Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng phát huy có hiệu quả cao hơn và phát huy có hiệu quả vai trò tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập thì cùng với các giải pháp khác cần phải đổi mới chính sách đối với sinh viên.
Nhà nước phải có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với sinh viên như tăng học bổng đối với sinh viên giỏi, có chính sách hộ trợ những sinh viên nghèo để họ có thể an tâm học tập, phát triển tài năng, lập nghiệp. Chúng ta đã xoá bỏ chế độ phân công việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, vì vậy mà sinh viên phải tự tìm việc làm theo khả năng của bản thân và phụ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Do đó phải có chế độ ưu đãi hợp lý đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, đặc biệt đối với các đối tượng thuộc diện
chính sách, các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa… Có chính sách khuyến khích giáo dục của nhà trường gắn với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để sinh viên ra trường dễ có cơ hội kiếm việc làm. Nếu được như vậy thì tinh thần học tập của sinh viên sẽ được nâng lên rất nhiều và chất lượng đào tạo sẽ cao hơn.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng “Đào tạo theo nhu cầu của xã hội”. Khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành nghề và các cấp đào tạo. Tránh lãng phí nguồn nhân lực đã qua đào tạo phải kế hoạch hoá giáo dục, đa dạng hoá hình thức giáo dục…
ở tỉnh Thái Bình nếu xét về hình thức sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là tương đối cao so với các tỉnh khác. Ngoài những lợi thế về việc làm, thì sinh viên Thái Bình còn được quan tâm rất nhiều từ phía tỉnh, nhà trường với những chế độ ưu đãi như: Hỗ trợ sinh viên nghèo học giỏi, cho sinh viên vay vốn, tạo việc làm giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải học tập. Cần bổ sung thêm những chính sách như sinh viên giỏi được ưu tiên chỗ ở trong ký túc xá. Những sinh viên giỏi, xuất sắc được ưu tiên giữ lại trường làm cán bộ, được tuyển dụng vào các cơ quan, bệnh viện và trường học lớn của tỉnh để các em có môi trường tốt phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình phục vụ cho quê hương, đất nước. Tạo sự công bằng trước cơ hội kiếm việc làm cho mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp... Có như vậy thì việc nâng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên ở Thái Bình sẽ thuận lợi và hữu ích hơn.
Các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên đã tác động tích cực tới các em trong quá trình học tập. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong từng nhà trường có vai trò, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhiệm vụ chính mà các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên trong nhà trường đề ra là:
“Dạy tốt và học tốt”. Giúp các đoàn viên tiếp cận cuộc sống, khơi dậy tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Biên tập và phát hành ”Bản tin học tập” hoặc tập san theo chủ đề hàng tháng (hoặc quý) để thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của từng lớp, cung cấp thêm thông tin văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của từng đoàn viên, sinh viên trong từng môn học.
Thông qua các hoạt động khơi dậy trong sinh viên tinh thần tự chủ, thi đua trong học tập. Tăng cường các hoạt động ngoại khoá phục vụ cho môn học như nghe nói
chuyện chuyên đề, trích đoạn tác phẩm và trình diễn các tiểu phẩm, đi tham quan thực tế, tổ chức các cuộc thi "cán bộ đoàn giỏi thanh lịch", "sinh viên thanh lịch, hiểu biết...", "giao lưu sinh viên các trường"… sẽ giúp sinh viên hiểu biết thêm rất nhiều, nâng cao tinh thần tập thể, tính trung thực và lòng nhân ái trong sinh viên. Sinh hoạt ở các câu lạc bộ môn học sẽ tập hợp được các đoàn viên sinh viên có cùng sở thích, chọn được các nhân tài trong các lĩnh vực, giúp đoàn viên sinh viên đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học có cơ hội ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn.
Ngoài ra ở các trường như đại học Y, cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, cao đẳng Sư phạm Thái Bình, Đoàn trường có vai trò và nhiệm vụ giúp đỡ sinh viên học tập. Thông qua việc thành lập các “Quỹ học bổng”, “Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ” “Quỹ tín dụng học sinh, sinh viên”… để giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện và cơ hội học tập tốt hơn. Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên, tổ chức gặp gỡ giao lưu giữa các đoàn viên ưu tú có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, tham quan di tích, hoạt động từ thiện xã hội
“Hiến máu nhân đạo”, “Mùa hè xanh”, “Màu áo xanh tình nguyện…”, thông qua các ngày lễ, các đợt vận động, các ngày hoạt động xã hội… để lôi kéo sinh viên vào các hoạt động lành mạnh. Đồng thời, qua các hoạt động trên đoàn viên - sinh viên không chỉ vui chơi, giải trí, mà còn giúp họ nâng cao chất lượng học tập, hoà nhập với cộng đồng, giác ngộ chính trị đạo đức, hình thành nhân cách người sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tất nhiên, các chính sách đối với sinh viên ở Thái Bình không được dẫn đến bình quân chủ nghĩa, vì như vậy sẽ triệt tiêu động lực học tập của sinh viên. Các chính sách đối với sinh viên ở tỉnh Thái Bình không được cào bằng, bình quân chủ nghĩa nhưng phải đảm bảo được tính nhân văn, ưu việt của chế độ ta là phải quan tâm tới con em thương binh, liệt sỹ, gia đình có công, con em lao động nghèo. Có như vậy mới vừa nâng cao được vai trò chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập, vừa đảm bảo tính chất XHCN của các chính sách đối với sinh viên.
