Điều kiện môi trường

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 48)

28 29 28 27 28 29 27 28 280 0 5 10 15 20 25 30 35 0 6 12 18 24 30 36 42 48 giờ Nhiệt độ (oC) oxy (mg/l) pH

Hình 12. Điều kiện môi trường trong bể giữ cá đẻ.

27 28 28 26 27 28 28 27 27 28 28 0 5 10 15 20 25 30 0 6 12 18 24 30 36 4h 48 54 60 giờ Nhiệt độ( oC) Oxy (mg/l) pH

Hình 13. Điều kiện môi trường trong bểấp trứng.

Theo Nguyễn Đình Trung (2004), đa số các loài cá nuôi có nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển từ 20-300C, pH biến động từ 6-9 và nồng độ oxy hòa tan trong nước từ 3-5 mg/l.

Hình 12, 13 cho thấy, với điều kiện nhiệt độ 26 – 290C, oxy hòa tan 4mg/l, pH = 7,5 trong bểđẻ cũng như bểấp trứng hoàn toàn thích hợp cho quá trình rụng trứng và nở của cá chạch lấu.

4.2.3.2 Sử dụng HCG cho cá chạch lấu đẻ ở các mức nồng độ khác nhau Bảng 11. Kết quả sử dụng HCG cho cá chạch lấu sinh sản Bảng 11. Kết quả sử dụng HCG cho cá chạch lấu sinh sản Bảng 11. Kết quả sử dụng HCG cho cá chạch lấu sinh sản NT Số cá cái TGHƯ SSSTT (trứng/g) TL Thụ tinh (%) TL nở (%) TLS cá bột (%) 1 n = 3 40-48h 21,2 ± 4,45b 50,00±0,00a 91,22±1,13a 86,97±0,09a 2 n = 3 40-48h 35,6 ± 6,95a 49,75±1,10a 91,83±1,73a 87,24±0,43a 3 n = 3 40-48h 25,3 ± 2,76b 50,00±0,00a 91,55±0,21a 87,68±1,26a

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Sử dụng HCG ở các mức nồng độ 1.500, 2.000, 2.500 UI /kg cá cái trong 3 nghiệm thức đều cho tỷ lệ rụng trứng 100%. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thành Trung & ctv (2009) (tỷ lệ rụng trứng đạt 60,33% và 87,70% khi sử dụng HCG ở liều 2.500 UI và 3.000UI/kg cá cái). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do chất lượng thành thục của cá khi nuôi vỗ. Cá thành thục tốt thì chỉ cần một lượng nhỏ hormone đã gây sự rụng trứng ở cá (Nguyễn Tường Anh, 2005)

Kết quả bảng 11 cho thấy, thời gian hiệu ứng khi sử dụng HCG ở liều lượng khác nhau thì đều nằm trong khoảng 40-48h, ở điều kiện nhiệt độ nước 27-29

0C. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thành Trung & ctv (2009), khi sử dụng HCG tiêm cho cá chạch lấu cái thì thời gian hiệu ứng nằm trong khoảng 46-49hở nhiệt độ nước 28-300C.

Khi sử dụng HCG trong phép tiêm 2 lần trong thí nghiệm này về mặt thời gian hiệu ứng (40-48h) có sự khác biệt so với phép tiêm 3 lần (liều dẫn 700UI, liều sơ bộ 1.000UI, liều quyết định 3.300UI/kg cá cái) của tác giả Đặng Văn Trường & ctv (2009) là 18-36h. Sự chênh lệch thời gian hiệu ứng có thể do tác giả này sử dụng lượng kích dục tố nhiều hơn chúng tôi (tổng liều là 5.000UI so với 0,5mg não thùy ở liều sơ bộ + 1.500 – 2.500UI ở liều quyết định cho 1 kg cá cái). Tuy nhiên, xét về chỉ tiêu cá đẻ thì tỷ lệ chỉ đạt từ 20 – 63,6% so với kết quả của chúng tôi là 100%. Điều này cho thấy việc chọn phép tiêm và liều

lượng kích dục tốđể tiêm cho cá chạch lấu trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp hơn.

