Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 79 - 85)

- Diện và hàng thừa kế theo pháp luật:

3.1.2.Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam

Thứ nhất, hoàn thiện PLVTK trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong thời kỳ mới.

Đường lối của Đảng luôn là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động của nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và mọi cá nhân thực hiện. Kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách đổi mới của Đảng là một trong những nhiệm vụ, đồng thời cũng là chìa khoá dẫn đến thành công của công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật. Pháp luật về thừa kế ở Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ đó.

Trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có PLVTK là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCNVN. Ngày 24 tháng 05 năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ/BCT "về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm 2020", đề ra mục tiêu "xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020". Ngày 02/08/2005, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã đề ra nhiệm vụ "sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh". Ngày 22 tháng 02 năm 2006 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã đề ra chương trình trọng tâm công tác tư pháp với nội dung "nghiên cứu đề xuất các vấn

đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới theo tinh thần và nội dung chiến lược cải cách tư pháp và BLDS. Đẩy mạnh tiến bộ và khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS".

Vì vậy, thời gian tới, PLVTK cần phải tích cực thể chế quan điểm trên của Đảng. Nó phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện PLVTK ở Việt Nam, tạo nên một sự đột phá mạnh mẽ của của bộ phận pháp luật này, qua đó góp phần bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Có như vậy, PLVTK ở Việt Nam mới xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ của nó.

Thứ hai, hoàn thiện PLVTK phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện cả hệ thống pháp luật của nhà nước ta.

Để có được một hệ thống pháp luật hoàn thiện đòi hỏi từng bộ phận trong hệ thống đó cũng phải hoàn thiện và do đó việc hoàn thiện PLVTK có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Mặt khác, từng bộ phận trong hệ thống pháp luật lại có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó hữu cơ với nhau bởi tuy chúng sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau nhưng các quan hệ xã hội này lại phát sinh trên cùng một nền tảng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc hoàn thiện một bộ phận trong hệ thống đó phải được đặt trong mối liên hệ với việc hoàn thiện các bộ phận khác.

PLVTK là một bộ phận của pháp luật dân sự, có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên việc hoàn thiện PLVTK phải đặt trong tổng thể việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Quan điểm này đòi hỏi không được để các "lỗ hỗng" trong PLVTK và yêu cầu đồng bộ trong các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến thừa kế như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Hiến pháp... Điều đó có nghĩa là: bất cứ sự thay đổi trong các quy phạm PLVTK phải đi liền với việc rà soát các đạo luật có liên quan. Ngược lại, khi sửa đổi các đạo luật khác cũng cần phải lưu ý đến các quan hệ thừa kế, để việc hoàn thiện đạo luật đó có tính bao trùm mọi đối tượng liên quan và để bảo đảm những điểm sửa đổi, bổ sung trong PLVTK ở Việt Nam và các đạo luật liên quan có tính khả thi và đi vào cuộc sống. Nói cách khác, bộ phận PLVTK phải được hoàn thiện một cách đồng bộ thống nhất để đáp ứng các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.

Thứ ba, hoàn thiện PLVTK phải trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước phải phù hợp với điều kiện phát triến kinh tế, xã hội, phong tục tập quán nước ta.

So với nhiều nước trên thế giới, PLVTK ở Việt Nam còn tồn tại một số điểm hạn chế. Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm cả về quy trình ban hành văn bản cũng như xây dựng nội dung các quy định về thừa kế. Vì thế nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước là một việc làm rất cần thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Mỗi nước có những quan niệm khác nhau về gia đình và bổn phận của cá nhân trong gia đình và trong quan hệ họ hàng. Do có những quan niệm khác nhau về đạo đức về tôn giáo của mỗi dân tộc mà pháp luật của mỗi quốc gia có sự quy định khác nhau về thừa kế, sự khác nhau đó xuất phát từ phong tục, truyền thống văn hoá, cơ sở vật chất và hoàn cảnh xã hội khác nhau mà mỗi nước có sự tác động mạnh mẽ tới việc xây dựng pháp luật. Tuy vậy, vấn đề thừa kế, bao gồm các quan hệ xã hội, quan hệ tài sản luôn luôn tồn tại trong bất cứ chế độ xã hội nào, bên cạnh những đặc điểm riêng nó vẫn có những đặc điểm chung, điều này thể hiện rõ nét trong PLVTK của các nước trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Đó là PLVTK các nước đều có bản chất là bảo vệ lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc, đồng thời tạo điều kiện cho người nước ngoài thực hiện quyền thừa kế một cách chủ động, thuận lợi. Trong đó, các quốc gia ngày càng có nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự minh bạch rõ ràng về mặt luật pháp của nhiều nước cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội... giữa các quốc gia sở tại và các nước.

