Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây (Trang 51 - 53)

III. Nội dung của công tác quản trị nhân lực trong khách sạn

2.2.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

2. Hoạt động kinh doanh của Khu biệt thự Hồ Tây trong giai đoạn hiện

2.2.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng kết quả kinh doanh của khu biệt thự, ta thấy:

+ Tình hình thực hiện tổng doanh thu: nhìn chung khu biệt thự đã có nhiều thay đổi trong công tác tổ chức và các hoạt động làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu biệt thự. Điều này thể hiện rõ trong các con số về tổng doanh thu theo từng năm. Năm 2005 tổng doanh thu đạt 4.558.115, con số này gia tăng 2.298.071 tương ứng với 50,42% vào năm 2006. Đến năm 2007 tổng doanh thu đạt 8.683.742 tăng 1.827.555 tương ứng với với 21,7% do thực tế 6 tháng đầu năm 2007 doanh thu tăng và đưa thêm Biệt thự 11, 12 vào khai thác. Mặc dù tổng doanh thu có tăng nhưng lại có xu hướng giảm dần, năm 2006 tăng 50,42% so với năm 2005 nhưng năm 2007 chỉ tăng 21,7% so với năm 2006. Điều này cho thấy khu biệt thự cần có một số điều chỉnh để giữ mức tăng đồng đều. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ đó có các biện pháp phù hợp là nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo khu biệt thự.

+ Tình hình thực hiện tổng chi phí: Cùng với mức gia tăng của doanh thu thì chi phí của khu biệt thự lại có mức tăng đáng mừng. Cụ thể như sau: năm 2005 tổng chi phí là 3.454.761, đến năm 2006 mức chi phí tăng lên tới 4.441.290 tăng 986.529 tương ứng với 60,53%, năm 2007 mức chi phí tăng lên tới 6.248.248 tăng 1.806.958 so với năm 2006 tương ứng với 21,7%. Sự giảm dần ở mức tăng của chi phí cùng với sự gia tăng của doanh thu cho thấy tín hiệu đáng mừng đối với khu biệt thự

+ Tổng lợi nhuận của khu biệt thự: nhìn chung lợi nhuận của khu biệt thự tăng theo các năm. Năm 2005 mức lợi nhuận của khu biệt thự là 1.103.353, năm 2006 mức lợi nhuận tăng 1.311.542 đạt 2.414.896 tương ứng với 126,64% so với năm 2005, năm 2007 mức lợi nhuận vẫn tăng vượt mức tăng của năm trước, đạt 2.435.493, tăng 20.597 tương ứng với 141,43% so với

năm 2006. Sự gia tăng lợi nhuận này là con số đáng khích lệ đối với ban lãnh đạo cũng như tất cả cán bộ công nhân viên trong khu biệt thự Hồ Tây.

Qua bảng kết quả kinh doanh ta có thể dễ dàng nhận thấy là dịch vụ buồng ngủ đem lại nguồn doanh thu cao nhất cho kinh doanh dịch vụ của khu biệt thự. Tiếp đến là dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng thứ hai trong nguồn hình thành nên doanh thu. Và sau cùng là dịch vụ bổ sung và các khoản doanh thu khác. Đi cùng với việc chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu của các dịch vụ thì chi phí cũng thể hiện một cách tương ứng. Mức chi phí của dịch vụ buồng ngủ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí dịch vụ. Nhìn chung, doanh thu các dịch vụ cũng tăng đều qua các năm tuy nhiên đối với dịch vụ bổ sung năm 2007 doanh thu giảm một cách rõ rệt từ 855.448 năm 2005 rồi tăng lên đạt 1.379.044 vào năm 2006 thì đến năm 2007 doanh thu ở dịch vụ này chỉ có 1.184.612, tương ứng với 85,9% so với năm 2006, làm cho mức lợi nhuận của năm 2007 giảm đi 327.332 so với lợi nhuận của năm 2006, chỉ bằng 55,63% so với lợi nhuận của năm 2006.

Qua so sánh kết quả giữa các năm,có thể nhận thấy rằng do khu biệt thự đã tận dụng cơ sở vật chất và linh hoạt về giá cả dịch vụ và đã làm tốt công tác tận thu, duy trì mối quan hệ với một số khách hàng quen biết, nên đã thu hút được một số khách hàng mới và đã phục vụ được hàng nghìn lượt khách đến ăn, nghỉ, hội họp. Được nhiều khách hàng ghi nhận là cơ sở phục vụ tin cậy, có chất lượng, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình, vui vẻ, trọng thị. Nhìn chung những kết quả mà khu biệt thự Hồ Tây đạt được là đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng là khá cao song con số tuyệt đối thì vẫn còn khá khiêm tốn.Điều này đòi hỏi khu biệt thự phải hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình để thu hút được nhiều khách hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Khu biệt thự Hồ Tây (Trang 51 - 53)