Về sức sinh sản thực tế, khi tiêm ở liều 2.000 UI/kg cá cái thì cho số lượng trứng cao nhất (35,6 trứng/g cá cái). Điều này cho thấy ở liều 2.000UI/kg cá cái đã đủ tác dụng gây chín và rụng những tế bào trứng đã thành thục.

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của cá bột sau 3 ngày tuổi đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) khi sử dụng HCG ở các liều 1.500, 2000, 2500 UI/kg cá cái.

So sánh các chỉ tiêu trong bảng kết quả trên có thể kết luận rằng hoàn toàn có thể dùng HCG để kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu ở 3 mức liều lượng là 1.500 UI, 2.000 UI và 2.500 UI/kg cá cái.

™ Kết quả sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng HCG qua các đợt

Để khẳng định kết quả, chúng tôi tiến hành cho sinh sản 5 đợt với phép tiêm 2 liều: liều sơ bộ 0,5mg não thùy, liều quyết định 2.000UI HCG cho 1 kg cá cái. Kết quảđược trình bày trong bảng 12.

Bảng 12. Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng HCG qua các đợt. Đợt sinh sản Số cá cái (n) KL thân (g) TGHƯ (h) Số cá rụng trứng KL trứng (g) Tổng số trứng thu được Số cá bột thu (con) 13/5/09 9 1.350 36-48 9 75 13.200 6.000 24/5/09 8 865 36-48 8 41 7.216 3.500 24/6/09 11 1650 36-48 10 150 26.400 13.500 6/7/09 10 1675 40-50 10 110 19.360 11.500 10/8/09 17 2145 40-50 15 247 39.520 17.780

Với kết quả này và kết quả thực hiện tại Trung tâm giống Thủy sản An Giang (trang 54-55) cho phép chúng tôi kết luận hoàn toàn có thể kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng HCG với liều lượng 2.000UI/kg cá cái.

4.2.4 Thí nghiệm 2 - Kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng LHRHa+DOM

4.2.4.1 Điều kiện môi trường

Nhiệt độ trong thí nghiệm này dao động trong khoảng (25-280C), theo Nguyễn Đình Trung (2004), với khoảng nhiệt độ này thích hợp đối với sự phát triển của cá, tôm.

Các chỉ tiêu về pH (7,50) và Oxy hòa tan (4mg/l) trong bểđẻ, bể ấp đều thích hợp. 27 28 27 26 27 27 26 27 27 0 5 10 15 20 25 30 0 6 12 18 24 30 36 42 50 giờ Nhiệt độ(oC) Oxy (mg/l) pH

Hình 14. Điều kiện môi trường trong bể giữ cá đẻ.

27 28 27 26 25 27 27 26 27 28 28 0 5 10 15 20 25 30 0h 6h 12h 18h 24h 30h 36h 42h 48h 54h 60h giờ Nhiệt độ( oC) Oxy (mg/l) pH

4.2.4.2 Sử dụng LHRHa + DOM cho cá chạch lấu đẻ ở các mức nồng độ khác nhau khác nhau khác nhau

Bảng 13: Kết quả sử dụng LHRHa + DOM cho cá chạch lấu sinh sản

NT Số cá cái TGHƯ SSSTT (trứng/g) TL Thụ tinh (%) TL nở (%) TLS cá bột (%) 1 n = 3 40-50h 16,98 ± 4,69a 50,07±0,12a 90,82±0,33a 86,99±0,99a 2 n = 3 40-50h 18,00 ± 0,35a 50,00±0,00a 90,67±2,35a 86,06±0,74a 3 n = 3 40-50h 20,65 ± 1,99a 48,55±0,63b 90,53±0,53a 88,30±1,99a

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Thí nghiệm II với phương pháp và cách bố trí thí nghiệm tương tự thí nghiệm I. Kết quả được trình bày ở bảng 10 cho thấy, thời gian hiệu ứng ở các lô thí nghiệm nằm trong khoảng 40-50h với nhiệt độ trong bể giữ cá sau khi tiêm là 26-280C. Nguyên nhân là do thí nghiệm ở đợt II rơi vào thời điểm mưa nhiều, nhiệt độ nước xuống thấp nên hoạt động sinh sản diễn ra chậm hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng LHRHa ở tất cả các liều lượng 100, 150, 200 µg/kg cá cái đều cho tỷ lệ rụng trứng 100%. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thành Trung &

ctv (2009), khi sử dụng LHRHa với các mức liều lượng trên thì cho kết quả rụng trứng lần lượt là 80,7; 95,5 và 92,7%.

