Bảng 9. Sự biến động hệ số thành thục của cá chạch lấu qua các tháng nuôi. Thời gian nuôi (tháng) Nghiệm thức Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 SH (tép sông) EW (trùn quế) 0,12 ± 0,03a 0,13 ± 0,03a 3,25 ± 0,35a 2,75 ± 0,28a 8,17 ± 2,59b 12,37 ± 3,3a 14,09 ± 3,22b 17,64 ± 2,68a
Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa ( p>0,05).
Bảng 9 cho thấy, hệ số thành thục của 2 nghiệm thức đều tăng lên ở các tháng nuôi vỗ. Vào tháng 3, sau khi bố trí thí nghiệm 1 tháng, hệ số thành thục giữa các nghiệm thức dao động không lớn. Hệ số thành thục ở nghiệm thức sử dụng thức ăn là tép cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế, tuy nhiên giữa 2 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này, có thể giải thích cá trong tự nhiên vừa trải qua mùa lạnh, trong tự nhiên sống ở điều kiện sông rộng, lớn, nước chảy nên khi đưa vào điều kiện nuôi vỗ hoàn toàn mới nên cá chưa kịp thích nghi với môi trường nuôi và chếđộ dinh dưỡng mới nên vẫn còn sử dụng nguồn năng lượng tích lũy để chuyển hóa cho tuyến sinh dục. Nguồn thức ăn cung cấp trong quá trình nuôi vỗ trong thời gian này chủ yếu để đáp ứng về mặt duy trì nên vẫn chưa có sự khác biệt về hệ số thành thục giữa 2 nghiệm thức.
Đến tháng 4, hệ số thành thục của cá tăng dần theo thời gian nuôi ở cả 2 nghiệm thức. Sự khác biệt về hệ số thành thục của cá có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai loại thức ăn là trùn quế (12,37%) và tép (8,17%) bắt đầu sau 3 tháng nuôi vỗ. Tương tự, đến tháng thứ 5, hệ số thành thục của cá tiếp tục tăng và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), trong đó nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế (17,64%) vẫn cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn là tép (14,09%). Hệ số thành thục của cá chạch lấu khi nuôi vỗ bằng thức ăn trùn quế (17,64%) và tép sông (14,09%) đều cao hơn so với cá ngoài tự nhiên, đạt cực đại vào tháng 6 (3,57%) và tháng 7 (3,61%) (Nguyễn Văn Triều, 2009). Kết quả trên cho thấy, qua 2 tháng nuôi vỗ cá chạch lấu đã thích nghi trong điều kiện nhân tạo nên hệ số thành thục giữa 2 nghiệm thức đều tăng lên rõ rệt. Nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế có tác dụng tốt đối với sự thành thục của cá chạch lấu hơn nghiệm thức sử dụng tép có thể do trùn quế có thành phần đạm cao hơn so với tép và là loại thức ăn cá chạch lấu rất ưa thích. Điều này cũng phù hợp với qui luật khi cho cá ăn loại thức ăn ưa thích của loài thì chúng sẽ kích thích quá trình thành thục sinh dục tốt hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
4.1.7 Sự biến đổi đường kính trứng cá chạch lấu trong bể nuôi vỗBảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗBảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗBảng 10. Biến đổi đường kính trứng (mm) của cá chạch lấu nuôi vỗ