Số liệu thu được được tính toán giá trị trung bình, min, max, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel 5.0. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích Anova một nhân tố và phép thử Duncan bằng phần mềm SPSS 16.0
Chương IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu bằng thức ăn khác nhau
Trong quá trình thí nghiệm, cá bố mẹ được thu từ tự nhiên vào thời điểm từ tháng 12/2007 đến tháng 01/2008 (do đây là khoảng thời gian cá xuất hiện nhiều trong tự nhiên). Ở nghiệm thức SH (sử dụng tép sông), trong thời gian tập cho cá ăn chúng tôi sử dụng 50% tép + 50% thức ăn tự chế. Tuy nhiên, trong lúc bắt mồi cá chỉ lựa tép là loại thức ăn ưa thích để ăn, còn phần thức ăn tự chế cá không ăn trong thời gian thuần hóa. Điều này tương tự với kết quả của Nguyễn Văn Triều (2009), cá chạch lấu là loài cá hoang dã, trong tự nhiên đã quen ăn động vật và có tập tính chọn lựa thức ăn ưa thích để ăn, với các loại thức ăn chính là côn trùng (40,6%), cá nhỏ (23,9%) và giáp xác (16,4%). Ở nghiệm thức CP (sử dụng thức ăn công nghiệp), cá hoàn toàn không bắt mồi. Kết quả này tương tự như kết quả của Phan Phương Loan & ctv (2009), khi sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá chạch lấu thì cá không bắt mồi trong suốt 90 ngày thí nghiệm. Trong điều kiện cá hoàn toàn không bắt mồi ở nghiệm thức CP cộng thêm trong khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp (200C), nên toàn bộ số cá trong nghiệm thức CP suy yếu dần dẫn đến mẫn cảm với bệnh trùng quả dưa và chết.
Do tập tính ăn của loài và điều kiện khách quan như trên, nên trong thí nghiệm nuôi vỗ thành thục của chúng tôi chỉ còn 2 nghiệm thức được cho ăn với 2 loại thức ăn mà cá chạch lấu ưa thích là trùn quế và tép sông
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm nuôi vỗ cá chạch lấu
4.1.1.1 Nhiệt độ
Bảng 4. Nhiệt độ trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu
Thời điểm Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW Buổi sáng (6-7h) 28,76 ± 0,92 (27 – 29) 28,76 ± 0,92 (27 - 29) Buổi chiều (14-15h) 30,81 ± 0,85 (30 – 33) 30,83 ± 0,89 (30 - 33)
Nhiệt độ trong quá trình nuôi vỗ trong các nghiệm thức nằm trong khoảng 28,67 – 30,810C. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá, tôm nằm trong khoảng 25 – 320C (Trương Quốc Phú, 2004). Như vậy, với khoảng nhiệt độ trên là phù hợp cho sự thành thục sinh dục của cá chạch lấu.
4.1.1.2 Oxy hòa tan
Bảng 5. Oxy trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu
Thời điểm Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW Buổi sáng (6-7h) 4,21 ± 0,01 (3,7 – 4,6) 4,23 ± 0,01 (3,7 – 4,6) Buổi chiều (14-15h) 5,02 ± 0,01 (4,5 – 5,7) 5,03 ± 0,02 (4,5 – 5,8) Oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm dao động từ 4,21– 5,03mg/l. Theo Lê Văn Cát & ctv (2006) thì nồng độ oxy hòa tan thích hợp cho cá nuôi là 3,0 – 5,0 mg/l. Với khoảng oxy dao động trên hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chạch lấu.
4.1.1.3 pH
Bảng 6. pH trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu
Thời điểm Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW Buổi sáng (6-7h) 7,18 ± 0,02 (6,8 – 7,6) 7,18 ± 0,02 (6,8 – 7,6) Buổi chiều (14-15h) 8,01 ± 0,03 (7,5 – 9) 8,01 ± 0,03 (7,5 – 9)
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Mỗi loài cá có khoảng pH thích hợp riêng, pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Khi pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2004).
Trong quá trình thí nghiệm, pH dao động trong khoảng từ 6,8 – 9 được ghi nhận ở bảng 6 cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động sinh lý bình thường của cá.
4.1.1.4. COD
COD phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ nước và hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực, chỉ số COD càng cao biểu thị cho nguồn nước càng có nhiều vật chất hữu cơ. COD thích hợp cho nuôi thủy sản nằm trong khoảng 15-30ppm (Nguyễn Thanh Phương & ctv, 2009).
Bảng 7. COD trong các nghiệm thức nuôi vỗ cá chạch lấu
Đợt thu mẫu Nghiệm thức SH Nghiệm thức EW
1 8,90 ± 1,31a 8,00 ± 2,12a
2 6,57 ± 0,96a 5,87 ± 1,22a
3 7,47 ± 0,15a 7,97 ± 1,89a
Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa ( p>0,05).
Trong quá trình nuôi vỗ, đối với nghiệm thức sử dụng tép, hàm lượng COD cao nhất đạt 8,90 và thấp nhất đạt 6,57. Trong khi đó, ở nghiệm thức sử dụng trùn quế, COD cao nhất đạt 8,00 và thấp nhất là 5,87. Tuy nhiên, hàm lượng COD ở các đợt thu mẫu giữa 2 nghiệm thức đều không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể do trong quá trình nuôi vỗ, lượng nước trong bể được thay thường xuyên và đồng loạt từ 2 – 3 ngày/lần và mỗi lần từ 30 – 40% nên hàm lượng COD luôn ở mức dao động không đáng kể giữa các nghiệm thức.
Kết quả hàm lượng COD trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 5,87 – 8,90 ppm, kết quả này nằm trong ngưỡng thích hợp quá trình nuôi vỗ thành thục của cá chạch lấu.
4.1.2 Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm nuôi vỗ
4.1.2.1 Thực vật phiêu sinh
Qua các đợt thu mẫu chủ yếu trong môi trường nước thí nghiệm xuất hiện chủ yếu 3 ngành tảo: Bacilloriophyta (tảo Khuê), Cyanophyta (tảo Lam) và Chlorophyta (tảo Lục). Trong sốđó, Chlorophyta có số lượng loài cao nhất (20 loài) chiếm 62,50% tổng số loài so với 2 ngành còn lại là Bacilloriophyta (5 loài) chiếm 15,63% và Cyanophyta (7 loài) chiếm 21,87%. Kết quảđịnh lượng cho thấy rằng mật độ tảo trong thí nghiệm từ 146.370 – 607.824 cá thể/lít. Trong đó, thực vật phiêu sinh ở nghiệm thức sử dụng tép (345.715 cá thể/lít)có mật số cao hơn so với nghiệm thức sử dụng trùn quế (319.450 cá thể/lít) qua các đợt thu mẫu. Kết quả này phù hợp với hàm lượng COD ở nghiệm thức sử dụng tép (7,64ppm) có xu hướng cao hơn nghiệm thức sử dụng trùn (7,28 ppm). Tuy nhiên, do lượng nước trong bể nuôi được thay định kỳ 2 – 3 ngày/lần nên làm cho hàm lượng COD không vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 – BTNMT là 15 ppm. Mật số thực vật trong các ao nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trung bình là khoảng 6 triệu cá thể/lít (Dương Thị Hoàng Oanh và ctv, 2008). Do đó, mật số của thực vật phiêu sinh trong thí nghiệm thấp hơn nhiều so với các ao nuôi ngoài thực tế. Chính vì vậy, mật số thực vật phiêu sinh không ảnh hưởng đến quá trình thành thục sinh dục của cá.
4.1.2.2 Động vật phiêu sinh
Trong thí nghiệm, động vật phiêu sinh xuất hiện chủ yếu gồm 4 nhóm ngành: Copepode, Cladocera, Rotifera và Protozoa. Trong thời gian thí nghiệm thì Copepoda có số loài cao nhất (3 loài) chiếm 37,70% tổng số loài, còn lại các ngành khác tương đối ít (từ 1 – 2 loài). Qua kết quảđịnh lượng cho thấy, mật số các loài động vật phiêu sinh đã phát triển từ 11.595 – 16.289 cá thể/m3. Trong đó, mật số động vật phiêu sinh ở nghiệm thức sử dụng tép (13.117 cá thể/m3) thấp hơn so với nghiệm thức sử dụng trùn quế (14.400 cá thể/m3) qua các đợt thu mẫu. Điều này do ở nghiệm thức sử dụng tép, mật số thực vật luôn cao hơn so với nghiệm thức sử dụng trùn quế.
Theo quan điểm sinh thái học, sự phát triển quần đàn của động, thực vật phiêu sinh luôn lệch pha (Mật số quần thể của thực vật tăng trước, sau đó mật số quần thểđộng vật tăng theo, và khi mật số động vật tăng cao đến một thời điểm nào đó thì mật số thực vật lại giảm). Theo Nguyễn Thị Kim Liên và ctv (2008) mật số động vật phiêu sinh trong các ao nuôi có quy mô nhỏ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 689.497 cá thể/m3. Tuy nhiên qua các đợt thu mẫu, mật số động vật phiêu sinh không có sự biến động mạnh trong suốt quá trình thí nghiệm, nhưng lại thấp hơn so với ao nuôi thực tế. Điều này cho thấy, do môi trường nuôi vỗ được kiểm soát tốt (thay nước thường xuyên), nên mật số động vật phiêu sinh thấp hơn nhiều so với trong ao nuôi.
