Quá trình phát triển phôi cách ạch lấu

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 54)

Ở nhiệt độ 26-280C, thời gian từ lúc trứng thụ tinh đến khi nở nằm trong khoảng 48-58h. Cá mới nở có chiều dài khoảng 3±0,21mm, khối lượng 0,0053±0,0006g có màu vàng trong. Sau khoảng 3-4 ngày cá tiêu hết noãn hoàng, chiều dài cá bột lúc này khoảng 5-6 mm.

Bảng 15. Quá trình phát triển phôi của cá Chạch lấu

Các giai đoạn phát triển phôi Thời gian sau thụ tinh

2 phôi bào 1h25’

4 phôi bào 2h24’

8 phôi bào 3h7’

Nhiều phôi bào 4h50’

Phôi nang cao 5h38’

Phôi nang thấp 8h Phôi nang muộn 11h38’ Phôi vị 15h Hình thành cơ quan 22h28’ Phôi hoàn chỉnh 40h30’ Phôi cựa quậy 48h Cá nở 58h Cá nở rộ 61h

Hai phôi bào Bốn phôi bào

Tám phôi bào Nhiều phôi bào

Phôi nang cao Phôi nang thấp

Hình thành cơ quan Phôi hoàn chỉnh

Phôi cựa quậy Cá nở

Hình 16. Quá trình phát triển phôi cá chạch lấu 4.3 Ương cá chạch lấu từ bột lên giống

4.3.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá chạch lấu giống

4.3.1.1 Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan

Bảng 16. Các yếu tố nhiệt độ, pH, oxy trong quá trình ương cá giống. Chỉ

tiêu

Nhiệt độ (0C) pH Oxy hòa tan (mg/l)

NT Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

1 28,90±0,92 30,9±0,72 7,2±0,2 8,1±0,3 4,27±0,21 5,03±0,28 2 28,78±0,95 30,79±0,95 7,1±0,2 8,0±0,3 4,29±0,20 5,04±0,28 3 27,40±2,02 30,20±1,14 7,2±0,2 8,0±0,3 4,17±0,20 5,06 ± 0,27 4 29,40±1,15 30,20±1,06 7,2±0,2 8,0±0,3 4,18±0,19 5,06 ± 0,27

Kết quả bảng trên cho thấy, nhiệt độ các bểương biến động trong khoảng 27,5 – 30,90C, pH nước dao động 7,2 – 8,1, hàm lượng oxy hòa tan dao động 4,17 – 5,06mg/l. Nhìn chung, với các thông số môi trường này phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chạch lấu.

4.3.1.2 COD

Bảng 17. COD trong các nghiệm thức ương giống cá chạch lấu

Đợt thu mẫu NT1 NT2 NT3 NT4

1 3,36 ± 1,31b 3,41 ± 0,79b 6,19 ± 1,67a 3,57 ± 1,07b 2 3,60 ± 1,83b 2,93 ± 1,89b 6,40 ± 1,11a 2,93 ± 1,67b 3 3,83 ± 1,75b 3,70 ± 1,19b 8,88 ± 1,86a 3,05 ± 0,58a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng COD ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 2,93 – 8,88ppm. Trong đó hàm lượng COD qua các đợt thu mẫu ở nghiệm thức I (sử dụng cá tạp) luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức I (trứng nước), nghiệm thức 2 (trùn chỉ) và nghiệm thức III (thức ăn công nghiệp). Điều này cho thấy, thức ăn là cá tạp dễ gây ô nhiễm môi trường nước hơn các loại thức ăn còn lại. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn của BTNMT 08:2008, hàm lượng COD không được vượt quá 15 ppm thì hàm lượng COD trong thí nghiệm đã đạt chuẩn cho phép. Do đó, có thể kết luận rằng hàm lượng COD không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá chạch lấu trong quá trình ương nuôi.

4.3.2 Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm ương giống

4.3.2.1 Thực vật phiêu sinh

Qua 3 đợt thu mẫu chủ yếu trong môi trường nước thí nghiệm xuất hiện chủ yếu 4 ngành tảo: Bacilloriophyta (Tảo khuê), Cyanophyta (Tảo lam), Euglenophyta (Tảo mắt) và Chlorophyta (Tảo lục). Trong số đó, Chlorophyta

có số lượng loài cao nhất (17 loài) chiếm 85% tổng số loài so với 3 ngành còn lại là Bacilloriophyta (1 loài) chiếm 5%, Euglenophyta (1 loài) chiếm 5% và Cyanophyta (1 loài) chiếm 5%. Như vậy trong quá trình bố trí thí nghiệm thì tảo Chlorophyta là chiếm ưu thế. Mật số tảo dao động từ 5.500 – 2.314.400 cá thể/lít. Kết quả định lượng cho thấy, mật số thực vật cao nhất ở nghiệm thức trùn chỉ (471.614 cá thể/lít) và thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp UP (110.897 cá thể/lít). Điều này giải thích là do hàm lượng COD ở nghiệm thức UP (3,22 ppm) thấp hơn so với nghiệm thức trùn chỉ (3,73 ppm) do đó làm mật số thực vật tăng cao hơn.

Hình 17. Thành phần phiêu sinh thực vật trong thí nghiệm ương giống

4.3.2.2 Thực vật phiêu sinh

Đối với động vật phiêu sinh, xuất hiện chủ yếu gồm: Copepode, Cladocera, Rotifera và Nauplius. Phân tích định lượng phát hiện được Brachionus sp.

(thuộc Rotifera), Moina sp., Fillinia sp. (thuộc Cladocera), Calanus sp. (thuộc Copepoda). Mật số động vật cao nhất thuộc về nghiệm thức 1 (541.666 cá thể/m3), tiếp theo là nghiệm thức 4 (233.333 cá thể/m3), nghiệm thức 3 (141.666 cá thể/m3) và thấp nhất là ở nghiệm thức 1 (133.333 cá thể/m3).

4.3.3 Kết quả tăng trưởng của cá chạch lấu

Cá chạch lấu sau khi hết noãn hoàng được cho ăn hoàn toàn bằng trứng nước đến ngày tuổi thứ 10. Lúc này cá có khối lượng trung bình 0,015g/cá thể, chiều dài trung bình 6mm. Cá chạch lấu 10 ngày tuổi được đem bố trí thí nghiệm trong bể composite 500 lít với mật độ 500 con/bể với các loại thức ăn trứng

nước (NT1), trùn chỉ (NT2), cá tạp xay (NT3) và thức ăn công nghiệp (NT4). Kết quả tăng trọng được trình bày ở bảng 18.

Bảng 18. Tăng trưởng của cá chạch lấu qua các nghiệm thức ương.

15 sau khi TN 30 ngày sau khi TN 45 ngày sau khi TN NT L (cm) P (g) L (cm) P (g) L (cm) P (g) 1 3,49±0,05b 0,13±0,01b 4,89±0,17b 0,31±0,02b 5,51±0,22ab 0,48±0,07ab 2 4,01±0,11a 0,23±0,02a 5,13±0,06a 0,42±0,01a 5,75±0,36a 0,60±0,08a 3 2,35±0,06c 0,04±0,01c 3,00±0,62d 0,10±0,01c 5,04±0,31b 0,35±0,06b 4 2,01±0,04d 0,04±0,00c 3,32±0,14c 0,13±0,02c 3,61±0,19c 0,15±0,03c

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Kết quả tăng trưởng về khối lượng ở bảng 18 cho thấy, sau khi bố trí thí nghiệm 15 ngày, sự tăng trưởng về khối lượng thấp nhất ở NT3 và NT4 (0,04g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với NT2 (0,23g), NT1 (0,13g). 15 ngày tiếp theo, mức tăng trưởng cao nhất thuộc vẫn thuộc về NT2, tiếp theo là NT1, thấp nhất là NT3 và NT4. Đến ngày thứ 45 sau khi bố trí thí nghiệm mức tăng trưởng về khối lượng thấp nhất ở NT4 (0,15g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với NT3 (0,35g), NT1 (0,48g) và NT2 (0,60g). Theo ghi nhận trong quá trình thí nghiệm, cá chạch lấu rất ít bắt mồi khi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và tỏ ra rất thích thức ăn là trùn chỉ và trứng nước nên dẫn đến kết quả tăng trọng trên.

