Tỷ lệ sống cá trong quá trình ương

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 60)

Bảng 19. Tỷ lệ sống của cá chạch lấu khi ương bằng các loại thức ăn khác nhau Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) 1 27,67 ± 9,71b 2 70,13 ± 10,63a 3 7,06 ± 1,50c 4 6,73 ± 0,58c

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Bảng 19 cho thấy tỷ lệ sống của chạch lấu ở nghiệm thức 2 (sử dụng trùn chỉ) đạt cao nhất (70,13%), kếđến là nghiệm thức sử dụng trứng nước (27,67%) và sau cùng là nghiệm thức sử dụng cá tạp và thức ăn công nghiệp (7,06 và 6,73%) (p>0,05). Giải thích kết quả trên, trong quá trình làm thí nghiệm chúng tôi ghi nhận ở nghiệm thức sử dụng cá tạp và thức ăn công nghiệp do chúng ít bắt mồi nên cơ thể suy yếu dẫn đến chết. Ở nghiệm thức sử dụng trứng nước mặc dù bắt mồi tốt nhưng ở nghiệm thức này có xuất hiện bệnh trùng quả dưa ở ngày thứ 20 sau khi bố trí thí nghiệm dẫn đến tỷ lệ sống thấp và tăng trọng kém (xử lý thuốc ở nghiệm thức này). Số còn lại qua đợt bệnh với điều kiện mật độ thưa nên tăng nhanh dẫn đến kết quả ngày thứ 45 khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tăng trọng (p>0,05) so với nghiệm thức sử dụng trùn chỉ.

Kết quả về tỷ lệ sống khi ương cá chạch lấu bằng trùn chỉ trong nghiên cứu của chúng tôi là 70,13% cao hợn so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung & ctv

(2009) là 60% và của Đặng Văn Trường & ctv (2009) là 27,27%. Sự khác biệt này có thể do sự quản lý trong quá trình ương và chất lượng cá bột.

4.4 Vấn đề phòng trị bệnh cho cá chạch lấu trong nuôi vỗ và ương giống

Trong quá trình thực hiện đề tài tại xã Mỹ Khánh, Trung tâm giống thủy sản và trại thực nghiệm Bộ môn thủy sản – Đại Học An Giang, chúng tôi ghi nhận một số vấn đề về bệnh trên cá chạch lấu

- Trong quá trình nuôi vỗ thành thục có xuất hiện bệnh lở loét, nguyên nhân có thể do nước ao nuôi có pH thấp (nhỏ hơn 6,5) kết hợp điều kiện nhiệt độ lạnh dẫn đến cá bị lở loét và chết. Biện pháp khắc phục là bón vôi nâng pH, nâng cao mức nước trong mùa lạnh kết hợp trộn vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng.

- Cá bố mẹ có hiện tượng bị ký sinh trùng (nhóm rận cá). Khắc phục bằng cách đem cá tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút để loại bỏ ký sinh.

Hình 18. Cá chạch lấu bị rận cá đeo bám

- Khi ương giống, cá chạch lấu giống rất mẫn cảm với bệnh trùng quả dưa, nhất là trong giai đoạn 1-1,5 tháng tuổi. Bệnh trùng quả dưa gây chết hàng loạt cá giống, hiệu quảđiều trị bệnh không cao, cụ thể là đã gây ra 2 đợt chết cá giống ở Bộ môn Thủy sản và Trung tâm giống. Bệnh này phòng ngừa tốt hơn điều trị bằng cách giữ môi trường nước sạch, giữ nhiệt độ, pH ổn định, mật độ ương vừa phải và tăng cường vitamin giúp cá nâng cao sức đề kháng.

Hình 19. Trùng quả dưa

4.5 Kết quả chuyển giao qui trình sinh sản nhân tạo tại Trung tâm giống Thủy sản An Giang Thủy sản An Giang Thủy sản An Giang

4.5.1 Cá bố mẹ

Chúng tôi chuyển xuống Trung tâm giống Thủy sản An Giang 52 con cá bố mẹ (32 cá cái và 20 cá đực) được nuôi vỗ tại trại Mỹ Khánh, Long Xuyên, An Giang trong tình trạng khỏe mạnh, thành thục hoàn toàn (được kiểm tra bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài kết hợp dùng que thăm trứng đối với con cái và vuốt tinh đối với con đực).

4.5.2 Kích thích sinh sản nhân tạo

Dựa trên kết quả nghiên cứu từ Đại Học An Giang là có thể dùng HCG và LHRHa + DOM để kích thích sự rụng trứng cá chạch lấu. Tuy nhiên, do LHRHa làm cạn kiệt FSH và LH từ não thùy cho quá trình chín và rụng trứng nên kéo dài thời gian tái thành thục của cá so với HCG (Nguyễn Tường Anh, 1999). Chính vì lý do này nên chúng tôi chỉ khuyến cáo cán bộ của Trung tâm sử dụng HCG để kích thích cá chạch lấu rụng trứng.

