Các chỉ tiêu khảo sát trong quá trình nuôi vỗ

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 30)

- Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ (đo bằng nhiệt kế thủy ngân), oxy, pH (đo bằng test) được đo định kỳ 3 ngày/lần, buổi sáng đo lúc 6-7h và buổi chiều đo lúc 14-15h.

- Tiêu hao oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen Demand): 2 tháng thu mẫu 1 lần, sau đó đem phân tích theo phương pháp oxy hóa KMnO4 trong môi trường kiềm

- Thức ăn tự nhiên trong môi trường nuôi: Định kỳ 2 tháng lấy mẫu 1 lần để phân tích phiêu sinh động vật và phiêu sinh thực vật (định tính và định lượng) theo tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường – tập I, chất lượng nước + Động vật nổi: Về định tính so sánh hình thái theo Đặng Ngọc Thanh & ctv (1998); Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2002). Về định lượng đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm hồng cầu (Sedwick rafter)

+ Thực vật nổi: So sánh hình thái theo Dương Đức Tiến và Võ Hành (1999); Takaaki Ymagiashi (2000). Đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm hồng cầu (Sedwick rafter)

- Các chỉ tiêu sinh sản: Sau 2 tháng nuôi vỗđịnh kỳ kiểm tra mức độ thành thục của buồng trứng 30 ngày/lần. Quan sát hình dáng bên ngoài, thăm trứng kết hợp mỗi nghiệm thức thu 3 cá cái đem mổđể đánh giá mức độ thành thục của cá thí nghiệm thông qua các chỉ số khối lượng thân, khối lượng buồng trứng, tỷ lệ thành thục, đường kính trứng.

+ Xác định sự thành thục của cá theo thời gian: xác định các giai đoạn thành thục của cá theo thang 6 bậc của Sakun và Buskaia (1982) để đánh giá sự phát triển của tuyến sinh dục cá chạch lấu trong quá trình nuôi vỗ.

+ Tỷ lệ thành thục = Số cá thành thục/số cá nuôi vỗ*100

+ Đường kính trứng của cá thành thục sinh dục: đo đường kính của 30 trứng/cá cái bằng kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính.

3.3.2 Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu

3.3.2.1 Cá thí nghiệm

Cá dùng trong thí nghiệm này là những cá thành thục lấy từ thí nghiệm nuôi vỗ (nghiệm thức sử dụng trùn và tép). Mỗi cá thể có khối lượng từ 100 – 300g. 3.3.2.2 Kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu

Ứng dụng phép tiêm nhiều lần (2 lần) để kích thích sự chín và rụng trứng của cá chạch lấu, khoảng cách giữa 2 lần tiêm dao động trong khoảng 8-10h. Ở tất cả các nghiệm thức đều sử dụng 0,5mg não thùy (1 cái) cho 1 kg cá cái ở liều sơ bộ. Ở cá đực chỉ tiêm 1 lần bằng 1/3 liều so với cá cái cùng thời điểm khi tiêm liều quyết định cho cá cái.

3.3.2.3 Bố trí thí nghiệm

Khi cá đạt giai đoạn sẵn sàng sinh sản thì tiến hành kích thích. Quá trình kích thích sinh sản sẽđược bố trí thành nhiều nghiệm thức thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên dựa trên liều lượng và loại hormone sử dụng như HCG, LH-RHa + DOM, não thùy kết hợp với kích thích sinh thái (kích thích nước – sục khí). Sử dụng các loại hormon với các mức liều lượng (tính trên liều quyết định) như sau:

Bảng 3. Liều lượng các loại thuốc kích thích Liều lượng Hormone Thí nghiệm Loại chất kích thích NT.1 NT.2 NT.3 TN.I HCG (UI/kg) 1.500 2.000 2.500 TN.II LH-RHa(µg/kg) + 10mg DOM 100 150 200

TN.III Não thuỳ (mg/kg) 3 5 7

Mỗi mức nồng độ chất kích thích được thực hiện trên 1 cá cái và lặp lại 3 lần để khẳng định kết quả.

Phương pháp gieo tinh: sử dụng phương pháp gieo tinh nửa khô. Ấp trứng:

- Nước ấp trứng là nước máy trữ lại 48h nhằm loại bỏ hết Chlorin.

- Trứng cá chạch lấu sau khi gieo tinh được rải đều lên giá thể (khung lưới, gạch tàu) và đưa vào bểấp. Đặt giá thể trong bểấp có sục khí liên tục cách mặt nước 20-30cm. Định kỳ 12h thay nước 1 lần, mỗi lần thay 20% lượng nước.