Sự tăng trưởng về chiều dài nhanh nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p>0,05 so với 3 nghiệm thức sử dụng trứng nước, cá tạp và thức ăn công nghiệp thuộc về nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn chỉ ở ngày thứ 15, 30 và 45 sau khi bố trí thí nghiệm. Kết quả này tương tự như kết quả của Nguyễn Thành Trung & ctv (2009), khi ương cá chạch lấu trong bể xi măng 2-4m2, mật độ 300con/m2 với thức ăn là trứng nước, trùn chỉ cho tăng trưởng về chiều dài tốt nhất (6,5 ± 0,18cm sau 45 ngày ương) và kết quả của Đặng Văn Trường & ctv

(2009), cá đạt chiều dài 4,34 ± 1,2cm, khối lượng 0,22 ± 0,13g sau 45 ngày ương bằng trứng nước và trùn chỉ.

Với kết quả trên cho thấy, khi ương cá chạch lấu giống thì thức ăn là trùn chỉ cho kết quả tăng trưởng tốt nhất.

4.3.4 Tỷ lệ sống cá trong quá trình ương

Bảng 19. Tỷ lệ sống của cá chạch lấu khi ương bằng các loại thức ăn khác nhau Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) 1 27,67 ± 9,71b 2 70,13 ± 10,63a 3 7,06 ± 1,50c 4 6,73 ± 0,58c

Chú thích: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa( p>0,05).

Bảng 19 cho thấy tỷ lệ sống của chạch lấu ở nghiệm thức 2 (sử dụng trùn chỉ) đạt cao nhất (70,13%), kếđến là nghiệm thức sử dụng trứng nước (27,67%) và sau cùng là nghiệm thức sử dụng cá tạp và thức ăn công nghiệp (7,06 và 6,73%) (p>0,05). Giải thích kết quả trên, trong quá trình làm thí nghiệm chúng tôi ghi nhận ở nghiệm thức sử dụng cá tạp và thức ăn công nghiệp do chúng ít bắt mồi nên cơ thể suy yếu dẫn đến chết. Ở nghiệm thức sử dụng trứng nước mặc dù bắt mồi tốt nhưng ở nghiệm thức này có xuất hiện bệnh trùng quả dưa ở ngày thứ 20 sau khi bố trí thí nghiệm dẫn đến tỷ lệ sống thấp và tăng trọng kém (xử lý thuốc ở nghiệm thức này). Số còn lại qua đợt bệnh với điều kiện mật độ thưa nên tăng nhanh dẫn đến kết quả ngày thứ 45 khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tăng trọng (p>0,05) so với nghiệm thức sử dụng trùn chỉ.

Kết quả về tỷ lệ sống khi ương cá chạch lấu bằng trùn chỉ trong nghiên cứu của chúng tôi là 70,13% cao hợn so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung & ctv

(2009) là 60% và của Đặng Văn Trường & ctv (2009) là 27,27%. Sự khác biệt này có thể do sự quản lý trong quá trình ương và chất lượng cá bột.

4.4 Vấn đề phòng trị bệnh cho cá chạch lấu trong nuôi vỗ và ương giống

Trong quá trình thực hiện đề tài tại xã Mỹ Khánh, Trung tâm giống thủy sản và trại thực nghiệm Bộ môn thủy sản – Đại Học An Giang, chúng tôi ghi nhận một số vấn đề về bệnh trên cá chạch lấu

- Trong quá trình nuôi vỗ thành thục có xuất hiện bệnh lở loét, nguyên nhân có thể do nước ao nuôi có pH thấp (nhỏ hơn 6,5) kết hợp điều kiện nhiệt độ lạnh dẫn đến cá bị lở loét và chết. Biện pháp khắc phục là bón vôi nâng pH, nâng cao mức nước trong mùa lạnh kết hợp trộn vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng.