Với phép tiêm 2 liều: liều sơ bộ 0,5mg não thùy, liều quyết định 2.000UI HCG cho 1kg cá cái. Cá đực tiêm 1/3 liều của cá cái.

Cá bột sau khi hết noãn hoàng, trong 10 ngày đầu cho ăn bằng trứng nước, những ngày tiếp theo cho ăn bằng trùn chỉ. Mật độương 1.000con/1m3, sau 60 ngày ương thu được cá giống có chiều dài trung bình 7-8cm.

Đã tiến hành sinh sản 4 đợt, kết quảđược trình bày trong bảng 15.

Bảng 20. Kết quả sinh sản nhân tạo cá tại Trung tâm giống Thủy sản Đợt sinh sản Số cá cái (kg) Số cá bột (con) Số cá giống (con)

1 2 3 4 3,0 1,8 1,9 1,2 9.000 17.000 8.000 595 5.000 14.900

4.5.3 Đào tạo nhân lực và giao nộp sản phẩm

- Nhân lực: qui trình đã chuyển giao cho 2 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm. Hai cán bộ này đã tiếp nhận thành thạo các bước thực hiện trong qui trình.

- Về sản phẩm: bàn giao cho Trung tâm 52 con cá bố mẹ cùng 20.000 con giống theo yêu cầu mà đề cương nghiên cứu đặt ra.

Chương V. KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài rút ra một số nhận định sau

- Cá chạch lấu (M. favus) có khả năng thành thục tốt trong bể lót bạt với mật độ nuôi 1kg/m3 bểở mức nước sâu 0,8m, thức ăn là trùn quế hay tép sông. Khẩu phần ăn trong quá trình nuôi vỗ dao động 5-7% khối lượng thân/ngày ở giai đoạn nuôi vỗ tích cực và 3% khối lượng thân/ngày trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục.

- Tỷ lệ thành thục trong quá trình nuôi vỗđạt từ 72,5 -78,6%. Hệ số thành thục của cá chạch lấu đạt cực đại vào tháng 5 ở nghiệm thức sử dụng tép là 14,09% thấp hơn so với nghiệm thức sử dụng trùn quế 17,64%. Sức sinh sản thực tế của cá dao động trong khoảng 21 -35 trứng/g cá cái.

- Trong thí nghiệm này khi sử dụng não thùy với các mức nồng độ 3, 5, 7mg/kg cá cái thì không gây ra sự rụng trứng.

- Khi sử dụng HCG với liều lượng từ 1.500 – 2.500UI và LHRHa từ 100 – 200 µg+ 10mg DOM/kg cá cái ở liều quyết định để kích thích sự rụng trứng cá chạch lấu cho tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 50%, tỷ lệ nở trung bình đạt 91-92%, tỷ lệ sống của cá bột sau 4 ngay tuổi trung bình đạt 86-88%.

- Khi ương giống cá chạch lấu ở mật độương 500 con/bể 500 lít thì thức ăn là trùn chỉ (nghiệm thức 1) cho tốc độ tăng trưởng (5,75cm chiều dài và 0,60g khối lượng) và tỷ lệ sống (70,13%) cao nhất.

5.2. Đề xuất

- Tiếp tục thử nghiệm kích thích sự rụng trứng cá chạch lấu bằng não thùy ở mức nồng độ cao hơn (8, 9, 10mg/kg cá cái) và LHRHa với nồng độ thấp hơn (từ 50 – 90 µg+ 10mg DOM/kg cá cái)

- Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu trong các điều kiện khác như ao, bè để có thêm dữ liệu.

- Tiếp tục thử nghiệm ương cá chạch lấu ở các mật độ khác nhau để tìm ra mật độ tối ưu cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống.

- Nghiên cứu phòng và trị bệnh trùng quả dưa trong quá trình ương giống cá chạch lấu.

QUI TRÌNH SN XUT GING NHÂN TO CÁ CHCH LU (Mastacembelus favus)

1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu 1.1 Điều kiện bể nuôi

Có thể nuôi vỗ thành thục sinh dục cá chạch lấu trong bể lót bạt cao su. Mức nước trong bể nuôi từ 0,8m trở lên.

Các yếu tố môi trường đảm bảo các thông số: nhiệt độ 26-300C, pH từ 6,8 – 8,5, oxy hòa tan từ 3mg/l trở lên.

1.2 Chọn cá nuôi vỗ

- Cá đưa vào nuôi vỗ có khối lượng từ 100 - 150g trở lên đối với con cái và 200-300g trở lên đối với con đực. Cá khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật, màu sắc sáng, nhiều nhớt.