Một trong những yêu cầu về hoàn thiện PLVTK ở Việt Nam là tạo ra sự phù hợp nhất định của pháp luật nước ta đối với những nguyên tắc, thông lệ phổ biến trong các hệ thống pháp luật. Nếu không, pháp luật trong lĩnh vực này sẽ bị lạc hậu so với khu vực và thế giới, không có sự hấp dẫn đối với các chủ thể nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của nước ta thì việc học tập những kinh nghiệm, tinh hoa của các nước trong khu vực và trên thế giới là rất cần thiết. Tuy nhiên cần bảo đảm tính cẩn trọng trong việc tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài. Thực tiễn cho thấy, kinh nghiệm thu được về tác động của các đạo luật ở nước khác thường là những nguồn có giá trị tham khảo cho các giả thuyết giải

thích và chứng minh về hậu quả xã hội của các biện pháp pháp lý đang đề xuất. Tuy nhiên, do hành vi của các chủ thể xã hội phản ánh thực trạng cụ thể của mỗi nước mà nước đó lại có điều kiện kinh tế - xã hội không giống Việt Nam, nên việc sao chép của các nước khác không bao giờ đem đến hiệu quả như mong muốn, nếu áp dụng một cách rập khuôn, máy móc thì chắc chắn không thể tránh khỏi những khập khiễng, không có tính khả thi. Vì thế, việc học tập kinh nghiệm pháp luật về thừa kế của nước ngoài là vô cùng quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải vận dụng những kinh nghiệm đó vào xây dựng PLVTK sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đảm bảo mỗi quy định của pháp luật về thừa kế vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Như vậy, xây dựng và hoàn thiện PLVTK phải theo quan điểm thực tiễn, xuất phát từ cuộc sống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ văn hoá pháp luật của nhân dân cũng như những truyền thống, đạo đức, tập quán tốt đẹp của dân tộc và bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới, cần phải tiếp thu, kế thừa sáng tạo, có chọn lọc những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, những kinh nghiệm xây dựng, tổ chức và thi hành pháp luật về thừa kế của các nước, đảm bảo kết hợp hài hoà tính truyền thống và tính hiện đại của pháp luật.

Thứ tư, hoàn thiện PLVTK phải dự tính các điều kiện bảo đảm hiệu lực hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống

Một trong những chức năng cơ bản của pháp luật là chức năng điều chỉnh, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hướng các quan hệ này theo hướng có lợi. Nếu như các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội không mang tính khả thi thì có nghĩa chức năng điều chỉnh của pháp luật không phát huy được tác dụng, pháp luật lúc này chỉ còn là hình thức [77, tr.75].

Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung cũng như PLVTK nói riêng. Trong những năm vừa qua, do chúng ta cố gắng làm biến đổi pháp luật một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới, nên đã làm cho một số lĩnh vực pháp luật thiếu tính thực tiễn. Rất nhiều quy phạm pháp luật, kể cả một số quy phạm PLVTK được ban hành nhưng không đi vào thực tiễn cuộc sống. Nhưng văn bản này nếu không được sửa đổi bổ sung thì chúng mãi mãi chỉ là những văn bản để " trang trí" làm rườm rà thêm cho hệ thống pháp luật của chúng ta mà thôi.

Vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện PLVTK, phải tính đến tính khả thi và hiệu quả pháp luật một cách đầy đủ toàn diện, phải tính đến cả các điều kiện về cơ chế tổ chức, đội ngũ cán bộ, nguồn lực tài chính và điều kiện vật chất khác nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật. Cần khắc phục tình trạng chờ đợi, thiếu phối hợp, ở khâu nào chỉ biết khâu đó, thiếu đồng bộ, lại thiếu nghiêm minh, tuỳ tiện trong xây, thực hiện pháp luật về thừa kế, phải có những biện pháp vận dụng, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân, tổ chức tốt công tác thi hành, áp dụng pháp luật. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm cho pháp luật về thừa kế được thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ.

Thứ năm, hoàn thành PLVTK phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng

hoạt động xây dựng pháp luật.

Pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, xây dựng pháp luật là tiền đề để có pháp luật, còn pháp luật là sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chất lượng của pháp luật chịu ảnh hưởng trực tiếp từ năng lực, trình độ và phương pháp của chủ thể xây dựng... nó, hay nói một cách tổng quát hơn, pháp luật chịu sự tác động trực tiếp từ hoạt động xây dựng pháp luật [72, tr.99].

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật về dân sự nói chung và PLVTK nói riêng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Quốc hội, UBTVQH đã ban hành được Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật, quan hệ xã hội dân sự và về kế thừa góp phần đáp ứng nhu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực, trình độ của người xây dựng dự thảo văn bản, về cách thức phân công, phân cấp ban hành văn bản, về trình tự xây dựng văn bản, nên PLVTK hiện hành còn khá nhiều bất cập, hạn chế. Do vậy, hoàn thiện PLVTK phải gắn liền với hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật trên những phương diện sau:

Trước hết cần bảo đảm dân chủ và pháp chế trong xây dựng PLVTK. Trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, hệ thống pháp luật trong đó có PLVTK thật sự phải do nhân dân làm nên, phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Dân chủ trong xây dựng và hoàn thiện PLVTK đòi hỏi phải thu hút được sự tham gia đông đảo và có hiệu quả nhân dân. Đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản PLVTK, các tổ chức kinh tế - xã hội đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý

trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội vào quá trình dự báo hoạch định chính sách pháp luật cũng như quá trình xây dựng các văn bản pháp luật cụ thể. Đồng thời phải đảm bảo phát huy quyền sáng kiến lập pháp của các đại biểu quốc hội, thực hiện đầy đủ nguyên tắc dân chủ công khai trong các giai đoạn, soạn thảo, thảo luận, thông qua và công bố các dự án, tổ chức khác có thẩm quyền.

Mặt khác, cần phải quy định cụ thể hơn về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tất cả các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương. Không chỉ quy định xây dựng các luật mà cả các văn bản dưới luật, trong đó có các văn bản của các bộ, ngành cũng phải được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật coi đó là khuôn mẫu để các cơ quan nhà nước thực hiện.

Hơn nữa, đổi mới cách thức phân công soạn thảo và thẩm định dự án luật, pháp lệnh và các nghị định trong đó có các văn bản pháp luật quy định về thừa kế khi có sáng kiến pháp luật, quốc hội hay chính phủ cần lập tiểu ban soạn thảo các văn bản luật hay dưới luật độc lập với bộ hay với ngành có liên quan.

Chuyên gia xây dựng dự thảo phải là người có chuyên môn thực sự, đồng thời làm việc hoàn toàn độc lập, khách quan, không chịu sự "chỉ đạo" của thủ tướng. Khi đó tính khách quan, tính đồng bộ pháp luật mới có cơ hội được đảm bảo. Song song với quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, phải triển khai luôn việc xây dựng các nghị định hướng dẫn cụ thể để khi các văn bản ra đời thì sẽ được triển khai một cách đồng bộ, rõ ràng khắc phục tình trạng luật hay pháp lệnh bị vô hiệu hoá hoặc bị ngừng trệ bởi văn bản cấp dưới [58, tr.100].

Như vậy nếu chúng ta có một quy trình xây dựng luật một cách hợp lý, hiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 79 - 85)