* Thừa kế trong giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam
Để xác định chính xác thời điểm xuất hiện những quy định về thừa kế trong pháp luật Việt Nam là một điều rất khó. Có ý kiến cho rằng: "PLVTK ở nước ta đã có từ thời Hùng Vương - trước Công nguyên". Thời Hùng Vương đã quy định việc chia tài sản... luật dân sự và tranh chấp dân sự dưới thời Hùng Vương đã có những quy định bắt buộc" [88, tr.40]. Tuy nhiên, ý kiến trên lại chưa có đủ dữ liệu để khẳng định, mà đó chỉ là sự suy đoán logic của quá trình luật hoá các quan hệ thừa kế mà thôi.
Một ý kiến khác lại khẳng định dưới thời Trưng Vương (40 - 43) đã có pháp luật, khi nghiên cứu về cổ pháp, ông Vũ Văn Mẫn đã dựa vào sách Hậu Hán Thư để bênh vực cho quan điểm này. Trong quyển Cổ luật Việt Nam Thông Khảo
quyển 1, ông có trích trong sách Hậu Hán Thư "Mã viện đi xứ nào, liền đặt thành quận, huyện, xây thành quách..." Có điều trần tấu về luật viết của người Việt, so sánh với luật Hán hơn mười điều" và ông kết luận "Thời ấy đã có luật thành văn như nhà Hán". Tuy vậy, ý kiến này cũng chỉ là phỏng đoán dưới thời Trưng Vương đã có luật thành văn, mà không biết rõ nội dung của pháp luật thời kỳ này quy định
về những vấn đề cụ thể nào. Đến thời Trần, nhà nước cũng rất chú trọng đến
ban hành pháp luật như: "Quốc Triều Thống Chế", "Quốc Triều Thống Lễ", "Bộ Hình Thư"... Đáng tiếc, các bộ luật này đến nay đã bị thất truyền. Hiểu biết của chúng ta về những bộ luật trên chỉ dựa vào những dòng ngắn ngủi chép trong một vài cuốn sách sử xưa, nên không thể xác định được nội dung PLVTK.
Có thể nói, chỉ đến thời nhà Lê (1428 - 1787) với những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp và điển chế đã để lại nhiều văn bản pháp lý. Theo thứ tự thời gian, có thể kể tên các sách sau: QTHL, Luật Thư (1440 - 1442), Quốc Triều Luật Lệnh (1440 - 1442), Hồng Đức, Thiện Chính Thư (1470 - 1497), Quốc Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính (1619 - 1705), Cảnh Hưng Điều luật (1740 - 1786). Trong tất cả các bộ sách nói trên, QTHL được xem là bộ luật quan trọng và chính thống nhất, đồng thời là bộ luật có niên đại xưa nhất còn giữ được. Chính vì lẽ đó, nên khi nghiên cứu những quy định về thừa kế của pháp luật Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý đã lấy QTHL làm cơ sở để kết luận rằng: "PLVTK ở Việt Nam được hình thành chính thức từ triều Hậu Lê (1428 - 1788), cụ thể được ghi nhận trong QTHL" [30, tr.9]. Trong QTHL, các quy định thừa kế được quy định trong chương Điền sản từ Điều 374 đến Điều 399. Theo bộ luật này, thừa nhận 2 hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc (phân chia di sản theo chúc thư) và thừa kế theo pháp luật (phân chia di sản theo pháp luật).
Về phân chia di sản theo di chúc
Bộ QTHL luôn tôn trọng quyền tự do định đoạt bằng chúc thư của người có tài sản. Theo Điều 390 thì cha mẹ nhiều tuổi về già, nên có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái, nhằm tránh sự tranh chấp tài sản về sau. Nếu ông bà, cha mẹ có lập chúc thư thì phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức để đảm bảo tính khách quan và tránh sự giả mạo chúc thư.
Khi lập chúc thư mà không biết chữ phải nhờ quan trưởng trong làng viết và phải nhờ người làm chứng xác nhận nội dung di chúc đó đúng với ý chí của người lập chúc thư. Nếu vi phạm điều này thì chúc thư không có giá
trị. Trong trường hợp người biết chữ mà tự viết chúc thư thì chúc thư có giá trị [15, Điều 366].
Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng đó là "lệnh" của ông bà, cha mẹ. Điều 388 quy định "nếu có lệnh của ông bà và chúc thư thì phải theo đúng, trái thì mất phần mình" [15]. Như vậy, mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ chính là chúc ngôn trước khi chết. Tuy nhiên, bộ QTHL không quy định mệnh lệnh này được phát ra trong tình trạng sức khoẻ và hoàn cảnh nào, nhưng theo quan điểm nho giáo thì các con cháu tuyệt đối phải nghe theo lời ông bà, cha mẹ. Vì vậy, mệnh lệnh này có thể được ban phát ra bất cứ lúc nào đều có giá trị. Trong trường hợp cháu con vi phạm mệnh lệnh hoặc chúc thư của ông bà, cha mẹ thì mất quyền thừa kế.
Về chia di sản theo pháp luật
Theo bộ QTHL thừa kế theo pháp luật chỉ áp dụng khi không có di chúc (Điều 388) hoặc có chúc thư nhưng chúc thư vô hiệu (Điều 366). Người thừa kế theo pháp luật là con cháu (hàng 1), nếu không có con, cháu thì chia cho cha mẹ (hàng 2). Người vợ goá hoặc chồng goá không thuộc diện thừa kế của người chồng hoặc vợ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ goá, chồng hoá, "pháp luật cho phép người vợ goá, chồng goá sẽ được hưởng một phần điền sản của người chồng hoặc người vợ để nuôi sống một đời người. Phần điền sản này người vợ goá, chồng goá không được quyền sở hữu. Nếu người vợ goá, chồng goá chết thì phải trả lại điền sản cho họ hàng người chết trước" (Điều 376).
Ngoài việc quy định về quyền thừa kế giữa vợ chồng, QTHL còn đề cập đến quyền thừa kế của các con đối với tài sản của cha mẹ. Theo Điều 377, Điều 378, Điều 380, Điều 388 QTHL khi bố mẹ chết con cái được hưởng thừa kế toàn bộ tài sản và được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất. Không phân biệt con trai hay con gái, con vợ lẽ hay con vợ chính, con nuôi cũng như con đẻ. Tuy nhiên, mức độ và phần hưởng có thể khác nhau, con trai (nhất là con trai trưởng) con vợ cả, con đẻ thường được hưởng nhiều hơn. Quyền thừa kế tuyệt đối này được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đều bị nghiêm trị. Trường hợp khi bố hoặc mẹ chết, con cái còn nhỏ thì phần tài sản của chúng được bố hoặc mẹ còn sống hoặc đại diện họ hàng quản lý giúp và giao lại cho con cái khi chúng đã trưởng thành.
Đặc biệt, trong QTHL có đến 13 điều luật quy định về hương hoả. Hương hoả là một phần điền sản của người chết dành lại giao cho người con để lo phần mộ của người chết và họ hàng. Số Điền sản dùng làm hương hoả là 1/20 điền sản. Theo
nguyên tắc chung là giao cho con trai trưởng, không có con trai trưởng thì giao cho con trai thứ, không có con trai thì giao cho con gái trưởng. Trường hợp bị tuyệt tự thì dòng họ sẽ cử người thừa tự giữ hương hoả. Người con gái trưởng chỉ được hưởng đất hương hoả một đời mình, sau đó phải trả lại cho nội tộc để đảm bảo dòng chảy liên tục về huyết thống, đất hương hoả bao giờ cũng thuộc về một dòng họ nội.
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng QTHL là văn bản, mặc dù ra đời trong xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm nho giáo nhưng vẫn chứa đựng những tư tưởng tiến bộ của xã hội phong kiến Việt Nam. Đó là sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng hoặc vợ chồng có quyền sở hữu chung những tài sản do vợ chồng làm ra, con trai, con gái đều được hưởng một kỷ phần như nhau, con gái được giữ của hương hoả để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Con vợ lẽ, cũng như con vợ chính, con đẻ cũng như con nuôi đều có quyền thừa kế. Ngoài ra, QTHL còn quy định những người không nghe lệnh của ông bà, cha mẹ thì mất quyền thừa kế. Quy định này không những có tính pháp lý mà còn mang tính đạo lý, giáo dục con cháu phải biết vâng lời cha mẹ, ông bà, không được tranh giành của cải mà gây mất đoàn kết trong gia đình. Đặc biệt, bộ luật quy định trích 1/20 di sản dùng vào thờ cúng. Đây là truyền thống tốt đẹp, là bản sắc văn hoá của người Việt Nam, thể hiện tấm lòng tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ của cháu con...