- Cá bố mẹ có hiện tượng bị ký sinh trùng (nhóm rận cá). Khắc phục bằng cách đem cá tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút để loại bỏ ký sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 18. Cá chạch lấu bị rận cá đeo bám

- Khi ương giống, cá chạch lấu giống rất mẫn cảm với bệnh trùng quả dưa, nhất là trong giai đoạn 1-1,5 tháng tuổi. Bệnh trùng quả dưa gây chết hàng loạt cá giống, hiệu quảđiều trị bệnh không cao, cụ thể là đã gây ra 2 đợt chết cá giống ở Bộ môn Thủy sản và Trung tâm giống. Bệnh này phòng ngừa tốt hơn điều trị bằng cách giữ môi trường nước sạch, giữ nhiệt độ, pH ổn định, mật độ ương vừa phải và tăng cường vitamin giúp cá nâng cao sức đề kháng.

Hình 19. Trùng quả dưa

4.5 Kết quả chuyển giao qui trình sinh sản nhân tạo tại Trung tâm giống Thủy sản An Giang Thủy sản An Giang Thủy sản An Giang

4.5.1 Cá bố mẹ

Chúng tôi chuyển xuống Trung tâm giống Thủy sản An Giang 52 con cá bố mẹ (32 cá cái và 20 cá đực) được nuôi vỗ tại trại Mỹ Khánh, Long Xuyên, An Giang trong tình trạng khỏe mạnh, thành thục hoàn toàn (được kiểm tra bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài kết hợp dùng que thăm trứng đối với con cái và vuốt tinh đối với con đực).

4.5.2 Kích thích sinh sản nhân tạo

Dựa trên kết quả nghiên cứu từ Đại Học An Giang là có thể dùng HCG và LHRHa + DOM để kích thích sự rụng trứng cá chạch lấu. Tuy nhiên, do LHRHa làm cạn kiệt FSH và LH từ não thùy cho quá trình chín và rụng trứng nên kéo dài thời gian tái thành thục của cá so với HCG (Nguyễn Tường Anh, 1999). Chính vì lý do này nên chúng tôi chỉ khuyến cáo cán bộ của Trung tâm sử dụng HCG để kích thích cá chạch lấu rụng trứng.

Với phép tiêm 2 liều: liều sơ bộ 0,5mg não thùy, liều quyết định 2.000UI HCG cho 1kg cá cái. Cá đực tiêm 1/3 liều của cá cái.

Cá bột sau khi hết noãn hoàng, trong 10 ngày đầu cho ăn bằng trứng nước, những ngày tiếp theo cho ăn bằng trùn chỉ. Mật độương 1.000con/1m3, sau 60 ngày ương thu được cá giống có chiều dài trung bình 7-8cm.

Đã tiến hành sinh sản 4 đợt, kết quảđược trình bày trong bảng 15.

Bảng 20. Kết quả sinh sản nhân tạo cá tại Trung tâm giống Thủy sản Đợt sinh sản Số cá cái (kg) Số cá bột (con) Số cá giống (con)

1 2 3 4 3,0 1,8 1,9 1,2 9.000 17.000 8.000 595 5.000 14.900

4.5.3 Đào tạo nhân lực và giao nộp sản phẩm

- Nhân lực: qui trình đã chuyển giao cho 2 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm. Hai cán bộ này đã tiếp nhận thành thạo các bước thực hiện trong qui trình.

- Về sản phẩm: bàn giao cho Trung tâm 52 con cá bố mẹ cùng 20.000 con giống theo yêu cầu mà đề cương nghiên cứu đặt ra.

Chương V. KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài rút ra một số nhận định sau

- Cá chạch lấu (M. favus) có khả năng thành thục tốt trong bể lót bạt với mật độ nuôi 1kg/m3 bểở mức nước sâu 0,8m, thức ăn là trùn quế hay tép sông. Khẩu phần ăn trong quá trình nuôi vỗ dao động 5-7% khối lượng thân/ngày ở giai đoạn nuôi vỗ tích cực và 3% khối lượng thân/ngày trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục.

- Tỷ lệ thành thục trong quá trình nuôi vỗđạt từ 72,5 -78,6%. Hệ số thành thục của cá chạch lấu đạt cực đại vào tháng 5 ở nghiệm thức sử dụng tép là 14,09% thấp hơn so với nghiệm thức sử dụng trùn quế 17,64%. Sức sinh sản thực tế của cá dao động trong khoảng 21 -35 trứng/g cá cái.