Các giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện. Đồng thời phải động viên được sinh viên cố gắng, tích cực hơn nữa trong học tập và nghiên cứu khoa
học. Trên cơ sở đó việc nâng cao vai trò chủ động, tích cực, của sinh viên ở tỉnh Thái Bình mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Kết luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn đã đề cập và làm rõ chủ thể nhận thức trong học tập ở đây là sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại địa bàn tỉnh Thái Bình, còn đối tượng khách thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình là những tri thức khoa học, một phần thực tiễn xã hội ở Thái Bình và cả nước. Sinh viên ở Thái Bình với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập vừa có điểm chung với chủ thể nhận thức - sinh viên của cả nước, vừa có những điểm riêng do đặc thù của một tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng tạo nên. Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, nhận thức mà sinh viên có được luôn đặt dưới sự tổ chức hướng dẫn, gợi mở của người dạy. Đối tượng nhân thức (cụ thể là các tri thức khoa học, các môn học) không phải bắt đầu từ cái cụ thể cảm tính mà là những phạm trù, quy luật… là kết quả của quá trình lao động tư duy của loài người qua rất nhiều thời đại. Cái mà sinh viên tiếp cận và chiếm lĩnh chính là cái cụ thể trong tư duy, là cái đã được trừu tượng hoá, khái quát hoá đạt tới những yếu tố bản chất, quy luật của khách thể. Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước cần phải quan tâm đến quá trình dạy- học trong các trường Đại học, Cao đẳng. Quá trình dạy - học muốn đạt kết quả tốt thì trước hết phải có những người thầy giỏi toàn diện, có phương pháp tốt, biết kết hợp vai trò hướng dẫn, gợi mở với vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên. Quá trình dạy học của người giảng viên phải thực sự trở thành quá trình dạy cách học, cách nhận thức cho sinh viên, giúp sinh viên tìm ra phương pháp học phù hợp nhất với bản thân. Học là quá trình tiếp thu, xử lý thông tin bằng các hành động trí tuệ dựa vào các yếu tố sinh học và vốn kiến thức đạt được của bản thân từ đó mà chiếm lĩnh thêm những tri thức mới. Như vậy trong quá trình học thì yếu tố tự học là rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, vì ngoài tri thức tiếp thu được ở trường sinh viên có thể tự tiếp cận, tự xử lý thông tin qua các thông tin đại chúng. Tính tự giác của sinh viên còn được biểu hiện trong động cơ, thái độ học tập, ý thức được vai trò của mình trong tương lai, biến tri thức có được thành những kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng vào trong thực tiễn. Khi đã tự giác học tập có nghĩa là đã hình thành tính tích cực, dần dần sẽ phát triển thành tính độc lập của nhận thức. Đó chính là khả
năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Sinh viên ở Thái Bình về cơ bản đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của bản thân trong học tập. Tuy nhiên so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thái Bình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì còn nhiều bất cập. Để nâng cao hơn nữa vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên ở Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới của tỉnh và của cả nước, cần phải thực hiện đồng bộ một số phương hướng như: Tích cực hoá chủ thể nhận thức của sinh viên đồng thời chống khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa; nâng cao vai trò gợi mở, hướng dẫn của giảng viên; nâng cao vai trò tự giáo dục; tự học tập của sinh viên. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp về cơ sở vật chất, về đội ngũ giảng viên, về nội dung chương trình, về phương pháp giảng dạy và kết hợp giữa giáo dục chuyên ngành với giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng trong các trường.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Dương An (1999), Thư từ quê lúa Thái Bình, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Nguyễn Dương An (2000), Mái trường quê lúa, Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn An (1995), Tình hình thiết bị hiện nay và phương pháp giải quyết nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học và chuyên nghiệp, Vụ Kế hoạch và Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
4. Lê Khánh Bằng (1994), Phương pháp giảng dạy đại học, Tài liệu dùng cho giảng viên đại học và cao học, Nxb Đại học Sư phạm I Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2002), Lời bàn về giáo dục và học tập (ý kiến của danh nhân), Hà Nội.
6. Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo kết quả giám sát, thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV.
7. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV.
8. Bộ môn giáo dục y học - Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1999), Dạy học tích cực trong đào tạo y học, Nxb Y học Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề: Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế về tổ chức đào tạo kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy, Lưu hành nội bộ, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giáo dục đại học chuyên nghiệp hội nhập và thách thức, Hà Nội.
13. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996), Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (1997), Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa.
15. Nguyễn Hữu Cát (1998), "Suy nghĩ về phương pháp giảng dạy hiện đại", Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (5), tr.16-18.
16. Phạm Khắc Chương (1997), "Cái khó đối với dạy thật tốt, học thật tốt trong nhà trường đại học hiện nay", Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (9), tr.12-13. 17. Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Ngọc Sáng (3/2004), Đổi mới nội dung, chương trình
đào tạo bác sĩ y khoa các trường Đại học Y Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giáo dục Việt Nam, hội nhập và thách thức.
18. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Chính phủ số 1534/CP-KG (2004), Báo cáo về tình hình giáo dục trình Quốc hội ngày 14/10/2004, Hà Nội.
20. Nguyễn Cương (1998), Góp phần tìm hiểu một số quy định trong giáo dục đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Dự án Việt Nam - Hà Lan (5/2000), Kiến thức, thái độ, kỹ năng cần có của sinh viên y khoa mới tốt nghiệp, Hội thảo về chương trình giảng dạy theo KAS, Thái Nguyên.
23. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Đản (5/2004), "Quan niệm về chất lượng giáo dục", Tạp chí Giáo dục, (87), tr.7-10.
25. Đỗ Ngọc Đạt (1998), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Hà Minh Đức (3/2004), Nghĩ về chuẩn mực và chất lượng giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo