PHẦN C: THÔNG TIN BỔ SUNG I Chính sách xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 85)

III Một số thủ tục kiểm soát nội bộ quan trọng

PHẦN C: THÔNG TIN BỔ SUNG I Chính sách xác lập mức trọng yếu

I Chính sách xác lập mức trọng yếu

Tại SAL, mức trọng yếu được xác lập ở hai mức độ:

1 Mức trọng yếu kế hoạch: được xác lập để xây dựng kế hoạch kiểm toán và đánh giá về sự trung thực và hợp của báo cáo tài chính ở mức độ tổng thể.

Mức trọng yếu kế hoạch được xác định căn cứ vào xét đoán của kiểm toán viên về cả các yếu tố định lượng và định tính.

Các yếu tố định tính được xem xét đến bao gồm: - Bản chất công việc kinh doanh của khách hàng - Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tình hình tài chính

- v.v...

Khi xác lập mức trọng yếu kế hoạch, kiểm toán viên cũng phải sự kiến được người sử dụng chủ yếu của báo cáo tài chính và những thông tin được những người sử dụng chủ yếu này quan tâm nhất. Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cung cấp các thông tin này sẽ được sử dụng làm căn cứ để xác lập mức trọng yếu kế hoạch. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà kiểm toán viên thường sử dụng để xác lập mức trọng yếu kế hoạch:

- Lợi nhuận trước thuế: được sử dụng trong đa số trường hợp bởi vì đây là chỉ tiêu được nhiều người sử dụng quan tâm nhất. Nếu chỉ tiêu này là thích hợp, kiểm toán sẽ lấy 5% của lợi nhuận trước thuế để làm mức trọng yếu kế hoạch. Tuy nhiên, tùy theo tình hình của từng khách hàng cụ thể, kiểm toán viên có thể xemm xét sử dụng những mức cao hơn 5% nhưng không được vượt quá 10%.

- Doanh thu: được sử dụng trong trường hợp lợi nhuận của khách hàng biến động bất thường (không thể dự đoán được), hoặc quá thấp (hoạt động ở gần điểm hòa vốn) hoặc thường xuyên thay đổi trạng thái từ lãi sang lỗ qua cá năm. Lúc này, tùy theo từng trường hợp cụ thể kiểm toán viên có thể lấy từ 0,5% đến 1% doanh thu để xác lập mức trọng yếu.

- Vốn chủ sở hữu: được sử dụng trong trường hợp lợi nhuận hoặc doanh thu của khách hàng không phù hợp để xác lập mức trọng yếu, thí dụ như khi kết quả hoạt động biến động rất bất thường, khi khả năng thanh toán và khả năng tiếp tục hoạt động đang bị đe dọa nghiêm trọng ... Lúc này tùy theo từng trường hợp cụ thể kiểm toán viên có thể lấy từ 5% đến 10% vốn chủ sở hữu để xác lập mức trọng yếu kế hoạch.

- Tổng tài sản: được sử dụng trong trường hợp không thể căn cứ vào kết quả hoạt động và cũng không thể dựa vào vốn chủ sỡ hữu (thí dụ như khi vốn chủ sở hữu giảm xuống quá thấp) để xác lập mức trọng yếu kế hoạch. Lúc này, tùy theo từng trường hợp cụ thể kiểm toán viên có thể lấy từ 1% đến 5% tổng tài sản để xác lập mức trọng yếu kế hoạch.

Các chỉ tiêu trên đây chỉ là những hướng dẫn chung. Trong thực hành, kiểm toán viên phải tùy thuộc từng trường hợp cụ thể dựa vào xét đoán của mình để xác lập một mức trọng yếu kế hoạch thích hợp.

2 Sai lệch chấp nhận được: thông thường sẽ được xác lập bằng 50% mức trọng yếu kế hoạch. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể xem xét để xác lập sai lệch chấp nhận được cao hơn 50% mức trọng yếu kế hoạch, nhưng phải lưu ý về tính thận trọng nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w