Vai trò ngày càng tăng của giáo dục nói chung, của tự giáo dục, tự đào tạo của sinh viên nói riêng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 32 - 37)

tạo của sinh viên nói riêng

Có thể khẳng định rằng giáo dục đồng nghĩa với phát triển không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Nhờ có giáo dục mà các di sản tư tưởng và kỹ thuật của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Các di sản này được tích luỹ ngày càng nhiều, càng phong phú làm cho xã hội ngày càng phát triển.

Trước đây giáo dục đã bị pha loãng theo thời gian và chia cắt theo không gian thì ngày nay tác động của giáo dục tới phát triển cá nhân, phát triển kinh tế - xã hội ngày càng trở nên “đậm đặc” và có thể tìm thấy kết quả sự tác động này trong mọi “tế bào” của đời sống vật chất, tinh thần của xã hội.

Người ta không tìm thấy dấu ấn trực tiếp của giáo dục trên những sản phẩm, di sản hữu hình, nhưng đều nhận thức được sự hiện hữu của giáo dục ở bất cứ ai, những gì do con người sáng tạo ra thông qua hàm lượng trí tuệ cần thiết làm ra sản phẩm đó.

Giáo dục là hiện tượng phổ biến trong đời sống, là nhân tố cốt lõi không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển xã hội. Con người sau nhu cầu sinh học, có nhu cầu nhận thức và nhu cầu giao lưu, nhu cầu cải tạo thực tiễn, nhu cầu phát triển, giáo dục giúp con người thực hiện các nhu cầu này. Con người sẽ không tồn tại càng không thể tồn tại nếu không được học. Quyền được học, quyền được phát triển tài năng trở thành quyền cơ bản của con người.

Trong phạm vi một đất nước, giáo dục là nền tảng văn hoá của dân tộc, đồng thời là mục tiêu và là động lực của kinh tế. Giáo dục là một trong những thành phần chủ yếu rất quan trọng tạo nên kết cấu hạ tầng kinh tế văn hoá cuả đời sống xã hội.

Giáo dục hình thành nhân cách của mỗi cá thể và bản sắc dân tộc góp phần nâng cao dân trí đào taọ nhân lực kỹ thuật bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Giáo dục làm cho con người không những không dốt nát mà còn không lãnh đạm với cuộc sống chung của mái nhà toàn cầu.

Giáo dục giúp xã hội vận động và phát triển theo tiến trình từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nét đặc trưng chủ yếu của nó là cái lạc hậu cũ kỹ diệt vọng đi và cái mới ra đời, tạo nên sự rộng mở tiến hoá với sự biến đổi về chất trong quan hệ của con người với sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ con người với công cụ sản xuất, quan hệ con người với chính con người trong cuộc sống hợp tác cộng đồng, quan hệ con người với môi sinh… Giáo dục rèn luyện cho con người biết thích nghi, biết chủ động phát triển trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp này.

Sự phát triển xã hội trong đời sống hiện đại đặt ra mục tiêu “Phát triển bền vững”

điều kiện cần của nó là kinh tế phải tăng trưởng, song điều kiện đủ là sự tăng trưởng này phải có chất lượng.

Giáo dục là nhân tố thúc đẩy và duy trì phát triển bền vững đối với mỗi đất nước, giáo dục tạo ra sự tăng trưởng có chất lượng.

Giáo dục ngay từ khi mới hình thành đã có chức năng là xã hội hoá giáo dục làm cho con người gắn kết lại với nhau để cùng tái tạo, sáng tạo, đổi mới điều kiện sinh tồn của mình.

Nếu không có giáo dục, con người không có điều kiện gắn bó với nhau một cách hiệu quả bởi vì hành động của bất kỳ cá nhân nào cũng bị hạn chế do khả năng và kinh nghiệm của riêng người đó. Nhờ có giáo dục mà con người giao lưu được với nhau. Những cố gắng của mỗi thế hệ được truyền lại cho thế hệ sau rồi cứ thế tích luỹ lại và ngày càng phong phú làm cho xã hội tiến lên.

Emile Durkheim (1858 - 1917) nhà xã hội học Pháp và thế giới rất có lý khi cho rằng:cá nhân và lợi ích của cá nhân chưa phải là đối tượng duy nhất hoặc đối tượng chủ yếu của giáo dục. Giáo dục trước hết là phương tiện mà xã hội dùng để đổi mới mãi điều kiện snh tồn của chính bản thân xã hội” [5, tr.10].

Ngoài chức năng xã hội thì giáo dục còn có chức năng phân hoá giáo dục chuẩn bị cho mỗi cá nhân có chỗ đứng trong cộng đồng có khả năng tham gia vào sự phát triển

cộng đồng mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng đã chuẩn bị cho sinh viên vào đời có vị trí xã hội, vị trí nghề nghiệp riêng của mình. Đó là nhiệm vụ phân hoá của giáo dục nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng. Nếu giáo dục đại học không làm tốt công việc này thì năng suất lao động xã hội sẽ không cao, sự phát triển xã hội sẽ diễn ra chậm chạp và rốt cuộc lại ảnh hưởng xấu cho chính sự phát triển của giáo dục.

