- Diện và hàng thừa kế theo pháp luật:
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp của pháp luật về thừa kế
sống. Khi rà soát pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền phải luôn bám sát các tiêu chí để hoàn thiện pháp luật, đó là tính đồng bộ, phù hợp và tính khoa học trong kỹ thuật pháp lý. Chẳng hạn, để tính đồng bộ của pháp luật được đảm bảo cần tìm ra tất cả các quy phạm mâu thuẫn và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý như yêu cầu sửa lại điểm b, Khoản 4, Điều 10, Nghị định 81/2000/NĐ-CP theo hướng cho người nước ngoài được quyền thừa kế nhà ở để phù hợp với quy định tại nghị định 60/CP, 61/CP năm 1994 và BLDS 2005 để đảm bảo tính phù hợp của pháp luật, cần tìm ra và đề nghị bãi bỏ những quy định lạc hậu (ví dụ như quy định thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế thế vị con nuôi...). Để đảm bảo kỹ thuật pháp lý đạt trình độ cao, phải rà soát nhằm phát hiện và xử lý những văn bản quy định về thừa kế còn yếu kém về mặt kỹ thuật, sai sót về diễn đạt, ngôn ngữ sử dụng... để đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế thì cần phải có sự so sánh, đối chiếu với các cam kết, chuẩn mực trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia nhằm hài hoà các quy định pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện chương trình thể chế hoá gia nhập WTO. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thừa kế và yếu tố nước ngoài, cần sự rà soát lại các quy định thừa kế quyền sử dụng đất để phù hợp với các nguyên tắc của các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia...
Để công tác rà soát pháp luật được tiến hành một cách toàn diện, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng với nhiều phương thức khác nhau trước hết, cần phải nâng cao năng lực của bộ tư pháp cơ quan chủ quản trong việc rà soát văn bản pháp luật. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có chương trình rà soát cả ngắn hạn và dài hạn. Thu hút các nhà khoa học, chuyên gia những người hoạt động thực tiễn và nhân dân vào quá trình rà soát PLVTK.
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp của pháp luật về thừa kế thừa kế
PLVTK đã thể chế hoá một cách khá đầy đủ và cụ thể đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về quyền con người, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công dân thực hiện quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân, một số quy định PLVTK chưa rõ ràng, chưa thực sự phù hợp và rất khó áp dụng trên thực tế, cần phải hoàn thiện trong quá trình triển khai thực hiện cụ thể gồm những vấn đề sau:
* Về xác định thời điểm mở thừa kế:
Đây là vấn đề hết sức quan trọng không những liên quan đến hiệu lực di chúc nói riêng mà còn liên quan đến nhiều nội dung quan trọng khác của thừa kế nói chung, như xác định người thừa kế. Theo quy định tại K1 Điều 633 BLDS "thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, trong trường hợp toà án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định tại K2. Điều 81 BLDS. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định mốc thời gian là việc không đơn giản. Đối với trường hợp một người chết bình thường (chết sinh học). Thì thời điểm mở thừa kế tính theo phút được xác định rất đơn giản. Nhưng đối với trường hợp do biến cố (thiên tai, tai nạn máy bay, mất tích...) thì thời điểm mở thừa kế tính theo phút rất khó khăn, phức tạp. Một câu hỏi đặt ra, thời điểm mở thừa kế được tính theo đơn vị phút, giờ, hay ngày, pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định.
Do vậy, để đảm bảo tính khách quan chính xác cũng như yêu cầu quan trọng khác theo quy định chung của pháp luật, theo chúng tôi nên quy định thời điểm chết được xác định theo đơn vị ngày. Điều đó sẽ tránh được hoài nghi, thắc mắc của nhân dân đối với việc xét xử của toà án trong những trường hợp cụ thể. Hơn nữa nếu xét về truyền thống pháp luật chúng ta thấy rằng các bộ dân luật của Việt Nam trước đây đều xác định thời điểm mở thừa kế "thời điểm chết của người để lại di sản, theo ngày" (Điều 311. Bộ dân luật Bắc Kỳ) về phong tục tập quán, từ xa xưa khi nói đến cái chết của một người, nhân dân ta thường lấy đơn vị ngày làm mốc xác định. Người ta thường xác định bố mẹ, ông bà mất vào ngày nào để từ đó xác định ngày làm giỗ, chạp để tưởng nhớ người đã khuất. Mặt khác, nhiều BLDS trên thế giới khi xác định thời điểm mở thừa kế đều xác định theo ngày. BLDS của Cộng hoà liên bang Nga năm 2002 quy định tại Điều 1114 như sau: “Ngày mở thừa kế là ngày người để lại di sản chết. Trong trường hợp bị tuyên bố chết thì ngày mở thừa kế sẽ là ngày quyết định của toà án về việc tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật. Còn trong trường hợp có căn cứ để xác định ngày chết thì ngày mở thừa kế là ngày toà án đã xác định trong bản án. Những người chết trong cùng một ngày được coi là chết cùng thời điểm”.
