Số vòng quay nợ phải thu (VQNPT):

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 110 - 113)

II Chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/2004.

3Số vòng quay nợ phải thu (VQNPT):

VQNPT = Doanh thu / Nợ phải thu

Năm 200X-1: VQNPT = 4.000/300 = 13,3 vòng. Năm 200X : VQNPT = 4.500/400 = 11,25 vòng.

Vòng quay nợ phải thu sụt giảm so với năm trước. Kiểm toán viên Lâm cần tìm hiểu nguyên nhân : do doanh nghiệp thay đổi chính sách bán chịu hay do ghi chép sai … Ngoài ra , việc sụt giảm này có thể đưa đến sẽ có một số khoản nợ phải thu trở thành nọ khó đòi. Do vậy cần xem xét việc lập dự phòng nợ khó đòi. 4 Tỷ suất lãi gộp:

Tỷ suất lãi gộp = Lãi gộp / Doanh thu

Năm 200X-1: Tỷ suất lại gộp = 800/4.000 = 20,00 % Năm 200X: tỷ suất lại gộp = 1.000/4.500 = 22,22 %

Tỷ suất lãi gộp năm nay cao hơn năm trước, nghĩa là tỷ suất lần này biến động không phù hợp với tỷ suất của toàn ngành ( giảm). Kiểm toán viên Lâm cần xem tỷ suất tăng là do thuận lợi trong kinh doanh ( tình hình thị trường thuận lợi) , sự thay đổi chính sách giá của đơn vị , việc tăng cường kiểm soát chi phí mua hàng của đơn vị hay do đơn vị khai thấp giá vốn hàng bán , ghi tăng doanh thu ..?

Đặc biệt , kiểm toán viên cần lưu ý đến mối quan hệ với vòng quay hàng tồn kho, tỷ số này sụt giảm nhưng tỷ suất lại gộp lại tăng , tình hình này có thể nói lên một sự thay đổi trong chính sách giá của đơn vị theo hướng tăng giá bán chấp nhận một mức quay vòng hàng tồn kho chậm lại( vì trước đây đơn vị theo đuổi chính sách ngược lại , tỷ suất lại gộp thấp hơn số bình quân ngành và số vòng quay nhanh hơn ). Tuy nhiên , để có thể phần tích toàn diện hơn , kiểm toán viên cần xem xét tỷ suất lãi gộp và số vòng quay của những mặt hàng chủ yếu của đơn vị.

4.16 Các cơ sở dẫn liệu chủ yếu là :

Sự hiện hữu: Trong hàng tồn kho, thành phần chiểm tỷ trọng lớn (43%) nhưng lại nằm rải rác ở 20 kho hàng trong cả nước . Do đó, kiểm toán viên cần phải chú ý đến cơ sở dẫn liệu này để có một sự bảo đảm hợp lý rằng hàng tồn kho nói chung và đặc biệt là thành phẩm nói riêng thật sự hiện hữu trong thực tế.

Quyền và nghĩa vụ: Các kho hàng được thuê từ những đơn vị khác, nhưng chúng không chỉ chứa hàng của công ty mà còn có thể chứa hàng của các đơn vị khác vì công ty cũng thường cho thuê lại. Do đó , một số hàng tồn kho trong các kho hàng có thể không thuộc quyền sở hữu của công ty. Kiểm toán viên cần lưu ý đặc điểm này để lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp.

Sự đánh giá: Số dư cuối ký hàng tồn kho chiếm 20% tổng tài sản . việc đánh giá hàng tồn kho thường là công việc khó khăn , phức tạp và đầy rủi ro đổi với nhà quản lý và kiểm toán viên. Do đó , nếu có sai phạm xảy ra trong việc đánh giá hàng tồn kho thì có khả năng sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính

1 thành phẩm: Công ty chuyên sản xuất các loại thực phẩm dinh dưỡng và đặc

điểm của chúng là thời gian sử dụng thường ngắn .Ngoài ra , nếu bảo quản không tôt các loại thực phẩm dinh dưỡng và đặc điểm của chúng là thời gian sử dụng thường ngắn . Ngoài ra , nếu bảo quản không tốt , chúng còn rất dễ bị hư hỏng . Thế nhưng , thành phẩm lại được dự trữ ở những kho khác nhau nên điều kiện bảo quản khác nhau. Vì vậy, kiểm toán viên cần chú ý tới thời hạn sử dụng của các loại thành phẩm. Đối với những hàng hóa sắp hêt hạn, cần yêu cầu đơn vị lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho thích hợp.

