Những hạn chế về pháp luật về thừa kế và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 66 - 75)

- Diện và hàng thừa kế theo pháp luật:

2.2.3. Những hạn chế về pháp luật về thừa kế và nguyên nhân của nó

* Những hạn chế trong PLVTK:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, PLVTK hiện hành vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế sau:

Một là, PLVTK còn thiếu tính cụ thể:

Mặc dù BLDS 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời trong bối cảnh có Nghị quyết 48/NQ-TW và Nghị quyết 80/NQ-TW của Bộ chính trị, nên đã có những quy định mới so với các văn bản PLVTK trước đây, tạo điều kiện việc giải quyết tranh chấp thừa kế đạt hiệu quả cao. BLDS 2005 đã mở rộng phạm vi diện thừa kế theo đó số người trong hàng thừa kế cũng tăng lên nhằm cũng cố mối đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình và di sản thừa kế được truyền lại cho những người thừa kế một cách đúng nghĩa nhất. Bộ luật cũng đã khắc phục được những hạn chế và bất cập, những quy định của PLVTK trước đây, đồng thời bỏ đi những quy định không phù hợp trong thực tế như quy định điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp... Song những quy định này chỉ là những bước đột phá trong PLVTK ở Việt Nam, vẫn còn có những quy định chưa chi tiết, chưa cụ thể, còn chung chung nên trong thực tiễn áp dụng, sẽ có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định quy phạm để giải quyết tranh chấp.

Ví dụ như về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Theo quy

định tại Điều 679 BLDS 2005 quy định: "con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa hưởng di sản của nhau và được thừa kế di sản theo quy định tai Điều 676 và Điều 677 Bộ

luật này". Như vậy, để được quyền thừa kế di sản giữa con riêng, bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con? Quy định này rất chung chung trừu tượng, nên trong thực tiễn áp dụng nhiều khi không thống nhất. Có ý kiến cho rằng, con riêng và bố dượng, mẹ kế phải sống chung nhà, nếu không sống chung nhà thì phải sống gần nhà nhau, như vậy, mới có điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc bố dượng, mẹ kế như đối với cha mẹ đẻ thì mới được hưởng thừa kế. Có ý kiến lại cho rằng, không đòi hỏi con riêng phải sống chung nhà với bố dượng, mẹ kế, việc sống gần nhà với bố dượng, mẹ kế không đòi hỏi con riêng phải đích thân trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế mà có thể thuê người giúp việc để chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế. Có quan điểm lại cho rằng: pháp luật không quy định thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế dài hay ngắn nhưng phải chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến ngày bố dượng mẹ kế chết, mới được thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế... Điều đó là do không có tiêu chí đánh giá cụ thể về thời gian nuôi dưỡng, mức độ nuôi dưỡng, hành vi chăm sóc được thể hiện từ hai phía hay chỉ từ một phía đã không có một điều luật nào quy định. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp di sản trong trường hợp này, mỗi thẩm phán sẽ nhận thức khác nhau và đưa ra hướng giải quyết khác nhau.

Hoặc về sự đồng ý của cha mẹ đối với con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi lập di chúc. Do điều luật chưa xác định rõ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là đồng ý về cái gì? Về sự định đoạt trong di chúc hay về việc lập di chúc. Sự đồng ý này phải thể hiện dưới hình thức như thế nào? Có bắt buộc việc đồng ý phải được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần xác nhận vào di chúc hay chỉ cần bằng miệng? Có cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hay không? Sự đồng ý thể hiện trước, trong hay sau khi người chưa thành niên lập di chúc? Vấn đề này chưa được một văn bản pháp luật nào quy định hay giải thích cụ thể nên hiện đang còn nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu hiểu sự đồng ý đó là đồng ý với việc định đoạt trong nội dung di chúc thì vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong khi lập di chúc, di chúc sẽ không hợp pháp. Nếu không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì sự định đoạt đó coi như không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, PLVTK hiện hành còn rất nhiều vấn đề cần được pháp luật cụ thể hoá để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và bảo vệ quyền thừa kế của công dân như thời hiệu khởi kiện thừa kế, thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, thừa kế quyền sử dụng đất, di chúc miệng... Bức xúc nhất là những vấn đề về thủ tục để thừa kế nhà ở và thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất và gắn liền di sản trên đất đó.

