KIỂM TOÁN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 134 - 135)

II Chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/2004.

KIỂM TOÁN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ

13.1 (d)

13.2 (d)

13.3 (b)

13.4 (d)

13.5 (a)

13.6 Do phần lớn khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ

với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán nên kiểm toán viên thường kết hợp kiểm tra đồng thời các khoản mục có liên quan. Ví dụ kiểm toán viên sử dụng mối liên hệ giữa số dư của hàng tồn kho với giá vốn hàng bán như sau:

Giả sử kiểm tra tại một doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ta có:

Để kiểm tra số dư cuối kỳ của hàng tồn kho, ngoài thủ tục chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên cần kết hợp kiểm tra hàng mua trong kỳ. Lúc này, nếu số dư hàng tồn kho đầu kỳ đã được kiểm toán ở năm trước tức giá vốn hàng bán cũng đã được kiểm tra

13.7 Mục đích của dự toán chi phí là để kiểm soát chi phí nhằm tránh lãng phí và đạt

được lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất. Dự toán thông thường được các nhà quản trị hoạch định cho từng bộ phận vào đầu năm để ước tính chi phí phát sinh trong năm kế hoạch. Hàng tháng, từng bộ phận tiến hành đối chiếu giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán, nhằm xác định các chênh lệch (nếu có), lập báo cáo gửi cho nhà quản trị cấp cao và giải thích các chênh lệch.

Tính hiệu quả của thủ tục này phụ thuộc vào việc sử dụng các báo cáo và xử lý những chênh lệch giữa chi phí thực tế và dự toán. Vì thế, dự toán cần được phổ biến rộng rãi cho các nhân viên trong doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các nhân viên thực thi.

Tóm lại, do bị bảo mật nên việc lập và sử dụng dự toán ở công ty Thanh Danh không đúng nguyên tắc nên trên. Bởi lẽ cấp dưới do không biết nên sẽ không thể thực hiện đối chiếu hàng tháng, không thể lập báo cáo về các khoản chênh lệch...cho nên dự toán sẽ không thể phát huy tác dụng kiểm soát chi phi vì các bộ phận và nhân viên trực tiếp thực hiện công việc sẽ không biết khung giới hạn của chi phí, các hình thức xử lý nếu vi phạm( Ví dụ nếu sử dụng nguyên vật liệu vượt định mức, công nhân có thể bị phạt).

13.8 Để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp, kiểm toán viên cần thực hiện các bước: thực hiện thủ tục phân tích, kiểm tra các chi phí đặc biệt và các khoản giảm phí.

13.9 1 Thực hiện thủ tục phân tích, bao gồm ba bước:

a Ước tính tổng chi phí của năm hiện hành dựa trên những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, dựa vào định mức, số liệu năm trước hay số liệu

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 134 - 135)