Vì vậy, chúng tôi thấy cần phải quy định lại thời điểm mở thừa kế cho phù hợp với thực tế, với phong tục tập quán của dân tộc cũng như xu hướng hội nhập luật pháp quốc tế.
* Về việc từ chối nhận di sản:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 642 BLDS năm 2005 thì “người thừa kế có
quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản của người thừa kế không dễ dàng vì phải trải qua một loạt các thủ tục: “phải thể hiện bằng văn bản, người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND xã phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản” (Khoản 2, Điều 642 BLDS 2005). Quy định này không những làm phức tạp hoá vấn đề mà còn không phù hợp với thực tiễn. Bởi lẽ, thực tiễn xét xử cho thấy thường là chỉ cần đương sự khai báo rõ ràng việc từ chối hưởng di sản mà không nhằm trốn tránh nghĩa vụ khác đều được toà án chấp nhận. Hơn nữa, theo quan niệm của người dân cũng như nguyên tắc tự định đoạt của chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự, việc từ chối hưởng di sản mà phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt thủ tục trên có phần thiếu thuyết phục. Do vậy, BLDS năm 2005 cần quy định lại thời hạn thủ tục từ chối nhận di sản, để đảm bảo việc từ chối nhận di sản thuộc quyền quyết định của người được nhận di sản. Đồng thời quy định hạn cuối cùng của sự từ chối nhận di sản là thời điểm chia di sản.
* Về nhường quyền hưởng di sản: BLDS Việt Nam chưa quy định về
người nhường quyền thừa kế mà chỉ quy định người từ chối quyền hưởng di sản do người chết để lại. Trong thực tiễn, giải quyết tranh chấp về thừa kế, nhiều trường hợp người thừa kế nhường phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác. Trong trường hợp này, toà án vẫn chưa chấp nhận cho họ được nhường kỷ phần bởi trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền luôn được tôn trọng và là nguyên tắc được quy định tại Điều 4 - BLDS năm 2005. Khi người thừa kế từ chối quyền hưởng thừa kế thì phần di sản này sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Còn khi người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác thì về mặt pháp lý, họ đã nhận phần di sản của mình và đã nhường cho người khác (với tư cách là tặng cho người khác). Để có cơ sở pháp luật, thiết nghĩ nên quy định cụ thể về vấn đề nhường quyền hưởng di sản thừa kế trong BLDS cụ thể như sau:
+ Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho những người khác. Việc nhường quyền hưởng di sản phải được lập thành văn bản.
+ Người được nhường quyền hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản mà mình được nhường, trừ trường hợp thoả thuận khác.
*Về thừa kế thế vị:
Khoản 1 Điều 634 BLDS 2005 quy định về hành vi của người không có quyền hưởng thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng con đó khi còn sống đã bị kết án một trong những hành vi theo quy định của Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 thì cháu có đựơc thừa kế thế vị không? Pháp luật hiện hành chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng theo cách hiểu từ trước đến nay và suy luận trên tinh thần điều luật thì con của người đó không được hưởng thừa kế thế vị. Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các cháu của người để lại di sản cũng như cho việc áp dụng PLVTK được thuận lợi, thiết nghĩ nên quy định rõ ràng cụ thể trong trường hợp cha và mẹ của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005. Vì xét theo quan hệ thân thuộc, cháu không có lỗi và không chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của cha mẹ. Tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, thấy rằng trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu (chắt) khi còn sống bị pháp luật tước quyền thừa kế do những hành vi vi phạm thì cháu (chắt) vẫn được hưởng di sản thừa kế của ông bà hoặc cụ. Do vậy, cần phải bổ sung trường hợp những người bị tước quyền thừa kế theo Điều 643 BLDS 2005 thì con cháu họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị, trừ khi chính con, cháu họ cũng vi phạm Khoản1 Điều 643 BLDS 2005.