Ví dụ về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thừa kế, mặc dù Luật Đất đai và luật dân sự đã quy định về trình tự thủ tục đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng do chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cán bộ công chức làm nhiệm vụ này. Do đó trên thực tế dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xem xét để cấp giấy chứng nhận, dể gây ra tiêu cực trong quá trình thực hiện. Pháp luật đã trao cho người thừa kế các quyền nhưng nếu chỉ dừng ở những quy định chung chung thì các quyền đó thật khó có tính khả thi trong cuộc sống.

Hai là, PLVTK hiện hành chưa đảm bảo tính toàn diện.

Mặc dù việc xây dựng PLVTK trong những năm qua đã đánh dấu bước phát triển mới của quan điểm và trình độ lập pháp của nước ta. Nhưng ở mức độ nhất định, vẫn chưa bắt kịp với yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội. Một số quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong thực tế nhưng pháp luật vẫn chưa điều chỉnh kịp thời. Điển hình là vấn đề thừa kế tài sản của người nước ngoài. Trước kia, Quyết định số 122 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ và pháp lệnh thừa kế 1991 đều ghi nhận quyền thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam, nhưng đều chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất khung. BLDS 2005 cũng chỉ có Điều 767 và Điều 768 quy định về phương pháp giải quyết xung đột PLVTK mà chưa có điều khoản cụ thể nào về quyền thừa kế, hơn nữa hai quy phạm xung đột còn thể hiện không chuẩn xác về nội dung và cấu trúc. Do đó, các hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định lãnh sự... gần như đã trở thành căn cứ pháp lý duy nhất để điều chỉnh quan hệ thừa kế của công dân các nước mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Ngoài ra, trong lĩnh vực diện và hàng thừa kế, pháp luật hiện hành cũng còn thiếu nhiều quy phạm điều chỉnh như quan hệ thừa kế của con sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại, thừa kế thế vị của cháu khi bố mẹ họ bị kết án một trong những hành vi bị tước quyền thừa kế. Thời gian gần đây, trên thế giới và ở Việt Nam đã xuất hiện tương đối phổ biến những đứa trẻ sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm, hay hiện tượng mang thai hộ. Đây là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cải trong việc xác định mối quan hệ thực sự giữa cha, mẹ, con và vấn đề này còn liên quan đến một loạt các quan hệ pháp lý khác về thừa kế cấp dưỡng... Để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh này, Khoản 2 Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã bổ sung quy định mới "việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định". Quy định bổ sung thêm này là phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại ngày nay. Tuy

nhiên, một vấn đề đặt ra là quan hệ thừa kế của những đứa trẻ đó được giải quyết như thế nào? Nó có được quyền thừa kế di sản của người cha mẹ sinh học không? PLVTK hiện hành ở nước ta chưa quy định vấn đề này, trên thực tế nếu có tranh chấp xảy ra, các cơ quan bảo vệ pháp luật rất lúng túng trong quá trình vận dụng pháp luật để giải quyết.

Hoặc quy phạm quy định thừa kế thế vị trong trường hợp có vi phạm Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005. Hiến pháp 1992 và Điều 631 BLDS 2005 đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật tước quyền hưởng di sản, luật dân sự nước ta cũng như luật dân sự các nước khác trên thế giới đều có quy định về những người không được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản nhưng người con đó khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005, thì cháu có được thừa kế thế vị không? PLVTK ở nước ta từ khi hình thành cho đến nay chưa có điều luật nào quy định vấn đề này. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng có nhiều quan điểm mâu thuẫn nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng: "trường hợp này cháu không được hưởng thừa kế thế vị bởi vì thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Cơ sở thừa kế thế vị của cháu, chắt là dựa vào quyền thừa kế theo pháp luật của bố hoặc mẹ của họ nếu còn sống. Vì vậy, cháu không thể hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha hoặc mẹ

của cháu khi còn sống không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật". Quan

điểm thứ hai trái ngược hẳn với quan điểm thứ nhất. Quan điểm này cho rằng: "để bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu, chắt khi bản thân của họ không bị toà án tước quyền, không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, họ có năng lực thừa hưởng thì pháp luật nên cho họ hưởng thay cho cha mẹ họ bị tước. Hơn nữa, trong thực tế người con đó không hề có lỗi trong hành vi xử sự của cha mẹ. Vì thế, khi giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này, tuỳ theo cách vận dụng của thẩm phán mà đưa ra phương án giải quyết khác nhau dẫn đến sự tuỳ tiện trong việc áp dụng pháp luật, không đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Ngoài ra, trong thực tế đời sống xã hội hiện nay đã phát sinh nhiều quan hệ thừa kế mà pháp luật chưa đề cập đến hoặc có đề cập đến nhưng chưa rõ, chưa cụ thể như vấn đề nhường quyền hưởng di sản, người viết di chúc hộ, các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài... điều đó đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất giữa các cấp toà án trong việc giải quyết những tranh chấp cụ thể, mặc dù các vụ tranh chấp đó có nội dung tương tự nhau.