4.1.3 Xác định giới tính
Ở cá chạch lấu, cá đực có thể xác định được bằng cách vuốt tinh ra khi chúng thành thục sinh dục. Kết quả giải phẫu của nhiều mẫu cá để quan sát tuyến sinh dục và kết hợp với quan sát hình thái bên ngoài của cá chạch lấu đực và cái cho thấy rằng, có một vài đặc điểm có thể xác định được giới tính và sự xác định này chỉ có độ chính xác cao trong mùa vụ sinh sản của cá. Các đặc điểm hình thái bên ngoài của cá chạch lấu khi thành thục có thể mô tả như sau:
Cá chạch lấu cái có tuyến sinh dục phát triển, thường có bụng to hơn cá đực. Cá chạch lấu đực thường có kích cỡ lớn và thon dài hơn cá cái.
Cá chạch lấu cái có lỗ sinh dục to, tròn và lồi hơn cá đực. Khi thành thục cá cái có xu hướng chuyển từ màu xám đen sang màu vàng. Đây là đặc điểm chính giúp ta phân biệt cá chạch lấu đực và cái trong mùa vụ sinh sản.
Hình 5. Hình thái bên ngoài cá chạch lấu đực và cái 4.1.4 Đặc diểm hình thái tuyến sinh dục cá Chạch lấu
Nhìn chung đặc điểm các giai đọan thành thục của cá chạch lấu cái cũng tương tự như giai đoạn thành thục buồng trứng cá nói chung mà Sakun và Bustkaia, (1982) đã mô tả.
4.1.4.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá cái thành thục
Buồng trứng cá Chạch lấu có hình ống hơi dài, màu vàng rơm. Bên trong buồng trứng có vách ngăn ngang (tấm trứng), có nhiều mạch máu. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau và dẫn ra lỗ huyệt thông qua ống dẫn trứng.
♀
Hình 6. Hình thái tuyến sinh dục cá chạch lấu cái
4.1.4.2 Đặc điểm tuyến sinh dục cá đực thành thục
Buồng tinh cá chạch lấu là hai dãy nằm sát bên xương sống, có màu trắng đục, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp màng mỏng. Một đầu dính vào lỗ sinh dục, một đầu tự do nằm giữa xoang nội quan.
Hình 7. Hình thái bên ngoài và mô học tuyến sinh dục cá chạch lấu đực 4.1.5 Biến động giai đoạn thành thục của cá chạch lấu
Ở 2 nghiệm thức sử dụng tép và trùn quế sau 2 tháng nuôi vỗ chưa có sự khác nhau về tỷ lệ các giai đoạn thành thục sinh dục. Bắt đầu tháng thứ 3 đã có sự khác biệt về tỷ lệ cá thành thục. Đến tháng thứ tư thì sự khác biệt về tỷ lệ cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV khi sử dụng thức ăn là trùn quế (78,6%) so với 72,5% khi sử dụng thức ăn là tép rất rõ. Theo Nguyễn Văn Triều (2009), cá chạch lấu cái trong tự nhiên ở giai đoạn IV xuất hiện nhiều nhất ở tháng 6 với
tỷ lệ 63,3%. Có sự khác biệt này có thể do trong quá trình nuôi vỗ với điều kiện thức ăn đầy đủ, điều kiện môi trường thuận lợi đã thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể cá, những tác động này tạo điều kiện giúp đã thành thục sớm hơn so với trong tự nhiên (Dương Tuấn, 1981).
Bảng 8. Biến động giai đoạn thành thục của cá chạch lấu theo thời gian nuôi. Nghiệm thức SH (tép), % GĐTTSD Nghiệm thức EW (trùn quế), % GĐTTSD Thời gian nuôi
(Tháng) I-II III IV I-II III IV
2 3 4 5 100 73,3 43,4 11,3 - 26,7 42,4 16,2 - - 14,2 72,5 100 74,2 37 9,7 - 25,8 45,4 11,7 - 17,6 78,6
Chú thích: GĐTTSD: Giai đoạn thành thục sinh dục; thời gian nuôi vỗ tính theo tháng.
Như vậy, sau 4 tháng nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 78,6% ở nghiệm thức sử dụng trùn quế và 72,5% ở nghiệm thức sử dụng tép sông.
4.1.6 Hệ số thành thục cá chạch lấu theo thời gian nuôi vỗ
Bảng 9. Sự biến động hệ số thành thục của cá chạch lấu qua các tháng nuôi. Thời gian nuôi (tháng) Nghiệm thức Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 SH (tép sông) EW (trùn quế) 0,12 ± 0,03a 0,13 ± 0,03a 3,25 ± 0,35a 2,75 ± 0,28a 8,17 ± 2,59b 12,37 ± 3,3a 14,09 ± 3,22b 17,64 ± 2,68a
Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa ( p>0,05).