- Mật độ nuôi vỗ: 1kg/m3 nước - Tỷ lệđực cái: 1/1

- Thời gian nuôi vỗ: từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch hàng năm.

1.3. Cho ăn và chăm sóc, quản lý

Cho ăn: cho cá ăn tép, trùn quế. Cá được cho ăn ngày 1 lần/ngày vào buổi chiều mát với khẩu phần ăn dao động trong khoảng 5-7% khối lượng thân/ngày trong giai đoạn nuôi vỗ tích cực và 3% khối lượng thân/ngày trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục.

Chăm sóc: Trong bể nuôi để lục bình trên mặt nước che bớt ánh sáng cho cá, bên trong bểđặt những ống nhựa làm nơi trú ẩn cho cá.

- Hàng ngày quan sát biểu hiện hoạt động và ăn mồi của cá để điều chỉnh thức ăn và chăm sóc kịp thời (cá khỏe mạnh ban ngày luôn trú ẩn trong ống). Thay nước định kỳ 2-3 ngày/lần giúp cá thành thục tốt.

- Định kỳ 15-20 ngày/lần trộn Hadaclean A với liều lượng 2-3g/1kg thức ăn để tẩy nội, ngoại ký sinh cho cá.

- Chếđộ sục khí: các bể nuôi nên được bố trí sục khí vào ban đêm (bắt đầu từ 19h).

- Với chếđộ ăn và chăm sóc thích hợp cá chạch lấu thành thục sinh dục sau 3-4 tháng nuôi, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt từ 72,5 – 78,6%. Hệ số thành thục sinh dục dao động trong khoảng 14,09-17,64%.

2. Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu 2.1 Chọn cá sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá chạch lấu khoảng tháng 3-8 dl hàng năm. Cá có khả năng sinh sản 2-4 lần trong năm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cá nên cho cá sinh sản tối đa 2 lần/năm. Khi chọn cá sinh sản, thường dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Cá cái: Chọn những cá khỏe mạnh, bụng to, mềm đều, màu sắc ánh vàng, lỗ sinh dục tròn, hồng và nhô lên. Dùng que thăm trứng thấy trứng căng tròn, vàng, rời, đều cỡ và có đường kính từ 1,45mm trở lên.

- Cá đực: Chọn cá có thân thon dài, vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đục như sữa chảy ra.

Sau khi chọn cá đực và cái xong đưa vào bể trữ cá, làm nơi trú ẩn cho cá, mức nước trong bể từ 50-70cm, sục khí cho cá khỏe lại. Sau khoảng 4-6h thì tiến hành kích thích cá sinh sản.

2.2. Kỹ thuật kích thích cá chạch lấu sinh sản

- Hormone kích thích cá sinh sản: não thùy, HCG, LHRHa+DOM - Số lần tiêm: 2 lần đối với cá cái,

+ Liều sơ bộ sử dụng não thùy với liều lượng 0,5mg/kg cá cái.

+ Khi sử dụng HCG: liều quyết định tiêm với liều lượng 1.500 - 2.500UI HCG/kg cá cái.

+ Khi sử dụng LHRHa+DOM: liều quyết định sử dụng 100-200µg LHRHa + 10mg DOM/kg cá cái.

- Khoảng thời gian giữa 2 liều tiêm cách nhau 8-10h

- Cá đực tiêm bằng 1/3 liều cá cái và tiêm cùng thời điểm liều quyết định ở cá cái.

- Sau khi tiêm, nhốt cá đực và cái cùng 1 bể. Trong bểđặt giá thể, đậy lưới trên mặt bểđể tránh cá nhảy ra ngoài. Định kỳ 12h thay nước bể 1 lần, mỗi lần thay khoảng 30-40%.

2.3. Gieo tinh nhân tạo

Sau khi tiêm liều quyết định, khoảng 36h sau tiến hành kiểm tra cá, nếu cá có dấu hiệu rụng trứng thì vuốt trứng song song vuốt tinh cá đực và cho thụ tinh.

2.4. Kỹ thuật ấp trứng

Trứng cá chạch lấu thuộc nhóm trứng dính. Tuy nhiên, do lượng trứng ít nên sử dụng giá thểđể ấp trứng. Giá thể có thể là vỹ lưới, gạch tàu, tấm kính,… được đặt cách mặt nước khoảng 10-20cm. Ở nhiệt độ 28-300C, khoảng 48h đã có cá nở, sau 58h – 6h cá sẽ nở rộ. Sau khi nở 3-4 ngày, lúc này cá hết noãn hoàng thì thu cá và chuyển sang bểương.