3.3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi khi kích thích sinh sản Các chỉ tiêu so sánh khi kích thích sinh sản bao gồm: Các chỉ tiêu so sánh khi kích thích sinh sản bao gồm: Các chỉ tiêu so sánh khi kích thích sinh sản bao gồm: Các chỉ tiêu so sánh khi kích thích sinh sản bao gồm:

• Thời gian hiệu ứng: là khoảng thời gian từ khi tiêm kích dục tố ở liều quyết định đến khi cá đẻ.

• Thời gian nở: thời gian từ lúc trứng thụ tinh đến lúc trứng nở.

• Kích cỡ cá bột: Đo chiều dài 30 cá bột sau khi mới nở để tính chiều dài và khối lượng của cá bột.

Số lượng cá rụng trứng

• Tỷ lệ cá đẻ (%) = --- x 100 Tổng số cá cho đẻ

Số lượng trứng đẻ ra

• SSS thực tế (trứng/gam cá cái) = --- Khối lượng cá cái tham gia sinh sản Số lượng trứng thụ tinh • Tỷ lệ thụ tinh (%) = --- x 100 Số lượng trứng quan sát Số lượng cá bột • Tỷ lệ nở (%) = --- x 100 Số lượng trứng thụ tinh

Số lượng cá bột sau khi hết noãn hoàng

• Tỷ lệ sống cá bột (%) = --- x 100 Số lượng cá bột mới nở

3.3.3 Nghiên cứu ương cá chạch lấu từ bột lên giống

3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm

- Trong 10 ngày đầu sau khi nở, cá bột được cho ăn hoàn toàn bằng trứng nước. Sau đó được chuyển sang ương trong bể composite có thể tích 500lít.

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với các loại thức ăn khác nhau.

- Mật độương 500 con/bể.

- Thời gian thí nghiệm là 45 ngày

3.3.3.2. Cho ăn và chăm sóc

- Nghiệm thức 1: cho ăn hoàn toàn bằng trứng nước. - Nghiệm thức 2: Cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ. - Nghiệm thức 3: Cho ăn thịt cá tạp xay nhuyễn.

- Nghiệm thức 4: Cho ăn thức ăn công nghiệp (UP-T501) có hàm lượng protein 40%.

Khẩu phần ăn: cho ăn theo nhu cầu của cá ngày 2 lần (sáng 8-9h, chiều 16- 17h). Sau khi cho ăn khoảng 2h, tiến hành siphone thức ăn thừa ra khỏi bể. - Định kỳ 2-3 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 30-40% lượng nước trong bể và thay đều cho tất cả các nghiệm thức.

- Các bểương được bố trí sục khí liên tục, đặt giá thể là những sợi nilon cho cá có chổ bám vào.

- Các bểương được bố trí sục khí liên tục 24/24h.

3.3.3.3 Các chỉ tiêu khảo sát trong thí nghiệm ương cá

Các chỉ tiêu môi trường

- Các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan định kỳ 3 ngày đo 1 lần bằng test.

- Nhiệt độđịnh kỳ 3 ngày đo 1 lần bằng nhiệt kế thủy ngân vào buổi sáng (6- 7h) và chiều (14-15h).

- Tiêu hao oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen Demand): 2 tuần thu mẫu 1 lần, sau đó đem phân tích theo phương pháp oxy hóa KMnO4 trong môi trường kiềm

- Thức ăn tự nhiên trong môi trường ương: Định kỳ 2 tuần lấy mẫu 1 lần để phân tích phiêu sinh động vật và phiêu sinh thực vật (định tính và định lượng) theo tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường – tập I, chất lượng nước. + Động vật nổi: Về định tính so sánh hình thái theo Đặng Ngọc Thanh & ctv (1998); Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2002). Về định lượng đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm hồng cầu (Sedwick rafter).

+ Thực vật nổi: So sánh hình thái theo Dương Đức Tiến, Võ Hành (1999); Takaaki Ymagiashi (2000). Đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm hồng cầu (Sedwick rafter).

Các chỉ tiêu tăng trưởng

- Trong quá trình ương, định kỳ thu mẫu cá 15 ngày/lần để đánh giá tốc độ tăng trưởng thông qua cân khối lượng và đo chiều dài của cá (30con/lần/bể). Sau 45 ngày thì thu toàn bộ cá để tính tỷ lệ sống.