Như vậy, trong lĩnh vực pháp lý, triều Lê đã lưu lại cho hậu thế những công trình độc đáo, đánh dấu một giai đoạn rực rỡ của nền pháp luật Việt Nam. Việc nghiên cứu những giá trị quý báu đó có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và thừa kế nói riêng ở nước ta hiện nay.
Sang thời nhà Nguyễn, do sự lệ thuộc về chính trị, nên pháp luật triều Nguyễn đã sao chép một cách "nô lệ" pháp luật của nhà Thanh Trung Quốc. Sự ra đời của Bộ luật Gia Long (1815) không những không kế thừa mà còn phủ nhận toàn bộ những thành tựu mà luật pháp thời Lê đã gây dựng được. Theo ông Vũ Văn Mẫu: "... Bộ luật ấy mất hết cả tính đặc thù của nền pháp luật Việt Nam. Bao nhiêu sự tân kỳ mới lạ trong Bộ luật triều Lê không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong Bộ luật nhà Nguyễn, như những điều khoản liên quan đến hương hoả, đến chúc thư" [54, tr.153].
So với thời Lê luật pháp thời Nguyễn các quy định về thừa kế rất ít. Nguyên tắc truyền thống công nhận sự bình đẳng giữa các con trong việc hưởng di sản của cha mẹ được thừa nhận trong QTHL nay không còn. Thay vào đó chế độ thừa kế theo Luật Gia Long thể hiện rõ nét chế độ hôn nhân - gia đình phong kiến phương
Đông: "Tứ đức tam tòng"; "Quyền huynh thế phụ"; "Nữ sinh ngoại tộc"; "chồng chúa vợ tôi"... con gái không có quyền thừa kế gia tài (trừ khi theo di chúc cha mẹ có chia cho con gái).
Đối với tài sản của cha mẹ, con trai con gái đều có quyền được chia, nhưng đất hương hoả thì nhất thiết phải dành phần cho con trưởng nam và cháu đích tôn. Cha mẹ với tư cách là chủ sở hữu, cũng không có quyền làm khác, không thể để cho một người con gái hưởng hoa lợi hương hoả, dù người con gái ấy là chị cả và dù người con gái ấy sống độc thân đến khi chết.
"Đối với tài sản của vợ chồng, kể từ khi có chồng người đàn bà mất hết nặng lực hành vi dân sự. Sau khi thành vợ chồng chính thức, người chồng trở nên người chủ tất cả tài sản chung của vợ chồng, làm chủ luôn tất cả tài sản của người vợ đem về nhà chồng, động sản cũng như bất động sản" [73, tr.24]. Nếu vợ chết trước, dĩ nhiên chồng tiếp tục làm chủ tài sản ấy với tư cách là chủ sở hữu. Nhưng trong trường hợp chồng chết trước, người vợ không được quyền thừa kế, vợ chỉ được tiếp tục hưởng hoa lợi trên tài sản của chồng để lại cho đến chết, nếu không tái giá, không làm điều bất xứng. Đồng thời người vợ goá có nghĩa vụ phải trả hết các khoản nợ của chồng, dù nợ nhiều hơn của để lại. Trong trường hợp vợ không "thủ tiết" thờ chồng, thì tự nhiên người goá phụ mất hết quyền hưởng hoa lợi, bị bên nhà chồng trưng bằng cớ để lấy lại ruộng đất.
Như vậy, do tư tưởng sùng ngoại, pháp luật triều Nguyễn nói chung và Bộ HVLL nói riêng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật nhà Thanh, "mất hết cá tính của nền pháp luật Việt Nam" [55, tr.257]. Có thể nói, pháp luật triều Nguyễn cũng như những quy định PLVTK thời này chẳng những không có sự tiến bộ mà còn thụt lùi hơn so với những thành tựu của triều Lê trước đó đã đạt được.