Các chỉ tiêu về sức sinh sản thực tế, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của cá bột có khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) khi sử dụng LHRHa ở các mức liều lượng khác nhau.

Tỷ lệ thụ tinh của cá chạch lấu khi sử dụng liều 200µg/kg cá thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p>0,05) so với khi sử dụng liều 100 và 150 µg/kg cá cái. Điều này được ghi nhận trong quá trình vuốt trứng thì trong số trứng được vuốt ra có trứng non (chưa chín) nên tỷ lệ thụ tinh thấp.

Khi sử dụng LHRHa + DOM để kích thích sự rụng trứng của cá chạch lấu ở các mức liều lượng 100, 150, 200 µg/kg cá cái thì các chỉ tiêu sinh sản như: thời gian hiệu ứng, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở đều không có sự

khác biệt. Điều này có thể kết luận hoàn toàn có khả năng kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng LHRHa + DOM ở liều 100µg LHRHa + 10mg DOM/kg cá cái.

™ Kết quả sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng LHRHa + DOM qua các đợt

Để khẳng định kết quả, chúng tôi tiến hành cho sinh sản 2 đợt với phép tiêm 2 liều: liều sơ bộ 0,5mg não thùy, liều quyết định 100µg LHRHa + 10mg DOM/kg cá cái. Kết quảđược trình bày trong bảng 14.

Bảng 14. Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng LHRHa + DOM qua các đợt. Đợt sinh sản Số cá cái (n) KL thân (g) TGHƯ (h) Số cá rụng trứng KL trứng (g) Tổng số trứng thu được Số cá bột thu (con) 10/6/09 `10 1.415 40-48 10 80 14.000 7.800 24/58/09 10 1.385 40-50 10 65 11.400 5.900

4.2.5 Thí nghiệm 3 - Kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng não thùy

Thí nghiệm III được bố trí trong điều kiện tương tự như thí nghiệm I và II. Thử nghiệm gây rụng trứng cá chạch lấu bằng não thùy được thực hiện bằng phép tiêm 2 lần. Lần đầu tiêm 0,5mg não thùy/1kg cá cái. Lần tiêm thứ hai tiêm cách lần thứ nhất 8h với liều lượng lần lượt là 3, 5 và 7mg não thùy/kg cá cái. Nhiệt độ trong thời gian giữ cá sau khi tiêm là 27-29 0C, pH=7,5, oxy hòa tan 4mg/l. Thời gian theo dõi cá đến 72h, nhưng cá không biểu hiện rụng trứng.

Kết quả trên có thể kết luận ở các mức liều lượng là 3, 5, 7 mg/kg cá cái, não thùy không có khả năng gây rụng trứng trên cá chạch lấu. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả của Nguyễn Thành Trung & ctv (2009) cho biết ở liều lượng 3-5mg não thùy/kg cá cái đã gây rụng trứng tốt. Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể do loại não và chất lượng não thùy không ổn định.

4.2.6 Quá trình phát triển phôi cá chạch lấu

Ở nhiệt độ 26-280C, thời gian từ lúc trứng thụ tinh đến khi nở nằm trong khoảng 48-58h. Cá mới nở có chiều dài khoảng 3±0,21mm, khối lượng 0,0053±0,0006g có màu vàng trong. Sau khoảng 3-4 ngày cá tiêu hết noãn hoàng, chiều dài cá bột lúc này khoảng 5-6 mm.