Chuẩn bị cho sinh viên có nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của mình và phù hợp với yêu cầu xã hội không phải là công việc dễ dàng nhiều hệ thống giáo dục, hệ thống nhà trường đã tỏ ra bất cập khi phải tham gia vào việc kế hoạch hoá nguồn nhân lực theo các mục tiêu phát triển xã hội. Thường có sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực:

“lúc thì thừa thợ, thiếu thầy”, “lúc thì thừa thầy thiếu thợ”, lúc thì đào tạo nhiều nhân lực cho khu vực kinh tế sản xuất mà ít nhân công cho dịch vụ, lúc lại nhiều nhân công cho khu vực kinh tế dịch vụ mà ít nhân công cho khu vực sản xuất hoặc nhân lực khu vực nghiên cứu cơ bản, nhân lực phụ vụ bảo vệ an ninh của đất nước.

Thông điệp “Học tập là kho báu tiềm ẩn với bốn trụ cột của việc học: Học để biết cách nhận thức, học để biết cách hành động, học để biết cách tồn tại, học để biết cách sống chung với người khác” [5, tr.59], rất có ý nghĩa đối với việc giáo dục thực hiện chức năng xã hội hoá.

Vấn đề xã hội hoá cá nhân mang tính chất hết sức gay gắt khi xã hội truyền thống chuyển sang xã hội hiện đại trên hai lĩnh vực: Cơ cấu xã hội mới và những phương thức liên hệ xã hội mới. Gia đình chuyển từ gia đình gia trưởng sang gia đình bình đẳng, nhiều người từ địa bàn nông thôn ra sống ở địa bàn đô thị, sinh hoạt từ thời biểu nông nghiệp sang thời biểu công nghiệp. Những thay đổi này đòi hỏi một quá trình xã hội hoá tích cực, đồng thời đòi hỏi sự cố gắng, sức sáng tạo, tích cực, năng động của mỗi cá nhân là rất lớn đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi phải phát huy và nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên.

Hiện nay giáo dục ở một số trường đại học, cao đẳng diễn ra một sự lệch pha nhất định giữa yêu cầu của xã hội và phương thức đào tạo của nhà trường. Nhìn chung nhà trường chủ yếu vẫn truyền thụ những tri thức khoa học hơn là truyền thụ kỹ năng sống.

Những tri thức cũng như những kỹ năng mà người học nhận được ở trường có khi không ăn khớp thậm chí xa lại với những yêu cầu cuộc sống khi họ bước vào đời sống.

Cũng phải kể đến một hiện tượng là trong những nhà trường sự giao tiếp thầy - trò diễn ra chưa phải là lối sư phạm hợp tác dân chủ. Người thầy ở nhà trường chưa đóng được vai trò người hướng dẫn các giá trị xã hội nên tác động của nhà trường, của người thầy đối với người học còn những hạn chế nhất định.

Phát triển nhà trường, phát triển nền giáo dục phải dựa trên nguyên lý

"Học đi đôi với hành…

Lý luận gắn với thực tiễn…” [57].

Đồng thời củng cố mối liên hệ tam giác "Nhà trường - Giáo dục - xã hội" là điều không thể thiếu được trong điều kiện hiện nay.

Điều 2 Luật giáo dục của nước CHXHCNVN đã ghi: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [57, tr.8]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phấn đấu cho mục tiêu đó của giáo dục và đào tạo chúng ta cần phải đào tạo những con người năng động, tích cực và có nhân cách, trong đó tố chất để phân biệt con người năng động, sáng tạo hay không chính là năng lực tự học, tự nghiên cứu của họ. Bởi lẽ quá trình tự học sẽ giúp cho người học giải quyết được những mâu thuẫn giữa sự gia tăng vô hạn của tri thức với khả năng có hạn của thời gian, tuổi tác, khát vọng vươn tới đỉnh cao tri thức trong điều kiện sống thực tế của họ. Thời đại ngày nay là thời đại mà tri thức không ngừng gia tăng thì việc học tập suốt đời qua con đường tự học ở mỗi sinh viên không chỉ là cần thiết mà còn đặc biệt quan trọng, việc nâng cao vai trò tự học trong học tập của sinh viên cũng chính là quá trình tự giáo dục và tự đào tạo chính bản thân họ.

Chúng ta đều biết mỗi người học nói chung và sinh viên nói riêng mục đích của việc học và tự học của họ đều nhằm để cho mình có thêm nhiều tri thức, kỹ năng, năng lực hoạt động trí óc cũng như lao động chân tay trong sự hoà quyện năng lực này với nhân cách con người. Như vậy muốn học tốt mỗi sinh viên phải huy động hết mọi nguồn lực của bản thân trước khi có sự hỗ trợ cũng như tác động từ bên ngoài. Sự hướng dẫn,

gợi mở, giúp đỡ của người thầy có thể sẽ giúp cho người học tiếp cận nhanh với tri thức hơn, song có thể gặp một số hạn chế nhất định như không chủ động về thời gian, ỷ lại vào thầy, vào bạn, chưa phát huy hết nội lực, tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập. Còn khi người học tự học, có nghĩa là họ đã chủ động đi tìm tri thức, bằng mọi cách họ nắm bắt và hiểu được nó và như vậy người học đã tự rèn luyện năng lực cho bản thân, điều đó rất cần thiết cho họ trong suốt cuộc đời.