Công ty sủ dụng giá thành kế hoạch để hạch toán thành phẩm nhập kho trong kỳ, nên kiểm toán viên cần kiểm tra việc điều chỉnh từ giá thành đến kế hoạch sang giá thực tế vào cuối kỳ.

Trong năm, công ty đã phải ngưng sảng xuât một số sản phẩm do nhu cầu của thị trường giảm sút. Kiểm toán viên cần phải xem xét liệu các mặt hàng này( tồn kho đầu năm) và nguyên sản xuất chúng có còn tồn kho vào thời điểm cuối năm không ? Nếu còn tồn kho , sản phẩm hay nguyên liệu có thể bị hết hạn sử dụng. hoặc hư hỏng và có thể không bán được nữa, lúc này cần phải loại chúng ra khỏi giá trị hàng tồn kho cuối ký bằng cách ghi giảm hàng tồn kho hoặc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

2 Nguyên vật liệu: chiếm tỷ trọng lớn ,khoảng 35% tổng giá trị hàng tồn kho. Do

nguyên vật liệu là bột ngũ cốc , hoa quả và sản phẩm dở dang nên thường dễ bị hỏng ( ẩm , mốc ..) hơn so với thành phẩm. Kiểm toán viên cần kiểm tra thời gian từ khi mua vật liệu cho đến khi đưa vào sản xuất, từ đó xác định giá trị nguyên vật liệu chậm luân chuyển, hư hỏng , hêts hạn sử dụng… Nếu có , kiểm toán viên cần lưu ý đơn vị lập dự phòng giảm giá.

3 Sản phẩm dở dang: Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cũng râts quan trọng.

kiểm toán viên cần xem xets tính hợp lý của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty.

Vì những lý do trên nên sự đánh giá là cơ sở dẫn liệu mà việc xác minh là phức tạp nhất và kiểm toán viên cần quan tâm đặc biệt.

Tỷ suất lãi gộp mặt hàng dược phẩm và các mặt hàng khác của công ty như sau:

Năm Tỷ suất lãi gộp hàng dược phẩm Tỷ suất lãi gộp mặt hàng khác

200X 200X-1 200X-2 200X-3 40.6% 42,2% 42,1% 42,3% 32,0% 32,0% 31,9% 31,8% Chỉ tiêu 200X 200X-1 200X-2 200X-3

Doanh thu (triệu đồng )

Doanh thu dược phẩm (triệu đồng) Doanh thu dược phẩm/Doanh thu

14.211 5.126 36% 12.916 5.051 42% 11.462 4.821 42% 10.351 4.619 44% Bảng trên cho thấy :

Doanh thu tăng dần qua các năm , từ 10 tỷ (200X -3) tăng lên 14 tỷ ( 200X).

a Tỷ trọng doanh thu dược phẩm trong tổng doanh thu giảm dần từ 44% (200X-3)

giảm còn 36% ( 200X).

b Tỷ suât lãi gộp mặt hàng dược phẩm biến động giảm dần , từ 42,3% (200X-3)

giảm xuống còn 40,6% (200X). Trong khi đó , tỷ suất lãi gộp của mặt hàng khác tăng nhẹ, từ 31,8% (200X-3) lên 32% (200X). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy , trả lời của kế toán trưởng chưa hoàn toàn hợp lý vì :

- Doanh thu dược phẩm tăng dần qua các năm , nghĩa là số lượng hàng bán ra của công ty không sút giảm.

- Tuy tỷ suât lãi gộp của dược phẩm giảm đều qua các năm, thế nhưng với các mặt hàng khác, tỷ suất lãi gộp lại tăng nhẹ qua các năm.

Sự sụt giảm của tỷ suất lãi gộp chung toàn đoàn đơn vị ngoài lý do sự sụt giảm của tỷ lệ lãi gộp mặt hàng dược phẩm còn do sự sụt giảm của tỷ trongj mặt hàng này trong doanh thu.

Những vấn đề cần chú ý trong kế hoạch kiểm toán :

Mức giảm lợi nhuận của năm 200X so với 200X-3 (cho cùng doanh số) là số tiền khá trọng yếu:

( 36,5% - 35,1%)x 14.211 triệu đồng =199 triệu đồng. Sự sụt giảm lợi nhuận có thể do nhiều nguyên nhân:

- Tình hình cạnh tranh trong ngành thể hiện qua tỷ suât lãi gộp chung của ngành giảm xuống, đặc biệt là đối với các mặt hàng dược phẩm.