Bảng 9 cho thấy, hệ số thành thục của 2 nghiệm thức đều tăng lên ở các tháng nuôi vỗ. Vào tháng 3, sau khi bố trí thí nghiệm 1 tháng, hệ số thành thục giữa các nghiệm thức dao động không lớn. Hệ số thành thục ở nghiệm thức sử dụng thức ăn là tép cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế, tuy nhiên giữa 2 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này, có thể giải thích cá trong tự nhiên vừa trải qua mùa lạnh, trong tự nhiên sống ở điều kiện sông rộng, lớn, nước chảy nên khi đưa vào điều kiện nuôi vỗ hoàn toàn mới nên cá chưa kịp thích nghi với môi trường nuôi và chếđộ dinh dưỡng mới nên vẫn còn sử dụng nguồn năng lượng tích lũy để chuyển hóa cho tuyến sinh dục. Nguồn thức ăn cung cấp trong quá trình nuôi vỗ trong thời gian này chủ yếu để đáp ứng về mặt duy trì nên vẫn chưa có sự khác biệt về hệ số thành thục giữa 2 nghiệm thức.
Đến tháng 4, hệ số thành thục của cá tăng dần theo thời gian nuôi ở cả 2 nghiệm thức. Sự khác biệt về hệ số thành thục của cá có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai loại thức ăn là trùn quế (12,37%) và tép (8,17%) bắt đầu sau 3 tháng nuôi vỗ. Tương tự, đến tháng thứ 5, hệ số thành thục của cá tiếp tục tăng và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), trong đó nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế (17,64%) vẫn cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn là tép (14,09%). Hệ số thành thục của cá chạch lấu khi nuôi vỗ bằng thức ăn trùn quế (17,64%) và tép sông (14,09%) đều cao hơn so với cá ngoài tự nhiên, đạt cực đại vào tháng 6 (3,57%) và tháng 7 (3,61%) (Nguyễn Văn Triều, 2009). Kết quả trên cho thấy, qua 2 tháng nuôi vỗ cá chạch lấu đã thích nghi trong điều kiện nhân tạo nên hệ số thành thục giữa 2 nghiệm thức đều tăng lên rõ rệt. Nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế có tác dụng tốt đối với sự thành thục của cá chạch lấu hơn nghiệm thức sử dụng tép có thể do trùn quế có thành phần đạm cao hơn so với tép và là loại thức ăn cá chạch lấu rất ưa thích. Điều này cũng phù hợp với qui luật khi cho cá ăn loại thức ăn ưa thích của loài thì chúng sẽ kích thích quá trình thành thục sinh dục tốt hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
4.1.7 Sự biến đổi đường kính trứng cá chạch lấu trong bể nuôi vỗBảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗBảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗBảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗ Bảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗ
STT NT thân (g) Khối lượng TSD (g) Khối lượng Đườ(min - max) ng kính TB đGiai oạn
1 233 31 1,33 (0,9 ÷ 1,55) IV 2 134 18 1,19 (0,5 ÷ 1,55) IV 3 210 21 1,4 (0,75 ÷ 1,55) IV 4 145 4,8 0,74 (0,5 ÷ 0,95) III 5 155 11,2 0,70 (0,3 ÷ 0,88) III 6 SH 125 9,4 0,80 (0,63 ÷ 1,0) III 1 165 30 1,30 (0,75÷ 1,55) IV 2 190 28 1,24 (0,63÷1,55) IV 3 160 25 1,39 (0,5 ÷ 1,55) IV 4 160 7,8 0,79 (0,63 ÷ 1,13) III 5 170 15 0,73 (0,55 ÷ 0,88) III 6 EW 150 14 0,74 (0,50 ÷ 1,05) III
Kết quả quan sát đường kính trứng cá chạch lấu ở 2 nghiệm thức thể hiện ở bảng 8 cho thấy trứng cá chạch lấu ở giai đoạn 3 có đường kính trung bình dao động từ 0,70 – 0,79mm, đến giai đoạn 4 đường kính trung bình của trứng tăng lên, dao động từ 1,19 – 1,40mm.
4.2 Kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu 4.2.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản 4.2.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản 4.2.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản 4.2.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Trong sinh sản nhân tạo, việc chọn cá bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh sản. Để chọn cá bố mẹ thường dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài như màu sắc cơ thể, mức độ xung huyết của lỗ sinh dục,…kết hợp dùng que thăm trứng để chọn.
Cá cái: chọn cá khỏe mạnh, không bị thương tật, không bị xây xát, màu sắc ánh