* Thừa kế trong giai đoạn Pháp thuộc đến tháng 8/1945:
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Do vậy, pháp luật nói chung và PLVTK nói riêng thể hiện hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và ảnh hưởng tư tưởng Tư sản "nền cộng hoà Pháp" với chính sách "chia để trị", pháp luật trong thời kỳ này được xây dựng tương ứng với sự phân chia lãnh thổ thành ba miền (Bắc, Trung, Nam) nên đã xuất hiện các Bộ dân luật Bắc kỳ (Năm 1931), Trung kỳ (1936) và Nam kỳ (1883).
So với pháp luật thời Lê và Nguyễn thì PLVTK thời Pháp thuộc (1858 - 1945) theo khuôn mẫu của BLDS Napolion, nên đã quy định một cách chi tiết
trong Bộ luật Dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ. Hai Bộ luật này đều quy định hai hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Về thừa kế theo di chúc: Bộ dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ đều quy định người thành niên hoặc đã thoát quyền, nếu có đủ trí khôn đều có thể làm di chúc để xử trí tất cả tài sản của mình (Điều 321 Dân luật Bắc kỳ; Điều 313 Dân luật Trung kỳ). Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho vợ chính. Vợ chính, vợ thứ trong khi đương giá thú có thể định đoạt tài sản riêng của mình nếu chồng ưng thuận (Điều 320 Dân luật Bắc kỳ, Điều 312 Dân luật Trung kỳ). Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải được lập thành văn bản do Viên quản lý văn khế lập hoặc do Lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư.
Hình thức di chúc phải lập thành văn bản, do Viên quản lý văn khế hoặc công chức thị thực làm ra. Di chúc không có viên chức thị thực phải do người lập di chúc viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải có ít nhất hai người thành niên làm chứng. Người làm chứng thường là Lý trưởng tại nơi trú quán của người lập chúc thư, nếu ở xa không về nơi trú quán được thì chúc thư ấy phải có sự chứng kiến của lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư (Điều 326 Dân luật Bắc kỳ và Điều 315, Điều 316 Dân luật Trung kỳ). Ngoài ra các vấn đề nội dung di chúc, năng lực chủ thể của người lập di chúc, vấn đề hương hoả... cũng đều được quy định rõ trong hai bộ luật này.
Về thừa kế theo pháp luật: Trong thời kỳ thực dân phong kiến, vị trí của người vợ không được xem trọng và bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nên không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Tư tưởng duy trì và bảo vệ sự tồn tại của gia đình, dòng tộc được đặt lên hàng đầu, nên chế định thừa kế luôn bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc. Do vậy, theo quy định từ Điều 337 đến Điều 343 Dân luật Bắc kỳ và từ Điều 332 đến Điều 338 Dân luật Trung kỳ thứ tự ưu tiên hưởng di sản, khi chia theo pháp luật như sau:
Thứ tự thứ nhất: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ, con trai,
con gái); nếu không còn con thì cháu của người để lại di sản mới được hưởng di sản của ông bà.
Thứ tự thứ hai: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản, nếu
Thứ tự thứ ba: ông nội, bà nội; nếu ông bà nội không còn thì các cụ nội của
người để lại di sản được hưởng.
Thứ tự thứ tư: anh, chị, em ruột. Nếu anh, chị, em ruột chết trước thì con của
anh, chị, em ruột được hưởng và cháu của anh, chị, em ruột sẽ được hưởng di sản, nếu con của anh, chị, em ruột cũng đã chết.
Thứ tự thứ năm: Những người bên họ ngoại của người để lại di sản chỉ được
hưởng sau khi đã xác định bên họ nội không còn ai thừa kế hoặc có nhưng đều bị coi là người không xứng đáng được hưởng di sản.
Với thứ tự những người được chỉ định thừa kế theo hàng như vậy, ta thấy không có bóng dáng của người vợ hoặc chồng khi một bên chết trước. Theo quy định Bộ Dân luật Bắc kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ thì người vợ goá chỉ là người thừa