II Chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/2004.
KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN CỦA NHÀ NƯỚC
15.1 (d)
15.2 (c)
15.3 (c)
15.4 (d)
15.5 (b)
15.6 Quy chế kiểm toán nội bộ của Việt Nam quy định một trong ba chức năng của
kiểm toán Việt Nam quy định một trong ba chức năng này được hiểu là sự xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt.
Sự xác nhận này nhằm phục vụ cho nhà quản lý của đơn vị (tức người tổ chức và chỉ đạo kiểm toán nội bộ) chứ không phải cho tất cả các đối tượng sử dụng báo cáo của đơn vị. Người quản lý của đơn vị là người chịu trách nhiệm trước những người sử dụng về các thông tin trên báo cáo tài chính, còn kiểm toán viên nội bộ chỉ chịu trách nhiệm trước nhà quản lý.
Điểm khác giữa chức năng xác nhận của kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập là ở phạm vi trách nhiệm này, vì khi thực hiện chức năng xác nhận, kiểm toán viên độc lập sẽ cung cấp sự đảm bảo hợp lý đối với báo cáo tài chính được kiểm toán.
15.7 a Kiểm toán hoạt động.
- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị.
- Kiểm tra và đánh giá sự hữu hiệu của các bộ phận chức năng và của cả đơn vị trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
Đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao sự hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của đơn v
b Kiểm toán tuân thủ.
- Kiểm tóan sự tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ quản lý của Nhà nước. - Kiểm tra việc chấp hành các quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, chính sách và chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, xử lý nghiệp vụ, ghi chép đến việc trình bày báo cáo và lưu trữ dữ liệu kế toán.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ của từng bộ phận và của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
c Kiểm tóan báo cáo tài chính và báo cáo kế tóan quản trị
- Kiểm tra và xác nhận tính đầy đủ và tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình Ban giám đốc ký duyệt.
Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đưa ra các kiến nghị cần thiết để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
15.8 Vai trò và nhiệm vụ của các đối tượng( bao gồm: Ban giám đốc, Ban kiểm soát,
kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập, các nhân viên khác trong đơn vị và các đối tượng bên ngoài) đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị như sau:
a Ban giám đốc:
- Chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu cho đơn vị.
- Tạo ra sắc thái chung của đơn vị, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong đơn vị.
Là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm chung về việc thiết lập và duy trì hoạt động kiểm soát trong đơn vị. Ví dụ Giám đốc phụ trách tài chính kế toán đóng vai trò trọng tâm trong việc: thiết kế, thực hiện và giám sát việc lập báo cáo tài chính của đơn vị, xây dựng kế hoạch ngân sách, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận, sai sót trong việc lập các báo cáo.
b Ban kiểm soát:
Phát hiện sự lạm quyền của các thành viên Ban giám đốc nhằm vô hiệu hóa hoạt động kiểm soát trong đơn vị; phát hiện các gian lận trong báo cáo tài chính và đưa ra các biện pháp thích hợp để khắc phục, xử lý.
c Kiểm toán viên nội bộ:
- Tiến hành kiểm toán theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc phê duyệt.
- Định kỳ đánh giá sự đầy đủ và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Đưa ra đề nghị để cải tiến và nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát…
d Các nhân viên khác trong đơn vị?
Mỗi nhân viên trong đơn vị phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Họ phải báo cáo cho cấp quản lý cao hơn về những hành vi không tuân thủ quy định trong đơn vị hoặc những hành vi vi phạm pháp luật mà họ biết được.
e Kiểm toán viên độc lập:
Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị, thông qua các thủ tục kiểm toán, kiểm tóan viên độc lập có thể phát hiện ra những điểm yếu kém quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ và thông báo những phát hiện này dưới hình thức thư quản lý cho cấp quản lý phù hợp trong đơn vị.