- Tính toán kết quả

Chiều dài tổng: được xác định bằng cách đo từng cá thể

Khối lượng: được xác định bằng cách cân từng cá thể bằng cân điện tử Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate)

SGR (%/ngày) = 100* (LnW2 – LnW1)/t Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain)

DWG (g/ngày) = (W2 – W1)/t

Trong đó: W2: khối lượng cuối (g) W1: khối lượng đầu (g) t: thời gian nuôi (ngày)

- Tỷ lệ sống (%) = Số cá thu hoạch/số cá thả nuôi ban đầu*100.

3.4 Xử lý số liệu

Số liệu thu được được tính toán giá trị trung bình, min, max, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel 5.0. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích Anova một nhân tố và phép thử Duncan bằng phần mềm SPSS 16.0

Chương IV. KT QU VÀ THO LUN

4.1 Nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu bằng thức ăn khác nhau

Trong quá trình thí nghiệm, cá bố mẹ được thu từ tự nhiên vào thời điểm từ tháng 12/2007 đến tháng 01/2008 (do đây là khoảng thời gian cá xuất hiện nhiều trong tự nhiên). Ở nghiệm thức SH (sử dụng tép sông), trong thời gian tập cho cá ăn chúng tôi sử dụng 50% tép + 50% thức ăn tự chế. Tuy nhiên, trong lúc bắt mồi cá chỉ lựa tép là loại thức ăn ưa thích để ăn, còn phần thức ăn tự chế cá không ăn trong thời gian thuần hóa. Điều này tương tự với kết quả của Nguyễn Văn Triều (2009), cá chạch lấu là loài cá hoang dã, trong tự nhiên đã quen ăn động vật và có tập tính chọn lựa thức ăn ưa thích để ăn, với các loại thức ăn chính là côn trùng (40,6%), cá nhỏ (23,9%) và giáp xác (16,4%). Ở nghiệm thức CP (sử dụng thức ăn công nghiệp), cá hoàn toàn không bắt mồi. Kết quả này tương tự như kết quả của Phan Phương Loan & ctv (2009), khi sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá chạch lấu thì cá không bắt mồi trong suốt 90 ngày thí nghiệm. Trong điều kiện cá hoàn toàn không bắt mồi ở nghiệm thức CP cộng thêm trong khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp (200C), nên toàn bộ số cá trong nghiệm thức CP suy yếu dần dẫn đến mẫn cảm với bệnh trùng quả dưa và chết.

Do tập tính ăn của loài và điều kiện khách quan như trên, nên trong thí nghiệm nuôi vỗ thành thục của chúng tôi chỉ còn 2 nghiệm thức được cho ăn với 2 loại thức ăn mà cá chạch lấu ưa thích là trùn quế và tép sông

4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm nuôi vỗ cá chạch lấu

4.1.1.1 Nhiệt độ

Bảng 4. Nhiệt độ trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu

Thời điểm Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW Buổi sáng (6-7h) 28,76 ± 0,92 (27 – 29) 28,76 ± 0,92 (27 - 29) Buổi chiều (14-15h) 30,81 ± 0,85 (30 – 33) 30,83 ± 0,89 (30 - 33)

Nhiệt độ trong quá trình nuôi vỗ trong các nghiệm thức nằm trong khoảng 28,67 – 30,810C. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá, tôm nằm trong khoảng 25 – 320C (Trương Quốc Phú, 2004). Như vậy, với khoảng nhiệt độ trên là phù hợp cho sự thành thục sinh dục của cá chạch lấu.

4.1.1.2 Oxy hòa tan

Bảng 5. Oxy trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu

Thời điểm Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW Buổi sáng (6-7h) 4,21 ± 0,01 (3,7 – 4,6) 4,23 ± 0,01 (3,7 – 4,6) Buổi chiều (14-15h) 5,02 ± 0,01 (4,5 – 5,7) 5,03 ± 0,02 (4,5 – 5,8) Oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm dao động từ 4,21– 5,03mg/l. Theo Lê Văn Cát & ctv (2006) thì nồng độ oxy hòa tan thích hợp cho cá nuôi là 3,0 – 5,0 mg/l. Với khoảng oxy dao động trên hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chạch lấu.

4.1.1.3 pH

Bảng 6. pH trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu

Thời điểm Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW Buổi sáng (6-7h) 7,18 ± 0,02 (6,8 – 7,6) 7,18 ± 0,02 (6,8 – 7,6) Buổi chiều (14-15h) 8,01 ± 0,03 (7,5 – 9) 8,01 ± 0,03 (7,5 – 9)

pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Mỗi loài cá có khoảng pH thích hợp riêng, pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Khi pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2004).