Tự học có ưu điểm là không bị phụ thuộc vào thời khoá biểu chung nên người học có thể chủ động được thời gian, họ học bất kỳ khi nào có thể, vì là tự học, học không có sự giúp đỡ, định hướng, gợi mở của người thầy nên người học phải tự mò mẫm, bước từng bước nên có thể kết quả thu được chưa cao và chưa nhanh. Nhưng cách học như vậy không chỉ có tác dụng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá mà dần dần cách đặt vấn đề và các ngóc ngách, khía cạnh của vấn đề cũng được hình dung rõ nét hơn. Có như vậy mới làm cho người tự học có hào hứng, háo hức đi tìm người giỏi hơn mình để hỏi, để được giúp đỡ và sự tiếp thu của họ thực sự chủ động và có hiệu quả hơn.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để phát huy được quà trình tự học, tự giáo dục, tự đào tạo. Phát huy được hiệu quả của quá trình này. Đây là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản mà trên thực tế nó rất phức tạp. Tự học là một quá trình loay hoay tự

"mò mẫm" không có người dẫn dắt cũng như không bị buộc vào khuôn khổ cho nên nếu không có quyết tâm cao, không có phương pháp tốt thì sẽ không thu được kết quả. Học trong quan hệ dạy - học của thầy và trò thì người học không những được hướng dẫn, gợi mở để tiếp thu tri thức, hiểu được tri thức mà ở đây người học còn có thầy và bạn giúp mình kiểm tra lĩnh hội việc kiến thức đã đúng và đủ chưa, đã hiểu chưa, còn người tự học thì phải tự kiểm tra bằng cách tự hỏi, tự trả lời để biết mình đã hiểu, hiểu đúng và chính xác chưa.

Tự hỏi, tự trả lời là một phương pháp giúp người tự học có thể tự phát hiện ra những điều mình chưa hiểu, chưa thông suốt và rồi cũng chính họ sẽ tìm ra cách giải quyết những điều còn thắc mắc đó. Quá trình này đặc biệt quan trọng đối với người tự học, giúp họ rèn luyện phương pháp tư duy, nâng cao năng lực tìm tòi để giải đáp những câu hỏi do mình đặt ra, qua đó nắm vững hơn những vấn đề cần phải có thể vận dụng. Trong quá trình này nếu tự mình không thấy thoả mãn ở điểm nào đó thì họ sẽ tìm người khác để hỏi và hiểu rõ vấn đề.

Hỏi người khác ở đây có thể là những tài liệu, phương tiện mới về công nghệ thông tin trong nước và quốc tế... Như vậy, tiềm năng bên ngoài rất mạnh có thể giúp người tự học, tự đọc, học, hiểu và thực hành một cách chủ động.

Quá trình tự học của sinh viên là quá trình kết hợp giữa sự nỗ lực của bản thân người học với sự chủ động tận dụng, khai thác những vấn đề có liên quan từ mọi nguồn lực bên ngoài.

Việc tự học của sinh viên phải là một quá trình đọc, học, hiểu và nghiền ngẫm điều mình học, mình biết lật đi lật lại vấn đề, tự xây dựng những thắc mắc, câu hỏi, kết hợp với việc cố gắng tự trả lời, tự giải quyết từng khâu trong những thắc mắc đó. Trong quá trình này trong tình huống thích đáng có thể tìm thầy, tìm bạn, tài liệu, máy vi tinh... để giải quyết thoả đáng những chỗ khúc mắc.

Ngoài vấn đề tự lĩnh hội tri thức thì cốt lõi của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là rèn luyện tư duy của mình, rèn luyện phương pháp tư duy, tư duy độc lập, tư duy phân tích, phê phán, tổng hợp và sáng tạo.

Việc chiếm lĩnh được tri thức, sinh viên từng bước định hướng được, tự nhận thức được vai trò chủ thể nhận thức của mình. Đây là cơ sở của quá trình chuyển biến từ hoạt động tự phát sang hoạt động tự giác. Tri thức khoa học khi trở thành niềm tin, ý chí sẽ giúp sinh viên chuyển hoá tri thức khoa học vào trong hoạt động thực tiễn, thực nghiệm sản xuất. Đó chính là quá trình biến đào tạo thành tự đào tạo. Tự đào tạo, tự giáo dục là một hình thức đào tạo tích cực nhằm biến đổi chủ thể nhận thức - sinh viên từ tự phát sang tự giác, từ tình thế bị động sang chủ động hình thành trong họ phương pháp học tập tích cực, học tập suốt đời. Chính quá trình này đòi hỏi phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 32 - 37)