Ba là, pháp luật về thừa kế còn có một số quy định bất cập so với yêu cầu cuộc sống

PLVTK ở Việt Nam được cấu thành bởi nhiều quy phạm, trong nhiều văn bản thuộc các ngành luật khác nhau như ngành luật dân sự, ngành Luật Đất đai, ngành Luật Hôn nhân và gia đình, ngành luật tố tụng dân sự... Nội dung của các quy định về thừa kế hiện hành đã đánh dấu trình độ trưởng thành về lập pháp ở nước ta, điều chỉnh tương đối toàn diện quan hệ thừa kế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu quá trình thi hành và áp dụng, chúng tôi thấy còn nhiều quy định về thừa kế hiện hành chưa thật phù hợp với đời sống xã hội. Cụ thể:

- Về vấn đề người thừa kế từ chối nhận di sản: Điều 642 BLDS 2005 quy định: "người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế" hình thức của việc từ chối phải làm thành văn bản, phải báo cho những người thừa kế khác, cơ quan công chứng, UBND xã, phường nơi có địa điểm mở thừa kế "... Quy định trên không những không phù hợp với thực tế mà còn có tính chất áp đặt, vi phạm nguyên tắc tự nguyện của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Vì nguyên tắc tự định đoạt của người thừa kế được thể hiện ở quyền nhận hay không nhận di sản. Một người từ chối một quyền dân sự nào đó, không gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và cũng không vi phạm đạo đức xã hội thì không thể bị hạn chế trong một thời hạn như luật định. Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế là một khoảng thời gian ngắn ngủi hơn nhiều so với khoảng thời gian bảo hộ quyền thừa kế hợp pháp của chủ thể (10 năm). Sự hạn chế về thời gian từ chối quyền hưởng di sản không thể thực hiện được khi mà người thừa kế từ chối nhận di sản sau thời hạn luật định đó, sự từ chối quá hạn định thì vô hiệu, người từ chối quá hạn bắt buộc phải nhận di sản. Trong trường hợp này người từ chối thừa kế buộc phải tham gia quan hệ thừa kế trái với quyền tự định đoạt ý chí của người đó mà pháp luật cho phép. Hơn nữa, sự từ chối quyền hưởng di sản không được thừa nhận đó đã quá hạn luật định mà người thừa kế vẫn quyết định từ chối quyền hưởng di sản, thì phần di sản bị từ chối hưởng

không hợp pháp sẽ do ai hưởng và hưởng như thế nào?... Đây là một trong những vấn đề còn gây băn khoăn, thắc mắc của các nhà áp dụng pháp luật, cũng là điểm hạn chế của PLVTK Việt Nam so với các nước trong khu vực.

* Về thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi

Theo quy định BLDS thừa kế thế vị phải là người cùng huyết thống với người để lại di sản. Con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để nhận di sản từ ông bà nội, ngoại hoặc cụ nội, cụ ngoại, nếu bố mẹ đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với những người này. Trong khi đó, giữa người nhận nuôi con nuôi với cha, mẹ nuôi của người đó chỉ tồn tại quan hệ nuôi dưỡng, còn giữa con nuôi của người nhận nuôi con nuôi và cha, mẹ nuôi của người đó không tồn tại bất cứ quan hệ nào. Người con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng. Giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ của người nhận nuôi con nuôi không có quan hệ huyết thống và không có quan hệ nuôi dưỡng. Vì thế, Điều 678 quy định trong trường hợp người nhận nuôi con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha mẹ đẻ của họ mà người con nuôi của họ được thừa kế thế vị là mâu thuẫn với Điều 677 BLDS 2005, không đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, đồng thời không phù hợp thực tế.

Bốn là, PLVTK hiện hành vẫn tồn tại một số hạn chế về kỹ thuật lập pháp.

Xét về mặt kỹ thuật pháp lý, PLVTK hiện hành có nhiều điểm không hợp lý với nội dung cũng như việc sắp xếp các điều luật. Ví dụ như chương chia thừa kế theo di chúc, Điều 650 quy định di chúc bằng văn bản, trong đó kể tên 4 loại di chúc bằng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)