Trong quá trình thí nghiệm, pH dao động trong khoảng từ 6,8 – 9 được ghi nhận ở bảng 6 cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động sinh lý bình thường của cá.

4.1.1.4. COD

COD phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ nước và hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực, chỉ số COD càng cao biểu thị cho nguồn nước càng có nhiều vật chất hữu cơ. COD thích hợp cho nuôi thủy sản nằm trong khoảng 15-30ppm (Nguyễn Thanh Phương & ctv, 2009).

Bảng 7. COD trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu

Đợt thu mẫu Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW

1 8,90 ± 1,31a 8,00 ± 2,12a

2 6,57 ± 0,96a 5,87 ± 1,22a

3 7,47 ± 0,15a 7,97 ± 1,89a

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa ( p>0,05).

Trong quá trình nuôi vỗ, đối với nghiệm thức sử dụng tép, hàm lượng COD cao nhất đạt 8,90 và thấp nhất đạt 6,57. Trong khi đó, ở nghiệm thức sử dụng trùn quế, COD cao nhất đạt 8,00 và thấp nhất là 5,87. Tuy nhiên, hàm lượng COD ở các đợt thu mẫu giữa 2 nghiệm thức đều không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể do trong quá trình nuôi vỗ, lượng nước trong bể được thay thường xuyên và đồng loạt từ 2 – 3 ngày/lần và mỗi lần từ 30 – 40% nên hàm lượng COD luôn ở mức dao động không đáng kể giữa các nghiệm thức.

Kết quả hàm lượng COD trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 5,87 – 8,90 ppm, kết quả này nằm trong ngưỡng thích hợp quá trình nuôi vỗ thành thục của cá chạch lấu.

4.1.2 Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm nuôi vỗ

4.1.2.1 Thực vật phiêu sinh

Qua các đợt thu mẫu chủ yếu trong môi trường nước thí nghiệm xuất hiện chủ yếu 3 ngành tảo: Bacilloriophyta (tảo Khuê), Cyanophyta (tảo Lam) và Chlorophyta (tảo Lục). Trong sốđó, Chlorophyta có số lượng loài cao nhất (20 loài) chiếm 62,50% tổng số loài so với 2 ngành còn lại là Bacilloriophyta (5 loài) chiếm 15,63% và Cyanophyta (7 loài) chiếm 21,87%. Kết quảđịnh lượng cho thấy rằng mật độ tảo trong thí nghiệm từ 146.370 – 607.824 cá thể/lít. Trong đó, thực vật phiêu sinh ở nghiệm thức sử dụng tép (345.715 cá thể/lít)có mật số cao hơn so với nghiệm thức sử dụng trùn quế (319.450 cá thể/lít) qua các đợt thu mẫu. Kết quả này phù hợp với hàm lượng COD ở nghiệm thức sử dụng tép (7,64ppm) có xu hướng cao hơn nghiệm thức sử dụng trùn (7,28 ppm). Tuy nhiên, do lượng nước trong bể nuôi được thay định kỳ 2 – 3 ngày/lần nên làm cho hàm lượng COD không vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 – BTNMT là 15 ppm. Mật số thực vật trong các ao nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trung bình là khoảng 6 triệu cá thể/lít (Dương Thị Hoàng Oanh và ctv, 2008). Do đó, mật số của thực vật phiêu sinh trong thí nghiệm thấp hơn nhiều so với các ao nuôi ngoài thực tế. Chính vì vậy, mật số thực vật phiêu sinh không ảnh hưởng đến quá trình thành thục sinh dục của cá.

4.1.2.2 Động vật phiêu sinh

Trong thí nghiệm, động vật phiêu sinh xuất hiện chủ yếu gồm 4 nhóm ngành: Copepode, Cladocera, Rotifera và Protozoa. Trong thời gian thí nghiệm thì Copepoda có số loài cao nhất (3 loài) chiếm 37,70% tổng số loài, còn lại các ngành khác tương đối ít (từ 1 – 2 loài). Qua kết quảđịnh lượng cho thấy, mật số các loài động vật phiêu sinh đã phát triển từ 11.595 – 16.289 cá thể/m3. Trong đó, mật số động vật phiêu sinh ở nghiệm thức sử dụng tép (13.117 cá

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)