấp).

Những thành tựu trong giáo dục - đào tạo tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện trực tiếp cho việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Tây Nguyên nói chung và sinh viên nói riêng. Cùng với những thành tựu trong giáo dục - đào tạo, những thành tựu trong phát triển kinh tế đã ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục và tiếp thu thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay.

Trong đời sống xã hội, những nhân tố duy vật từng bước được khẳng định, và đang dần dần đẩy lùi những quan niệm thần bí, mê tín, những hủ tục, tập quán lạc hậu; Lối tư duy mang tính trực quan, cảm tính, tư duy kinh nghiệm từng bước bị phá vỡ thay vào đó là trình độ tư duy lý luận ngày càng được nâng cao. Đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay pptx (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)