KIỂM TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG MÁY TÍNH

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 115 - 117)

II Chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/2004.

BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

KIỂM TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG MÁY TÍNH

6.1 (c)

6.2 (d)

6.3 (b)

6.4 (d)

6.5 (b)

6.11 Trước hết cần phải đảm bảo nhận viên đó chỉ được điều chỉnh nếu được phép

chấp thuận).

Cần thiết kế hoạt động kiểm soát ứng dụng (kiểm soát dữ liệu đầu vào) trong tập tin “Đơn đặt hàng” liên kết với tập tin “Bảng giá được phê chuẩn cho tất cả các mặt hàng”. bảng giá này phải được công bố cho toàn công ty và khách hàng hoạt động kiểm soát ứng dụng sẽ kiểm tra về “tính hợp lý” để báo lỗi và từ chối xử lý nghiệp vụ nếu đơn giá bán của sản phẩm khác với đơn giá bán được phê duyệt và sau đó các nghiệp vụ này sẽ được chuyển sang Trưởng phòng kinh doanh để xét duyệt.

6.12 Các thử nghiệm kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của

những thủ tục kiểm soát:

1 Tìm cách truy cập tập tin bằng mật khẩu không được phê chuẩn, hay bừng mật

khẩu được lưu lại trên máy tính trước đó (nếu có).

2 Thảo luận với trưởng phòng kinh doanh về tiến trình thay đổi giá và đối chiếu với các trường hợp giá bán có thay đổi trong chương trình với bảng giá đã được phê chuẩn của Ban Giám đốc.

3 Chọn mẫu một số giá bán được phê chuẩn thay đổi, kiểm tra các giấy báo giá,

hóa đơn bán hàng đã được in ra của các mặt hàng có giá bán thay đổi, đối chiếu giá bán trên các giấy báo giá, hóa đơn bán hàng với giá phê chuẩn trên bảng giá để xem việc thay dổi có được thực hiện đúng như đã được phê chuẩn.

6.13 Các thủ tục kiểm toán có thể sử dụng để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu

của hoạt động kiểm soát ứng dụng liên quan đến những thay đổi trong hoạt động “kiểm soát việc sửa chữa số liệu”.

1 Tìm hiểu những thay đổi của hoạt động “kiểm soát sửa chữa số liệu” trước và

sau khi chỉnh sửa phần mềm kế toán và xem tất cả các phần hành kế toán có bị ảnh hưởng bởi thủ tục kiểm soát mới hay không.

2 Chọn mẫu số (hoặc toàn bộ) nghiệp vụ có sửa chữa số liệu đã thực hiện trong

năm 200X, sử dụng kỹ thuật walk-through để kiểm tra xêm hoạt động “kiểm soát việc sửa chữa số liệu” có được thực hiện đúng như thiết kế không? Đồng thời xem các nghiệp vụ này có được phê chuẩn trước khi thực hiện hay không? Ngoài ra, cần kiểm tra xem số liệu đã được điều chỉnh có để lại dấu vết kiểm toán hay không?

3 Tìm cách truy cập nhằm điều chỉnh số liệu tuy không được phê chuẩn để xác

minh về tính hiện hữu của hoạt động “kiểm soát việc sửa chữa số liệu” của thủ tục mới thiết kế.

4 Tìm hiểu xem có hiện hữu hoạt động giám sát việc điều chỉnh số liệu hay không?

Nếu có, xem các bảng báo cáo của bộ phận giám sát có các trường hợp truy cập, điều chỉnh số liệu nhưng không được phê chuẩn đã xảy ra không? Xem xét cách thức bộ phận giám sát xử lý các tình huống này.

5 Phỏng vấn chuyên viên đảm bảo trách việc điều chỉnh phần mềm của Reto về

các rủi ro tiềm tàng liên quan đến việc thay đổi. Tìm hiểu xem có vấn đề nào ảnh hưởng đến tiến trình thay đổi không?

6.14 Các thủ tục kiểm toán cần áp dụng để có thể phát hiện được gian lận:

- So sánh chi phí tiền lương kỳ này với kỳ trước, có thể phát hiện biến động bất thường.

- So sánh tổng số giờ công làm việc trong tháng, mức lương được duyệt/ giờ công và chi phí tiền lương.

- Chọn mẫu bộ phận biến động chi phí lương, kiểm tra đơn giá trên bảng lương và đối chiếu với đơn giá lương được phê chuẩn.

- Sử dụng dữ liệu thử nghiệm (test data) riêng, nhập một mẫu (các bộ phận biến động chi phí lương) vào hệ thống máy tính của khách hàng và so sánh với kết quả đã xác định trước (Dữ liệu thử nghiệm sẽ có kết quả khác với kết quả đã xác định trước theo đơn giá tiền lương được phê chuẩn).

Chọn một số nhân viên có liên quan đến công việc tính lương, trong đó có cả Lân, để kiểm tra việc tính lương.

6.15 Nếu kết luận đơn vị không có bất kỳ kế hoạch hay thủ tục phục hồi dữ liệu nào

thích hợp khi ổ cứng gặp sợ cố, kiểm toán viên cần thông báo cho Ban Giám đốc. Kiểm toán viên cần phải đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của đơn vị trong trường hợp trung tâm dữ liệu chính bị phá hủy toàn bộ. Nếu khách hàng hoạt động trong các ngành mà dữ liệu rất quan trọng (Ví dụ: Trung tâm Visa card, master card hay bảo hiểm…), vấn đề này cần công bố trên thuyết minh Báo cáo tài chính vì tính hiện hữu của một số tài sản ( như các khoản phải thu, các khoản phải trả…) phụ thuộc vào tính liên tục của tiến trình sử lý số liệu. Nếu ban Giám đốc đồng ý công bố vấn đề này trên thuyết minh Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần đưa ra báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ hoặc không chấp nhận tùy thuộc vào tính trọng yếu của nội dung phù hợp cần công bố trên thuyết minh Báo cáo tài chính.

BÀI GIẢI CHƯƠNG VII

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w