Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 61 - 62)

- Diện và hàng thừa kế theo pháp luật:

2.2.1.4.Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản, nên khi người có quyền sử dụng đất chết thì việc dịch chuyển loại tài sản này của họ cho những người thừa kế cũng theo quy định của PLVTK. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng đặc thù, nên ngoài sự điều chỉnh của các quy định chung về thừa kế trong phần thứ 4 của BLDS, còn có quy định một chương riêng cùng với Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình. Do vậy, quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất có những điểm khác biệt như về di sản, người để lại thừa kế, người được thừa kế, trình tự thủ tục, thừa kế quyền sử dụng đất.

* Người để lại thừa kế quyền sử dụng đất: theo quy định tại Điều 734 BLDS 2005 cũng như Điều 99 Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì "người thừa kế quyền sử dụng đất là cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất".

* Người được thừa kế: Theo quy định tại Điều 734 BLDS và Điều 113 Luật Đất đai 2003 thì người có quyền sử dụng đất hợp pháp, có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất là bất kỳ ai, dù người đó nằm trong hay nằm ngoài diện thừa kế theo pháp luật. "người" thừa kế quyền sử dụng đất có thể là pháp nhân, tổ chức nhà nước và các chủ thể khác, kể cả người nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai có quyền thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, những người này còn phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

* Trình tự thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất:

Theo quy định tại Điều 151 Nghị định 181/2004 NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất được quy định như sau:

Người nhận thừa kế nộp 1 bộ hồ sơ gồm có:

- Di chúc, biên bản phân chia thừa kế, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án có hiệu lực.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong thời hạn không quá 4 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp giấy mới chứng nhận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 61 - 62)