Tuy nhiên, việc kiểm toán viên độc lập tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là nhằm phục vụ cho mục đích kiểm toán báo cáo tài chính, do đó kiểm toán viên độc lập không có trách nhiệm phải đưa ra ý kiến về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị, cũng như không thể dựa vào sự tìm hiểu
của kiểm toán viên độc lập để p hát hiện ra tất cả hay đa số những điểm yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ.
f Các đối tượng bên ngoài có liên quan:
Các đối tượng bên ngoài đơn vị như ngân hàng, chủ nợ hay công ty bảo hiểm có thể đặt ra những yêu cầu cần thiết cho việc thiét lập các thủ tục kiểm soát trong nội bộ đơn vị. Tuy nhiên vai trò của các đối tượng bên ngoài này chỉ là giám sát và không mang tính quyết định trong cho việc thiết lập và suy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị (trách nhiệm chính vẫn thuộc về những người trong đơn vị).
15.9 Những điểm giống và khác nhau giữa cơ quan Kiểm tóan Nhà nước và kiểm
tóan nội bộ:
a Những điểm giống nhau:
- Ngoài kiểm toán báo cáo tài chính, cơ quan kiểm tóan nhà nước và kiểm toán nội bộ còn thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm tóan hoạt động.
- Ra đời nhằm thỏa mãn yêu cầu của chủ thể quản lý như nhà quản lý doanh nghiệp hay Nhà nước.
- Thông quan công tác kiểm toán, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm ngăn ngừa hành vi vi p hạm pháp luật, gian lận hay sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực, lãng phí vốn và tài sản của Nhà nước( đối với cơ quan Kiểm tóan nhà nước) hoặc của đơn vị ( đối với kiểm toán nội bộ).
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tóan hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, chính phủ, Thủ tướng chính phủ( đối với cơ quan Kiểm toán nhà nước) hoặc theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phê duyệt(đối với kiểm tóan nội bộ)
- Quy trình kiểm tóan luôn gồm 4 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Theo dõi sau kiểm toán. Trong đó bước Theo dõi sau kiểm toán có vai trò quan trọng
Có mối tương đồng lớn giữa hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước của Việt Nam và chuẩn mực thực hành nghề nghiệp của Kiểm tóan nội bộ về tính độc lập, khả năng chuyên môn, sự thận trọng đúng mức.
b Những điểm khác nhau:
- Điểm khác biệt lớn nhất giữa cơ quan Kiểm tóan nhà nước và kiểm toán nội bộ là kiểm tóan nhà nước được quy định chặt chẽ bởi luật pháp của quốc gia (Luật ngân sách, Luật Kiểm tóan Nhà nước…) còn kiểm toán nội bộ thường là không. Phạm vi hoạt động của kiểm tóan nhà nước thường rộng hơn nhiều so với kiểm tóan nội bộ.
15.10
Công việc Mục đích kiểm toán Chủ thể kiểm toán
A Kiểm tóan BCTC Kiểm toán nhà nước
B Kiểm tóan tuân thủ Kiểm toán nội bộ
C Kiểm toán hoạt động Kiểm toán nội bộ
D Kiểm tóan tuân thủ Thanh tra ngân hàng
E Kiểm toán hoạt động
Kiểm tóan tuân thủ Kiểm toán nhà nước
F Kiểm toán hoạt động Kiểm toán nhà nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Kiểm toán, bộ môn Kiểm toán, Khoa kế toán - Kiểm toán, Đại học Kinh tế
TP.HCM, NXB Lao Động Xã Hội, 2006
2 Kiểm toán nội bộ - Khái niệm và Quy trình, Vũ Hữu Đức, Nguyễn Phan Quang
và Diệp Quốc Huy, NXB Thống kế, 1999.
3 John Wiley & Sons, Modern Auditing in Australia, Fourth Edition, Jacaranda Wiley Ltd, 1996.
4 Principles of Auditing, Whittington & Pany, 13th ed. McGrawHill, 2001. 5 Auditing and assurance services, William F.Messier, Jr, 2nd ed, McGrawHill,
2000.
6 Assurance & Auditing, Peter Schelluch, 2nd ed, Thomson, 2004
7 Auditing and assurance services, Jack C. Robertson & Timothy J.Lowers, 10th
Edition, 2002.
8 Modern Auditing in Australia, Gurdarshan Singh Gill & Graham W.P. Consserat,
4th Edition, 1992.
9 Practice of Australian Auditing, F.A.Gull. H.Y.Teoh & B.H.Andrew, second edition,1992
10 Student’s manual of auditing, Chapman & Hall, 2-6 Boudary row, 1997 11 La véreification, une approche intégrée, Abbyab, Chalala, Martel, Rousseau,