- Trong thí nghiệm này khi sử dụng não thùy với các mức nồng độ 3, 5, 7mg/kg cá cái thì không gây ra sự rụng trứng.

- Khi sử dụng HCG với liều lượng từ 1.500 – 2.500UI và LHRHa từ 100 – 200 µg+ 10mg DOM/kg cá cái ở liều quyết định để kích thích sự rụng trứng cá chạch lấu cho tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 50%, tỷ lệ nở trung bình đạt 91-92%, tỷ lệ sống của cá bột sau 4 ngay tuổi trung bình đạt 86-88%.

- Khi ương giống cá chạch lấu ở mật độương 500 con/bể 500 lít thì thức ăn là trùn chỉ (nghiệm thức 1) cho tốc độ tăng trưởng (5,75cm chiều dài và 0,60g khối lượng) và tỷ lệ sống (70,13%) cao nhất.

5.2. Đề xuất

- Tiếp tục thử nghiệm kích thích sự rụng trứng cá chạch lấu bằng não thùy ở mức nồng độ cao hơn (8, 9, 10mg/kg cá cái) và LHRHa với nồng độ thấp hơn (từ 50 – 90 µg+ 10mg DOM/kg cá cái)

- Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu trong các điều kiện khác như ao, bè để có thêm dữ liệu.

- Tiếp tục thử nghiệm ương cá chạch lấu ở các mật độ khác nhau để tìm ra mật độ tối ưu cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống.

- Nghiên cứu phòng và trị bệnh trùng quả dưa trong quá trình ương giống cá chạch lấu.

QUI TRÌNH SN XUT GING NHÂN TO CÁ CHCH LU (Mastacembelus favus) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu 1.1 Điều kiện bể nuôi

Có thể nuôi vỗ thành thục sinh dục cá chạch lấu trong bể lót bạt cao su. Mức nước trong bể nuôi từ 0,8m trở lên.

Các yếu tố môi trường đảm bảo các thông số: nhiệt độ 26-300C, pH từ 6,8 – 8,5, oxy hòa tan từ 3mg/l trở lên.

1.2 Chọn cá nuôi vỗ

- Cá đưa vào nuôi vỗ có khối lượng từ 100 - 150g trở lên đối với con cái và 200-300g trở lên đối với con đực. Cá khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật, màu sắc sáng, nhiều nhớt.

- Mật độ nuôi vỗ: 1kg/m3 nước - Tỷ lệđực cái: 1/1

- Thời gian nuôi vỗ: từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch hàng năm.

1.3. Cho ăn và chăm sóc, quản lý

Cho ăn: cho cá ăn tép, trùn quế. Cá được cho ăn ngày 1 lần/ngày vào buổi chiều mát với khẩu phần ăn dao động trong khoảng 5-7% khối lượng thân/ngày trong giai đoạn nuôi vỗ tích cực và 3% khối lượng thân/ngày trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục.

Chăm sóc: Trong bể nuôi để lục bình trên mặt nước che bớt ánh sáng cho cá, bên trong bểđặt những ống nhựa làm nơi trú ẩn cho cá.

- Hàng ngày quan sát biểu hiện hoạt động và ăn mồi của cá để điều chỉnh thức ăn và chăm sóc kịp thời (cá khỏe mạnh ban ngày luôn trú ẩn trong ống). Thay nước định kỳ 2-3 ngày/lần giúp cá thành thục tốt.

- Định kỳ 15-20 ngày/lần trộn Hadaclean A với liều lượng 2-3g/1kg thức ăn để tẩy nội, ngoại ký sinh cho cá.

- Chếđộ sục khí: các bể nuôi nên được bố trí sục khí vào ban đêm (bắt đầu từ 19h).

- Với chếđộ ăn và chăm sóc thích hợp cá chạch lấu thành thục sinh dục sau 3-4 tháng nuôi, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt từ 72,5 – 78,6%. Hệ số thành thục sinh dục dao động trong khoảng 14,09-17,64%.

2. Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu 2.1 Chọn cá sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá chạch lấu khoảng tháng 3-8 dl hàng năm. Cá có khả

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Trang 54)