Thực trạng nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 51 - 60)

2.2.1. Thực trạng nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình viên ở tỉnh Thái Bình

Qua khảo sát 3.000 sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình (sinh viên của trường đại học y khoa, sinh viên trường cao đẳng Sư phạm, sinh viên của trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình), với mục đích thăm dò ý kiến của các em về các vấn đề nội dung chương trình, phương pháp dạy - học và nghiên cứu khoa học, điều kiện sinh hoạt của sinh viên, những yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến nhận thức của các em trong quá trình học tập. Số sinh viên được khảo sát của 3 trường nhằm vào các đối tượng từ năm thứ nhất đến năm thứ ba ở hai trường cao đẳng và từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại trường đại học Y khoa Thái Bình.

STT Câu hỏi trắc nghiệm Không

Không có ý kiến

1 Học tập để phát triển tài năng, lập nghiệp 100% 2 Vấn đề việc làm và nghề nghiệp sau khi ra

trường 100%

3 Quan tâm đến giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo

đức 91,5%

4 Thái độ của bạn đối với các tệ nạn xã hội 98% 5 Nội dung giáo trình hiện nay có phù hợp với

trình độ nhận thức của bạn không 37% 52% 11% 6 Nội dung và phương pháp giảng dạy

- Lạc hậu 39,5%

- Không lạc hậu 19,5%

- Không có ý kiến gì 41%

7

Bạn thích phương pháp giải dạy nào nhất trong 3 phương pháp sau: - Đọc chép - Thuyết trình - Nêu tình huống có vấn đề 19% 81% 8 Thầy giáo giữ vai trò quyết định 30% 9

Tự học, tự nghiên cứu cá nhân giữ vai trò quyết định, thầy giáo chỉ giữ vai trò định hướng, gợi mở.

70%

10

Bạn thích hình thức thi kiểm tra nào nhất: - Trắc nghiệm.

- Vấn đáp. - Viết luận văn

51% 40% 9% 11 Hiện bạn đang tham gia nghiên cứu khoa học ở

STT Câu hỏi trắc nghiệm Không

Không có ý kiến - Trường - Thành phố. - Bộ 0,6% 12

Hoàn cảnh hiện nay của bạn. - Hoàn toàn phụ thuộc gia đình - Làm thêm công việc khác

75% 25%

Thông qua khảo sát sinh viên ở tỉnh Thái Bình chúng tôi thấy: Do đặc thù của một vùng quê lam lũ vất vả với nghề nông, sinh viên Thái Bình khao khát thoát khỏi “luỹ tre làng”, thoát khỏi cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nên họ quyết tâm học để thay đổi cuộc đời, họ muốn học để lập nghiệp, để có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai, để không phải "hai sương một nắng". Chính vì vậy mà 100% các em được hỏi đều trả lời là các em có gắng học để lập nghiệp, để có một nghề nghiệp ổn định sau khi ra trường. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một nguyện vọng hoàn toàn chính đáng và rất đáng trân trọng của các em sinh viên ở Thái Bình. Đây có lẽ cũng là một điểm không giống với sinh viên ở các tỉnh, thành phố khác, mong muốn có nghề nghiệp đối với các em mãnh liệt hơn tất cả, các em đã vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần để vươn lên đầy nghị lực và ý chí. Điều này đã là động lực to lớn giúp các em chủ động, tự giác trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Về nội dung giáo trình hiện nay, qua khảo sát 3.000 sinh viên ở 3 trường đại học, cao đẳng tại Thái Bình, có 39,5% sinh viên cho rằng giáo trình lạc hậu, không phù hợp với nhận thức của các em, có 41% không có ý kiến và chỉ có 19,5% cho rằng giáo trình phù hợp với nhận thức của sinh viên. Qua ý kiến của các em thì nhìn chung giáo trình đại học, cao đẳng hiện nay nội dung chưa được tốt lắm, đã có nhiều giáo viên biên soạn sách nhưng chất lượng chưa khả quan. Phần lớn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về ứng dụng, thực hành. Hàng năm Nhà nước đã đầu tư khoảng trên 10 tỷ đồng cho việc biên soạn giáo trình cho các trường đại học, cao đẳng nhưng hiệu quả sử dụng kém, do đó số lượng cũng

như chất lượng giáo trình còn rất hạn chế, nội dung còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, cũng như khoa học công nghệ hiện đại.

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, nguồn thu chủ yếu từ sản phẩm nông nghiệp, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, kinh phí dành cho giáo dục tuy được ưu tiên hàng đầu song so với nhu cầu thực tế thì còn thiếu hụt rất nhiều, chủ trương của tỉnh và các trường khuyến khích cán bộ, giáo viên biên soạn giáo trình và sách giáo khoa cho phù hợp với mục tiêu và nội dung đào tạo của nhà trường, nhưng số đầu sách được in còn quá ít so với nhu cầu.