3. Kỹ thuật ương cá chạch lấu giống 3.1 Dụng cụương

Có thể sử dụng bể composite, bể lót bạt, bể xi-măng để ương cá. Nước ương cá là nước sông được sát khuẩn. Mức nước trong bể ương từ 60-70cm và trao đổi khí liên tục. Trong bểương đặt giá thể làm chỗ bám cho cá.

3.2 Mật độ thảương: 1.000con/m3 nước

3.3.Cho ăn, chăm sóc

- Trong 10 ngày đầu cho ăn hoàn toàn bằng trứng nước sống. Liều lượng cung cấp thỏa mãn nhu cầu của cá.

- Từ ngày 21 trở đi cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ đến 45-60 ngày tuổi. Ngày cho ăn 2 lần. Khẩu phần ăn theo nhu cầu của cá.

3.4 Chăm sóc và quản lý nước

Hàng ngày siphon thức ăn thừa, phân cá. Nếu thấy nước dơ thì thay nước từ 30- 50%. Chú ý đến giá thể (là lục bình hoặc ống nhựa), tránh để giá thể dơ sẽ dễ phát sinh bệnh.

3.5 Thu hoạch

Sau 45 đến 60 ngày, người sản xuất có thể thu hoạch giống để cung cấp cho người nuôi. Nếu chăm sóc và quản lý tốt, tỷ lệ sống có thểđạt từ 27-71%.

Chương VI. TÀI LIU THAM KHO

Animal – World. 2007. Tire Track Eel [on-line]. Animal – World. Available

from:

12.12.2007).

Bình Thuận, 2007. Cá chạch sông (Mastacembelus favus). Đọc từ

(ngày đọc 10/4/2009)

Duong Thi Hoang Oanh, Nguyen Huu Loc, Vu Ngoc Ut. 2008. Phytoplankton community in striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) production systems in the Mekong Delta. Handbook and Abtracts: Catfish aquaculture in Asia. Can Tho University.

Dương Tuấn, 1981. Giáo trình sinh lý cá. Khoa Thủy sản. Đại Học Nha Trang. Huang, H. (et. al.) 1987. The freshwater fishes of China in coloured illustrations. The freshwater fishes of China in coloured illustrations.

Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải. 2002. Động vật chí Việt Nam 5. NXB. Khoa học và kỹ thuật.

Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên. 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

Đặng Văn Trường, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thanh Nhân, Trần Hữu Phúc, 2009. Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu (M. favus). Tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long (ISN 1859 – 1159) – Viện Nghiên cứu NTTS II. NXB Nông Nghiệp.

ITIS. 2008. Mastacembelus favus [on-line]. ITIS. Đọc từ:

đọc ngày: 12.01.2008).

Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát. 2006. Nước nuôi thủy sản,

chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Hà Nội: NXB KH & kỹ thuật Lê Văn Lễnh, 2009. Nghiên cứu thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chạch lấu đến 30 ngày tuổi. Hội thảo khoa học trẻ. Hà Nội, 2009. M. Serajuddin and Saleem Mustafa, 1994. Feeding specializations in aldult

SpinyEel (Mastacembelus favus. Asian Fisheries Science 7 (1994): 63-65. Mai Đình Yên. 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

Mongabay. 2007. Tire track Eel, Spiny Eel, White-spotted Spiny Eel [on-line]. Mongabay. Available from:

(Accesed:

12.12.2007).

Nguyễn Đình Trung. 2004. Bài giảng quản lý chất lượng nước trong ao nuôi

thủy sản. Khoa thủy sản.Trường đại học thủy sản Nha Trang.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, 2009. Giáo trình Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thành Trung. 2007. Kết quả bước đầu về sinh sản nhân tạo cá chạch

lấu . Tạp chí khoa học Cần Thơ 04 (22). Trang 5 – 6

Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Tường Anh, Nguyễn Quốc Thanh, 2009. Thử nghiệm sản xuất giống cá chạch lấu (M. favus). Hội nghị Khoa học thủy sản toàn quốc. Đại Học Nông Lâm TPHCM.

Nguyen Thi Kim Lien, Nguyen Huu Loc, Vu Ngoc Ut. 2008. Zooplankton community in striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) production systems in the Mekong Delta. Handbook and Abtracts: Catfish aquaculture in Asia. Can Tho University.

Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. NXB Nông Nghiệp.

Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. NXB Nông Nghiệp.

Nguyễn Văn Kiểm. 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các loài

cá nuôi ĐBSCL. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Triều, 2009. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá chạch lấu

(Mastacembelus favus). Tạp chí Khoa học 2009 (1): p 213-222. Đại Học Cần Thơ.

O.F. Sakun & N.A. Buskaia, 1982. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên

cứu chu kỳ sinh dục của cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Tài liệu do Lê

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)