Bảng 15. Quá trình phát triển phôi của cá Chạch lấu

Các giai đoạn phát triển phôi Thời gian sau thụ tinh

2 phôi bào 1h25’

4 phôi bào 2h24’

8 phôi bào 3h7’

Nhiều phôi bào 4h50’

Phôi nang cao 5h38’

Phôi nang thấp 8h Phôi nang muộn 11h38’ Phôi vị 15h Hình thành cơ quan 22h28’ Phôi hoàn chỉnh 40h30’ Phôi cựa quậy 48h Cá nở 58h Cá nở rộ 61h

Hai phôi bào Bốn phôi bào

Tám phôi bào Nhiều phôi bào

Phôi nang cao Phôi nang thấp

Hình thành cơ quan Phôi hoàn chỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phôi cựa quậy Cá nở

Hình 16. Quá trình phát triển phôi cá chạch lấu 4.3 Ương cá chạch lấu từ bột lên giống

4.3.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá chạch lấu giống

4.3.1.1 Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan

Bảng 16. Các yếu tố nhiệt độ, pH, oxy trong quá trình ương cá giống. Chỉ

tiêu

Nhiệt độ (0C) pH Oxy hòa tan (mg/l)

NT Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

1 28,90±0,92 30,9±0,72 7,2±0,2 8,1±0,3 4,27±0,21 5,03±0,28 2 28,78±0,95 30,79±0,95 7,1±0,2 8,0±0,3 4,29±0,20 5,04±0,28 3 27,40±2,02 30,20±1,14 7,2±0,2 8,0±0,3 4,17±0,20 5,06 ± 0,27 4 29,40±1,15 30,20±1,06 7,2±0,2 8,0±0,3 4,18±0,19 5,06 ± 0,27

Kết quả bảng trên cho thấy, nhiệt độ các bểương biến động trong khoảng 27,5 – 30,90C, pH nước dao động 7,2 – 8,1, hàm lượng oxy hòa tan dao động 4,17 – 5,06mg/l. Nhìn chung, với các thông số môi trường này phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chạch lấu.

4.3.1.2 COD

Bảng 17. COD trong các nghiệm thức ương giống cá chạch lấu

Đợt thu mẫu NT1 NT2 NT3 NT4

1 3,36 ± 1,31b 3,41 ± 0,79b 6,19 ± 1,67a 3,57 ± 1,07b 2 3,60 ± 1,83b 2,93 ± 1,89b 6,40 ± 1,11a 2,93 ± 1,67b 3 3,83 ± 1,75b 3,70 ± 1,19b 8,88 ± 1,86a 3,05 ± 0,58a

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng COD ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 2,93 – 8,88ppm. Trong đó hàm lượng COD qua các đợt thu mẫu ở nghiệm thức I (sử dụng cá tạp) luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức I (trứng nước), nghiệm thức 2 (trùn chỉ) và nghiệm thức III (thức ăn công nghiệp). Điều này cho thấy, thức ăn là cá tạp dễ gây ô nhiễm môi trường nước hơn các loại thức ăn còn lại. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn của BTNMT 08:2008, hàm lượng COD không được vượt quá 15 ppm thì hàm lượng COD trong thí nghiệm đã đạt chuẩn cho phép. Do đó, có thể kết luận rằng hàm lượng COD không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá chạch lấu trong quá trình ương nuôi.

4.3.2 Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm ương giống

4.3.2.1 Thực vật phiêu sinh

Qua 3 đợt thu mẫu chủ yếu trong môi trường nước thí nghiệm xuất hiện chủ yếu 4 ngành tảo: Bacilloriophyta (Tảo khuê), Cyanophyta (Tảo lam), Euglenophyta (Tảo mắt) và Chlorophyta (Tảo lục). Trong số đó, Chlorophyta

có số lượng loài cao nhất (17 loài) chiếm 85% tổng số loài so với 3 ngành còn lại là Bacilloriophyta (1 loài) chiếm 5%, Euglenophyta (1 loài) chiếm 5% và Cyanophyta (1 loài) chiếm 5%. Như vậy trong quá trình bố trí thí nghiệm thì tảo Chlorophyta là chiếm ưu thế. Mật số tảo dao động từ 5.500 – 2.314.400 cá thể/lít. Kết quả định lượng cho thấy, mật số thực vật cao nhất ở nghiệm thức trùn chỉ (471.614 cá thể/lít) và thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp UP (110.897 cá thể/lít). Điều này giải thích là do hàm lượng COD ở nghiệm thức UP (3,22 ppm) thấp hơn so với nghiệm thức trùn chỉ (3,73 ppm) do đó làm mật số thực vật tăng cao hơn.

