Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 56 - 57)

Bảng 16. Các yếu tố nhiệt độ, pH, oxy trong quá trình ương cá giống. Chỉ

tiêu

Nhiệt độ (0C) pH Oxy hòa tan (mg/l)

NT Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

1 28,90±0,92 30,9±0,72 7,2±0,2 8,1±0,3 4,27±0,21 5,03±0,28 2 28,78±0,95 30,79±0,95 7,1±0,2 8,0±0,3 4,29±0,20 5,04±0,28 3 27,40±2,02 30,20±1,14 7,2±0,2 8,0±0,3 4,17±0,20 5,06 ± 0,27 4 29,40±1,15 30,20±1,06 7,2±0,2 8,0±0,3 4,18±0,19 5,06 ± 0,27

Kết quả bảng trên cho thấy, nhiệt độ các bểương biến động trong khoảng 27,5 – 30,90C, pH nước dao động 7,2 – 8,1, hàm lượng oxy hòa tan dao động 4,17 – 5,06mg/l. Nhìn chung, với các thông số môi trường này phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chạch lấu.

4.3.1.2 COD

Bảng 17. COD trong các nghiệm thức ương giống cá chạch lấu

Đợt thu mẫu NT1 NT2 NT3 NT4

1 3,36 ± 1,31b 3,41 ± 0,79b 6,19 ± 1,67a 3,57 ± 1,07b 2 3,60 ± 1,83b 2,93 ± 1,89b 6,40 ± 1,11a 2,93 ± 1,67b 3 3,83 ± 1,75b 3,70 ± 1,19b 8,88 ± 1,86a 3,05 ± 0,58a

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng COD ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 2,93 – 8,88ppm. Trong đó hàm lượng COD qua các đợt thu mẫu ở nghiệm thức I (sử dụng cá tạp) luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức I (trứng nước), nghiệm thức 2 (trùn chỉ) và nghiệm thức III (thức ăn công nghiệp). Điều này cho thấy, thức ăn là cá tạp dễ gây ô nhiễm môi trường nước hơn các loại thức ăn còn lại. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn của BTNMT 08:2008, hàm lượng COD không được vượt quá 15 ppm thì hàm lượng COD trong thí nghiệm đã đạt chuẩn cho phép. Do đó, có thể kết luận rằng hàm lượng COD không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá chạch lấu trong quá trình ương nuôi.

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 56 - 57)