Đặc điểm lao động trong khu biệt thự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây (Trang 53 - 57)

III. Nội dung của công tác quản trị nhân lực trong khách sạn

3.1.Đặc điểm lao động trong khu biệt thự

3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại khu biệt thự Hồ Tây

3.1.Đặc điểm lao động trong khu biệt thự

Căn cứ vào yêu cầu quy mô hoạt động phục vụ và kinh doanh, nhiệm vụ kế hoạch của cấp trên giao, nội dung và phương thức hạch toán, Khu biệt thự Hồ Tây có các phòng, ban với số lượng lao động như sau:

• Ban giám đốc: khu biệt thự có 1 giám đốc điều hành và 2 phó giám đốc trợ lý. Trong đó:

+ 1 phó giám đốc phụ trách hành chính. + 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh.

• Phòng Hành chính - Lễ tân: do một trưởng phòng điều khiển, định biên của phòng là 10 người bao gồm 3 bộ phận, mỗi bộ phận có một ca trưởng giúp việc trưởng phòng điều hành công việc hàng ngày.

+ Tổ hành chính văn thư: 3 người.

+ Tổ thường trực: 3 người có nhiệm vụ bảo vệ, mang xách hành lý, vali cho khách.

+ Tổ lễ tân: 4 người có nhiệm vụ giao tiếp, đăng kí chỗ ở cho khách, quản lý và sử sụng máy móc thông tin (Điện thoại, máy fax).

• Khối kinh doanh buồng ngủ: do một quản đốc điều khiển và một phó quản đốc giúp việc điều hành, định biên 16 người được chia thành hai bộ phận do 2 ca trưởng điều hành công việc hàng ngày bao gồm hai bộ phận:

+ Vệ sinh phòng ở

+ Giặt là và phục vụ các dịch vụ khác

• Khối kinh doanh ăn uống: Do một quản đốc điều khiển,hai phó quản đốc giúp việc điều hành và các tổ trưởng các tổ. Định biên là 32 người bao gồm 3 tổ trực thuộc:

+ Tổ kỹ thuật nấu ăn: 14 người chia làm 2 ca do 2 ca trưởng điều hành trực tiếp công việc hàng ngày;

+ Tổ phục vụ bàn: 14 người do phó quản đốc khối trực tiếp phụ trách, chia làm hai ca.

+ Tổ bàn - bar: 4 người chia làm 2 ca, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của quản đốc.

• Khối kinh doanh dịch vụ khác: Bộ phận này gồm 3 nhân viên tập trung phục vụ sân tennis, sân minigoll, bể bơi.

• Phòng quản trị: gồm 19 người. Trong đó:

+ Bộ phận điện nước: 6 lao động + Bộ phận vườn hoa: 11 lao động

+ Bộ phận vật tư: 1 lao động đảm nhiệm công việc tiếp liệu, hàng hóa, vật tư.

• Phòng kế toán: gồm 5 người

Nhìn vào số lượng lao động của các phòng, ban, khối kinh doanh của khu biệt thự Hồ Tây ta có thể nhận thấy bộ máy tổ chức còn khá cồng kềnh. Cụ thể như ở phòng quản trị hiện tại đang là 19 người. Với số lượng công việc và số lao động như trên là chưa phù hợp với nhau. Ban lãnh đạo khu biệt thự cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức ở bộ phận này.

Muốn phục vụ khách chu đáo thì khu BTHT cần phải biết đối tượng phục vụ của mình là loại nào. Hiện nay, toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị đã quán triệt và nhận thức rõ khu BTHT phải tập trung vào phục vụ các đoàn khách của TW, các tỉnh thành và các ban, bộ, ngành trong cả nước, ngoài ra là đón tiếp mọi đối tượng khác cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các đoàn khách du lịch nước ngoài hoặc các thương gia, thương nhân sang tìm cơ hội làm ăn tại Việt Nam.

Bên cạnh điều kiện cơ sở vật chất, vật tư hàng hoá thì vai trò quyết định chất lượng phục vụ là yếu tố con người. Yếu tố con người trong quá trình phục vụ khách không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa người phục vụ và khách mà nó đòi hỏi phẩm chất (tư cách, kiến thức, tay nghề, ngoại ngữ) của cán bộ nhân viên khách sạn là rất quan trọng. Khu biệt thự có 88 CB-NV thì có tới 84,1% là tốt nghiệp đại học và cao đẳng đều được bố trí vào những nơi phù hợp với năng lực và trình độ của từng người.

• Cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn của nguồn lao động trong khu biệt thự.

Số TT

Bộ phận Giới tính Trình độ học vấn

Nam Nữ Đại học Cao

đẳng Trung cấp 1 Ban giám đốc 2 1 3 47 2 Bộ phận lễ tân 1 3 4 31 3 Hành chính 2 4 3 3 36 4 Bộ phận buồng 16 6 7 3 46 5 Bộ phận bàn-bar 3 15 5 8 5 33 6 Bộ phận bếp 6 8 4 4 6 42 7 Bộ phận quản trị 12 7 19 45 8 Bộ phận thể thao 2 1 1 2 35 9 Kế toán 5 5 44

Nhận xét: Từ kết quả của bảng cơ cấu trên ta có thể tính được độ tuổi trung bình của lao động trong khu biệt thự Hồ Tây là 39,8. Xét trong phạm vi nghề nghiệp, cụ thể là trong nghề phục vụ trong khách sạn thì ở độ tuổi này là cao so với tính chất công việc phục vụ.

+ Ưu điểm: Với số lượng lao động ở độ tuổi này, khu biệt thự có thuận lợi là sau nhiều năm hoạt động đã có số lượng nhân viên có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trình độ tay nghề cao và tận tâm với công việc.

+ Nhược điểm: Ở độ tuổi TB này khu biệt thự chắc chắn gặp phải khó khăn trong việc trẻ hóa đội ngũ nhân viên trong khi đó chế độ nghỉ hưu của khu biệt thự thực hiện theo chế độ hiện hành của Luật lao động Việt Nam đối với cán bộ công nhân viên là nữ 55tuổi, nam 60tuổi.

Cơ cấu lao động theo giới tính: trong khu biệt thự, số lao động nam là 28 người chiếm tỷ lệ 31,82% trong khi đó số lao động nữ là 60 người chiếm tỷ lệ 68,18% trong tổng số lao động trong khu biệt thự. Nhìn vào bảng cơ cấu, ta có thể dễ dàng nhận ra lao động nam chủ yếu tập trung ở các bộ phận như: quản trị, bếp, bảo vệ, thể thao…còn lao động nữ lại tập trung chủ yếu ở bộ phận buồng, bàn, bar, hành chính…Với tỷ lệ này hiện tại ở khu biệt thự Hồ Tây số lao động nữ đang chiếm gấp đôi số lao động nam. Sự chênh lệch này là không hợp lý, làm khó khăn trong việc bố trí, sử dụng lao động khi có những sự cố bất thường xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khu biệt thự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn: Có thể nhận thấy rằng số lao động có trình độ ở bậc Đại học còn rất hạn chế, mới chỉ có 31 người chiếm tỷ lệ 35,22% trong tổng số lao động, còn lại là số lao động ở bậc cao đẳng 43 người chiếm 48,86% và số lao động ở bậc trung cấp chuyên nghiệp 14 người chiếm 15,91 %.

• Mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong khu biệt thự. Bảng lương bình quân của 1 lao động trong khu biệt thự.

Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Quỹ lương 151,980,000 158,100,000 175,648,000 Tổng lao động 85 85 88 Lương bình quân

của 1 lao động 1.788.000/người/tháng 1.860.000/người/tháng 1.996.000/người/tháng Nhận xét: Qua bảng lương của các năm ta dễ dàng nhận thấy rằng lương của cán bộ công nhân viên trong khu biệt thự Hồ Tây được tăng dần qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2005, 1 lao động của khu biệt thự có thu nhập TB là 1.788.000/người/tháng thì đến năm 2006, số lương này đã tăng lên 1.860.000/người/tháng, tức là đã tăng 104,03% so với năm 2005. Đến năm 2007 lương trung bình của 1 lao động trong khu biệt thự là 1.996.000/người/tháng, thể hiện tăng 107,31% so với lương TB của năm 2006. Số liệu này chứng tỏ khu biệt thự đã có những cố gắng trong việc ngày càng phát triển hoạt động kinh doanh của mình cũng như các nhà quản lý của khu biệt thự có nhiều quan tâm đến đời sống thu nhập của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên nếu so sánh với thu nhập bình quân của một lao động trong các khách sạn có cùng thứ bậc thì những con số trên vẫn còn khá thấp. Ban giám đốc khu biệt thự cần có những kế hoạch, mục tiêu đặt ra cho hoạt động kinh doanh của khu biệt thự để đạt được mục tiêu phát triển hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao thu nhập cho nhân viên lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây (Trang 53 - 57)