Khi nghiên cứu về thừa kế thế vị, còn một vấn đề đặt ra mà nhiều chuyên gia pháp lý đang tranh luận sôi nổi, đó là quyền thừa kế thế vị của con riêng. Theo Điều 677 BLDS, người thừa kế thế vị phải là người cùng huyết thống với người để lại di sản và người đáng lẽ ra được hưởng di sản nhưng lại chết cùng thời điểm hoặc chết trước người để lại di sản. Cụ thể, cha chết để lại di sản cho con, nhưng con lại chết trước cha, thì cháu được thừa kế thế vị. Còn vợ của người con là con dâu, lại không được thừa kế thế vị đối với phần di sản đó, vì con dâu và bố chồng cũng như vợ và chồng là những người không cùng huyết thống. Trong khi đó theo Điều 679 BLDS, con riêng lại được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng. Mặc dù,
giữa họ không có quan hệ huyết thống và cũng chẳng có mối quan hệ pháp lý ràng buộc nào cả. Mặt khác, khi bố dượng đã chết, về nguyên tắc mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng được coi là chấm dứt. Thế thì, tại sao con riêng lại được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng. Tôi thiết nghĩ các cơ quan thẩm quyền nên xem xét lại Điều 679 BLDS, nên chăng huỷ bỏ thừa kế thế vị đối với con riêng.
* Về những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại.
PLVTK hiện hành ở nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong xã hội phát triển, trên thế giới cũng như Việt Nam, ngày càng có nhiều người mong muốn được sinh con theo phương pháp khoa học hiện đại. Do vậy, vấn đề công nhận cha cho những đứa trẻ sinh ra theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết sức quan trọng. Điều đó không những có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền lợi cho những đứa trẻ mà còn mang lại tình thương yêu, tạo ra những suy nghĩ tốt đẹp trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Ngược lại, nếu xảy ra tranh chấp xuất phát từ vấn đề này sẽ hình thành những suy nghĩ không tốt và gây những vết thương lòng cho những đứa trẻ vô tội.
Vì vậy, tôi nghĩ trong thời gian tới cần phải bổ sung vấn đề những người thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại một cách cụ, thể rõ ràng. Trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học thì giữa con và cha, mẹ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định như cha mẹ đối với con đẻ và họ có quyền thừa kế di sản của nhau. Người con sinh ra theo phương pháp khoa học không được quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Có như vậy, khi phát sinh tranh chấp về thừa kế liên quan đến những người này thì những nhà áp dụng luật mới có cơ sở để giải quyết một cách thấu tình đạt lý, nâng cao công tác xét xử và tạo niềm tin vào pháp luật trong lòng nhân dân.
* Về người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 654):
Theo quy định của Điều 654, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Để đảm bảo di chúc được lập ra theo đúng ý chí của người để lại di sản, không bị tác động bởi người vì lợi ích của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình là
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo chúng tôi cần bổ sung thêm một trường hợp không được làm chứng cho việc lâp di chúc (Khoản 4 Điều 654) đó là: "người có cha, mẹ, vợ, chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật". Bổ sung thêm khoản này sẽ làm cho Điều 654 được chặt chẽ hơn đồng thời cũng tạo ra sự thống nhất giữa Điều 654 và Điều 659 BLDS năm 2005 (những người không được công chứng, chứng thực di chúc).
* Về người viết hộ di chúc:
BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 không quy định người viết hộ di chúc
phải có những điều kiện gì, những đối tượng nào không được viết hộ di chúc... vì vậy để đảm bảo việc thống nhất khi áp dụng pháp luật cũng như người viết hộ thấy được vai trò của mình và trách nhiệm trong trường hợp người viết hộ trốn tránh pháp luật khi họ thông đồng với người làm chứng viết không đúng ý muốn đích thực của người lập di chúc, theo chúng tôi pháp luật nên quy định những điều kiện đối với người viết hộ di chúc, diện những người được viết hộ di chúc theo hướng: "những người viết hộ di chúc phải đảm bảo các điều kiện như người làm chứng cho di chúc được quy định tại Điều 654 BLDS năm 2005.
* Về việc thừa kế có yếu tố nước ngoài: hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ mọi mặt giữa nước ta và các nước ngày càng phát triển, công dân nước ngoài ở nước ta cũng như công dân nước ta ở nước ngoài ngày càng đông, tài sản của họ ở nước ngoài ngày càng nhiều. Với tình hình đó, nhất định sẽ phát sinh mối quan hệ PLVTK có yếu tố nước ngoài. Trong lúc đó, do bản chất chế độ chính trị, kinh tế mỗi nước, do tình hình, đặc điểm của mỗi dân tộc, nội dung PLVTK của mỗi nước sẽ khác nhau như về quyền thừa kế, về năng lực lập di chúc, về hình thức và nội dung lập di chúc về diện và hàng thừa kế, về