- Sự thay đổi cơ cấu măt hàng như đã nói ở trên.

- Tuy nhiên cũng có thể do các sai sót trong số liệu của đơn vị.Với tư cách kiểm toán viên, bạn không thể chấp nhận ngày lời giải thích của kế toán trưởng vì 199 triệu đồng là số tiền trọng yếu (chiếm tỷ trọng tương đương 4% so với lãi gộp của năm 200X). Những thủ tục kiểm toán nên chú ý áp dụng là:

- Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu có đầy đủ không đặc biệt, đặc biệt là mặt hàng dược phẩm (có tỷ trọng giảm sút trong doanh thu toàn đơn vị).

- Kiểm tra việc ghi nhận giá vốn hàng bán có bị khống lên so với thực tế không (nếu đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên).

- Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho (nếu đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, việc kiểm kê thiếu hàng tồn kho có thể dẫn đến sự tăng lên không đúng của giá vốn hàng bán).

- Kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ mua hàng (nếu đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ việc ghi chép trùng lắp hoặc khống trong nghiệp vụ mua hàng

cũng dẫn đến làm cho giá vốn hàng bán tăng khống).

Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp đánh giá hàng tồn kho.

4.20 a Các vấn đề kiểm toán viên Tài càn quan tâm được xác định căn cứ vào hai yếu tố

là tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán:

a.1 Tính trọng yếu: Tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản như: - Tài sản dài hạn:25% tổng tài sản

- Tài sản ngắn hạn: 75% tổng tài sản, trong đó Tiền :25% tổng tài sản

Nợ phải thu: 3,75% tổng tài sản (5% tài sản ngắn hạn x 75% tổng tài sản) Hàng tồn kho: 37,5% tổng tài sản

Hàng tồn kho Hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Doanh thu

= x x

Tổng tài sản Giá vốn hàng bán Doanh thu Tổng tài sản

= 1/24 x (1-15%)x12 = 42,5,% tổng tài sản.

Nợ phải trả người bán ít nhất là 67% tổng tài sản (gấp đôi vốn chủ sở hữu nếu không có nợ dài hạn).

a.2 Rủi ro kiểm toán:

- Rủi ro tiềm tàng: các khoản mục cần lưu ý

Tài sản cố định chủ yếu là cửa hàng và xe tải, có rủi ro về quyền sở hưux. Tiền: do công ty chủ yếu bán hàng thu tiền mặt, do vậy rủi ro cao

Hàng tồn kho: do nghiệp vụ mua và bán phát sinh rất nhiều - Rủi ro kiểm soát: các khoản mục cần lưu ý là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho: do sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

Rủi ro kiểm soát chung tăng do đơn vị có ít nhân viên, nhân viên phòng kế toán thường thay đổi.

Kết hợp các nhân tố trên, kiểm toán viên Tài sẽ ghi nhận các khoản mục cần chú ý (xếp theo thứ tự) như sau:

- Hàng tồn kho: trọng yếu, rủi ro tiềm tàng và kiểm soát cao. - Tiền: trọng yếu, rủi ro tiềm tàng cao.

- Nợ phải trả người bán: rất trọng yếu, rủi ro tiềm tàng thấp. Tài sản cố định: trọng yếu, rủi ro tiềm tàng trung bình.

b Những thủ tục kiểm toán quan trọng:

- Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm khóa sổ. - Kiểm kê quỹ tiền mặt tồn quỹ đồng loạt không báo trước.

- Gửi thư xác nhận nợ phải trả, kết hợp việc kiểm tra chỉnh hợp với thư thông báo nợ và biên bản đối chiếu công nợ. Xem xét việc thanh toán sau ngày khóa sổ.

Kiểm tra chứng từ về quyền sở hữu đối với tài sản cố định. Những thông tin có thể tìm hiểu để thu hẹp phạm vi kiểm toán:

- Sự phân công phận nhiệm, chú ý những trường hợp vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

- Hệ thống thông tin kế toán của đơn vị. - Kiểm soát nội bộ đối với khâu thủ quỹ.

Hệ thống sổ chi tiết nhà cung cấp và công tác theo dõi đối chiếu công nợ với nhà cung cấp.

BÀI GIẢI CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán độc lập (Trang 110 - 113)