Nghĩa của việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố Hiến.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử - văn hóa của quần thể di tích Phố Hiến (Trang 75 - 77)

- Kẹo lạc Sìu Châu:

3.2.1.nghĩa của việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố Hiến.

Trong quá trình đấu tranh dựng nớc và giữ nớc, Tổ quốc có một ý nghĩa thiêng liêng đối với ngời dân Việt Nam. ý thức và tinh thần liên kết cộng đồng cùng đạo lý uống nớc nhớ nguồn đền ơn đáp nghĩa những ngời có công với dân với nớc luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong bảng giá trị văn hoá của Việt Nam.

Các thế hệ tiền bối đã để lại cho chúng ta kho tàng di sản văn hoá vô cùng quý giá. Kho tàng di sản văn hoá đó đợc vật chất hoá, cô đọng lại ở các di tích lịch sử và văn hoá với nhiều giá trị quan trọng. Di tích lịch sử là biểu hiện cụ thể nhất dễ nhận biết về bản sắc văn hoá dân tộc là tài sản văn hoá của quốc gia, đồng thời là bộ phận cấu thành di sản văn hoá nhân loại. Di tích lịch sử văn hoá là phơng tiện để giao lu văn hoá quốc tế và là tiềm năng du lịch có khả năng khai thác lâu dài mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hoạt động bảo tồn di tích nhằm giữ gìn những giá trị, những di sản văn hoá. Mặt khác là phát huy những tác dụng của di tích trong việc sử dụng môi trờng văn hoá mới, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại và tiên tiến. Có thể nói bảo tồn di tích chính là bảo vệ những di

sản văn hoá, khai thác giá trị nhiều mặt của di tích, giữ gìn những bản thông điệp của các thế hệ ông cha gửi cho hậu thế.

Cho nên, công việc bảo vệ tôn tạo di tích có ý nghĩa vô cùng quan trọng nếu không giữ lại đợc những di tích, di vật là vật chứng hùng hồn nhất cho những sự kiện lịch sử của quá khứ thì không thể nào hiểu đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ta. Chúng ta tìm hiểu quá khứ không qua các di tích, qua các truyền thống lịch sử nhằm vạch ra bớc đi đúng đắn cho hiện tại và trong tơng lai.

Công tác bảo tồn và phát huy tác dụng di tích ngày nay đã trở thành một chuyên ngành hoạt động văn hoá quan trọng. Trong điều kiện văn hoá đã trở thành cốt lõi của quá trình giao lu và hoà nhập quốc tế thì công tác bảo tồn, bảo tàng và phát huy tác dụng di tích trở thành bức thiết. Tuy nhiên hoạt động bảo tồn di tích bao giờ cũng vẫn có sự chỉ đạo, quản lý về mặt pháp lý và nghiệp vụ của ngành, các cấp liên quan.

Xét dới góc độ bảo tàng học, các di tích lịch sử văn hoá là kết tinh tài lực của dân tộc, là biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết về bản sắc văn hoá Việt Nam: các kiến trúc tôn giáo tín ngỡng chính là những không gian truyền thống điển hình có sức cuốn hút từ lâu đối với mọi tầng lớp dân c trong xã hội. Không gian thẩm mỹ tạo ra từ một hợp thể giữa cảnh trí thiên nhiên và hình khối kiến trúc với các mảng chạm khắc tinh vi. Mỗi ngôi đình, ngôi chùa đều là "Một bảo tàng mỹ thuật" sống động bảo lu cho chúng ta nhiều cổ vật quý hiếm: văn bản, câu đối, đại tự, tợng pháp, nhang án, long ngai, bài vị, sắc phong… mà từng cổ vật đó lại là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.

Không gian sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà biểu hiện rõ nét nhất là các lễ hội văn hoá truyền thống. Đây chính là hình thức sinh hoạt văn hoá quần chúng mang tính chất dân dã tạo nên sự đa dạng phong phú và độc đáo của từng di tích ở Phố Hiến.

Xét về bản chất, di tích lịch sử - văn hoá là một ngôn ngữ quốc tế dễ hiểu cho tất cả các dân tộc trên thế giới, không cần đến việc giải nghĩa, phiên dịch. Nhờ có khả năng u việt nh trên, di tích lịch sử - văn hoá đã trở thành ph- ơng tiện giao lu văn hoá, giúp cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau thông qua hình thức du lịch văn hoá và trên thực tế ngành du lịch đã đóng góp không nhỏ việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa của nhiều quốc gia.

Những di tích lịch sử văn hoá ở Phố Hiến, là nguồn sử liệu quý giá cho những ngời đơng đại nhận thức về xã hội và văn hoá thời đã qua. Có thể nói rằng những di tích này góp phần tạo nên các chuẩn giá trị để kiểm chứng, đánh giá về lịch sử và văn hoá nhân loại nhằm làm giàu thêm sự hiểu biết quá khứ, hiện tại và dự báo tơng lai, tạo cơ sở vững chắc cho các quá trình phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử - văn hóa của quần thể di tích Phố Hiến (Trang 75 - 77)