Hình 17. Thành phần phiêu sinh thực vật trong thí nghiệm ương giống

4.3.2.2 Thực vật phiêu sinh

Đối với động vật phiêu sinh, xuất hiện chủ yếu gồm: Copepode, Cladocera, Rotifera và Nauplius. Phân tích định lượng phát hiện được Brachionus sp.

(thuộc Rotifera), Moina sp., Fillinia sp. (thuộc Cladocera), Calanus sp. (thuộc Copepoda). Mật số động vật cao nhất thuộc về nghiệm thức 1 (541.666 cá thể/m3), tiếp theo là nghiệm thức 4 (233.333 cá thể/m3), nghiệm thức 3 (141.666 cá thể/m3) và thấp nhất là ở nghiệm thức 1 (133.333 cá thể/m3).

4.3.3 Kết quả tăng trưởng của cá chạch lấu

Cá chạch lấu sau khi hết noãn hoàng được cho ăn hoàn toàn bằng trứng nước đến ngày tuổi thứ 10. Lúc này cá có khối lượng trung bình 0,015g/cá thể, chiều dài trung bình 6mm. Cá chạch lấu 10 ngày tuổi được đem bố trí thí nghiệm trong bể composite 500 lít với mật độ 500 con/bể với các loại thức ăn trứng

nước (NT1), trùn chỉ (NT2), cá tạp xay (NT3) và thức ăn công nghiệp (NT4). Kết quả tăng trọng được trình bày ở bảng 18.

Bảng 18. Tăng trưởng của cá chạch lấu qua các nghiệm thức ương.

15 sau khi TN 30 ngày sau khi TN 45 ngày sau khi TN NT L (cm) P (g) L (cm) P (g) L (cm) P (g) 1 3,49±0,05b 0,13±0,01b 4,89±0,17b 0,31±0,02b 5,51±0,22ab 0,48±0,07ab 2 4,01±0,11a 0,23±0,02a 5,13±0,06a 0,42±0,01a 5,75±0,36a 0,60±0,08a 3 2,35±0,06c 0,04±0,01c 3,00±0,62d 0,10±0,01c 5,04±0,31b 0,35±0,06b 4 2,01±0,04d 0,04±0,00c 3,32±0,14c 0,13±0,02c 3,61±0,19c 0,15±0,03c

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả tăng trưởng về khối lượng ở bảng 18 cho thấy, sau khi bố trí thí nghiệm 15 ngày, sự tăng trưởng về khối lượng thấp nhất ở NT3 và NT4 (0,04g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với NT2 (0,23g), NT1 (0,13g). 15 ngày tiếp theo, mức tăng trưởng cao nhất thuộc vẫn thuộc về NT2, tiếp theo là NT1, thấp nhất là NT3 và NT4. Đến ngày thứ 45 sau khi bố trí thí nghiệm mức tăng trưởng về khối lượng thấp nhất ở NT4 (0,15g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với NT3 (0,35g), NT1 (0,48g) và NT2 (0,60g). Theo ghi nhận trong quá trình thí nghiệm, cá chạch lấu rất ít bắt mồi khi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và tỏ ra rất thích thức ăn là trùn chỉ và trứng nước nên dẫn đến kết quả tăng trọng trên.

Sự tăng trưởng về chiều dài nhanh nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p>0,05 so với 3 nghiệm thức sử dụng trứng nước, cá tạp và thức ăn công nghiệp thuộc về nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn chỉ ở ngày thứ 15, 30 và 45 sau khi bố trí thí nghiệm. Kết quả này tương tự như kết quả của Nguyễn Thành

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 48)