Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá chạch lấu

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 28 - 31)

- Cá chạch lấu đưa vào nuôi vỗ thành thục sinh dục là những cá trưởng thành có kích cỡ trung bình từ 100 – 300g/con được thu từ tự nhiên từ các đống chà, đặt lù, đặt dớn,…

- Tỷ lệđực cái là 1:1

- Mật độ nuôi vỗ: 1kg/m3/bể.

- Thời gian thí nghiệm nuôi vỗ là 4 tháng (từ tháng 02/2008 đến tháng 5/2008)

3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nuôi vỗđược bố trí trên bể làm bằng khung sắt, xung quanh lót bạt nhựa, theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi bể có thể tích 4m3 (2x2x1m), mức nước sâu 0,8m. Trong mỗi bể nuôi đặt vào 4 ống nhựa có đường kính 11cm, chiều dài 40cm/ống để làm nơi trú ẩn cho cá. EW SH CP SH CP EW CP EW SH Hình 3. Sơđồ bố trí thí nghiệm nuôi vỗ EW: Nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn quế. SH: Nghiệm thức sử dụng thức ăn tép

Bảng 1. Số lượng và cỡ cá trong thí nghiệm nuôi vỗ

NT WTB♀ (gam) SL ♀ (Con) WTB♂ (gam) SL ♂ (Con)

SH 163 ± 37,02 30 262 ± 45,59 30

CP 156 ± 34,13 30 269 ± 36,45 30

EW 156 ± 39,88 30 268 ± 33,83 30

3.3.1.2 Thức ăn và cách cho ăn trong khi nuôi vỗ

Nguồn gốc thức ăn

Tép sử dụng trong thí nghiệm là tép sông được mua từ người dân đặt lợp, kéo lưới, dớn.

Trùn quế sử dụng là dạng trùn tươi được mua từ Ô môn – Cần Thơ.

Thức ăn công nghiệp sử dụng là thức ăn dùng cho tôm (dạng chìm) đường kính 2mm, hàm lượng đạm 33% của công ty Uni-President Việt Nam.

Bảng 2. Thành phần (%) hóa học các loại thức ăn nuôi vỗ cá chạch lấu Thành phần Tép TACN Trùn Đạm 54,32 33,00 64,00 Lipid 14,49 4,00 9,70 Ẩm độ 83,10 11,00 83,20 Khoáng 16,49 16 6,37 Phương thức cho ăn

Thức ăn được đặt trong sàn ăn, mỗi bểđặt 1 sàn ăn. Ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều mát. Giai đoạn nuôi vỗ tích cực cho ăn 5-7% khối lượng thân/ngày, giai đoạn nuôi vỗ thành thục cho ăn 3% khối lượng đàn/ngày (Đối với thức ăn là trùn quế và tép). Thức ăn công nghiệp cho ăn 1-3% khối lượng thân/ngày. Thức ăn tươi sống trước khi cho ăn được rửa bằng NaCl 3% để loại bớt ký sinh trùng.

3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý

- Cá thu vềđược đưa vào các bể thí nghiệm (hình 3), để ổn định 1 tuần cho cá quen dần trong điều kiện nước đứng. Sau đó tập cho cá ăn từ từđến khi cá bắt mồi mạnh thì tiến hành thu thập các chỉ tiêu trong thí nghiệm nuôi vỗ.

- Trên mặt bể thả lục bình khoảng 1/3 diện tích mặt thoáng của bể để che bớt ánh sáng.

- Các bể nuôi được bố trí sục khí vào ban đêm (bắt đầu từ 19h).

- Chế độ thay nước: định kỳ 2-3 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 30-40% khi cá chuẩn bị thành thục mỗi ngày thay nước vào buổi sáng để kích thích cá sớm thành thục.

- Định kỳ 15-20 ngày/lần trộn Hadaclean A (sản phẩm của công ty Bayer) với liều lượng 2-3g/1kg thức ăn để tẩy nội, ngoại ký sinh cho cá.

3.3.1.4 Các chỉ tiêu khảo sát trong quá trình nuôi vỗ

- Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ (đo bằng nhiệt kế thủy ngân), oxy, pH (đo bằng test) được đo định kỳ 3 ngày/lần, buổi sáng đo lúc 6-7h và buổi chiều đo lúc 14-15h.

- Tiêu hao oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen Demand): 2 tháng thu mẫu 1 lần, sau đó đem phân tích theo phương pháp oxy hóa KMnO4 trong môi trường kiềm

- Thức ăn tự nhiên trong môi trường nuôi: Định kỳ 2 tháng lấy mẫu 1 lần để phân tích phiêu sinh động vật và phiêu sinh thực vật (định tính và định lượng) theo tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường – tập I, chất lượng nước + Động vật nổi: Về định tính so sánh hình thái theo Đặng Ngọc Thanh & ctv (1998); Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2002). Về định lượng đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm hồng cầu (Sedwick rafter)

+ Thực vật nổi: So sánh hình thái theo Dương Đức Tiến và Võ Hành (1999); Takaaki Ymagiashi (2000). Đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm hồng cầu (Sedwick rafter)

- Các chỉ tiêu sinh sản: Sau 2 tháng nuôi vỗđịnh kỳ kiểm tra mức độ thành thục của buồng trứng 30 ngày/lần. Quan sát hình dáng bên ngoài, thăm trứng kết hợp mỗi nghiệm thức thu 3 cá cái đem mổđể đánh giá mức độ thành thục của cá thí nghiệm thông qua các chỉ số khối lượng thân, khối lượng buồng trứng, tỷ lệ thành thục, đường kính trứng.

+ Xác định sự thành thục của cá theo thời gian: xác định các giai đoạn thành thục của cá theo thang 6 bậc của Sakun và Buskaia (1982) để đánh giá sự phát triển của tuyến sinh dục cá chạch lấu trong quá trình nuôi vỗ.

+ Tỷ lệ thành thục = Số cá thành thục/số cá nuôi vỗ*100

+ Đường kính trứng của cá thành thục sinh dục: đo đường kính của 30 trứng/cá cái bằng kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính.

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)