Đối với nội dung và phương pháp giảng dạy, có 39,5% sinh viên cho là còn lạc hậu. Rất nhiều sinh viên có ý kiến về phương pháp dạy đại học và cao Đẳng ở Thái Bình còn áp dụng cách dạy “áp đặt”, người sinh viên chỉ biết vâng lời thầy và chăm chỉ ghi chép cho đúng những câu chữ mà giảng viên truyền đạt trên lớp. Cách truyền đạt như thế rất xa lạ với thông lệ quốc tế, một số môn học khi chưa có giáo trình chuẩn thì giảng viên mỗi người dạy theo một cách, có người tập trung truyền đạt các phương pháp, có người lại chỉ thiên về các ví dụ minh hoạ. Do đó, kết thúc một môn học có những sinh viên không hiểu nổi bản chất của môn học là gì ? Thật là một tình trạng đáng lo ngại, công nghệ giáo dục đã thay đổi nhiều, không phải do thiết bị quyết định mà phương pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng. Sẽ là tốt hơn nếu giảng viên sử dụng cách dạy nêu vấn đề, gợi ý cho sinh viên đọc các tài liệu tham khảo và trình bày tại lớp đây là một hình thức mà nhiều trường đại học, cao đẳng ở nước ngoài đang áp dụng. Có tới 81% số sinh viên ở tỉnh Thái Bình được hỏi thích phương pháp giảng dạy nêu vấn đề. Đây là phương pháp mà người sinh viên thực sự được xem là “trung tâm” của giờ dạy, những thắc mắc, những lúng túng được đưa ra, thầy trò cùng giải quyết. Các em được đặt vấn đề nêu thắc mắc và cũng chính các em được tham gia giải quyết những vướng mắc của mình và các bạn. Người thầy trong giờ dạy thông qua quá trình giảng giải của mình tác động đến sinh viên, biến thành sức mạnh chủ quan của họ. Sức mạnh bên trong, chủ động ấy có thể làm cho kiến thức mà thầy giáo truyền cho sinh viên được nhân lên, sáng tạo thêm rất nhiều lần. Với ý nghĩa đó, phương pháp giảng dạy của người thầy phải thật sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, làm cho sinh viên phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của mình, và hợp tác tích cực với thầy trong quá trình dạy - học.

Chỉ có như vậy thì người thầy mới giúp sinh viên của mình không những nắm vững, nắm tốt kiến thức mà còn làm cho sinh viên có khả năng thích nghi, tự biến đổi, tự hoàn chỉnh mình sau khi ra trường.

Về vai trò của người dạy đối với chất lượng học tập của sinh viên. Qua khảo sát chúng tôi đã thu thập được rất nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng chất lượng học tập của người học phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của người thầy, thầy giỏi thì trò sẽ giỏi, thầy chưa giỏi thì trò cũng sẽ kém. Một số ý kiến khác lại cho rằng: Thầy giáo giữa vai trò quan trọng nhưng không quyết định đối với chất lượng học tập của sinh viên. Nếu thầy giỏi, tận tình, tâm huyết song trò lại không chịu hợp tác với thầy ỉ lại thầy, không tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập thì kết quả học tập chắc sẽ không cao. Chỉ có 19% sinh viên được hỏi cho rằng thầy giáo giữ vai trò quyết định, 11,5% không có ý kiến gì, còn lại 69,5% cho rằng tự học tập, nghiên cứu, cá nhân giữ vai trò quyết định còn thầy giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng sinh viên Thái Bình không thụ động ỉ lại mà họ đã nhận thức đúng tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình trong học tập. Điều này còn được thể hiện ở chỗ có tới hơn 50% sinh viên ở tỉnh Thái Bình tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học ở các cấp khác nhau. Nghĩa là họ đã phát huy được vai trò tích cực của mình không chỉ trong học tập mà cả trong nghiên cứu khoa học.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, một số người cho rằng sinh viên ngày nay ít hoặc không còn quan tâm đến chính trị, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức lối sống... Nhưng qua thực tế đã được khảo sát tại tỉnh Thái Bình. Chúng tôi thu được kết quả khá bất ngờ, có tới 91,5% các em sinh viên quan tâm đến giáo dục chính trị, lý tưởng và đạo đức. Như vậy sinh viên đang học tập và sinh sống ở Thái Bình không hề suy thoái về lý tưởng, về đạo đức mà họ đã nhận thức rất tốt về giáo dục chính trị, có hoài bão, ước mơ và lý tưởng đạo đức trong sáng. Có điều chúng ta muốn nâng cao hơn nữa ý thức chính trị, lý tưởng, đạo đức cho các em thì phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục các môn lý luận chính trị hơn nữa để có thể thu hút các em tốt hơn.

Vấn đề nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường là vấn mà sinh viên Thái Bình quan tâm nhiều nhất (100%). Qua khảo sát 3 trường (đại học Y khoa, cao đẳng Sư phạm, cao đẳng Kinh tế kỹ thuật ở Thái Bình) chúng tôi thấy, sinh viên ở Thái Bình sau khi tốt

nghiệp đã được đi làm với tỷ lệ rất cao 93% (kể cả có biên chế và hợp đồng không thời hạn) còn lại là chưa muốn đi làm vì chưa đúng nguyện vọng hoặc chưa đúng ngành nghề. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sinh viên Thái Bình, giúp họ có động cơ tốt để phấn đấu, tích cực, chủ động hơn trong học tập.

Hình thức thi, kiểm tra cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tính chủ động, tích cực trong học tập của các em sinh viên ở tỉnh Thái Bình. Có tới 63% các em thích hình thức thi và kiểm tra trắc nghiệm có 21% thích thi vấn đáp, 16% thích thi bằng cách viết luận văn. Những con số này cũng nói lên rằng chính sinh viên Thái Bình đã phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập. Vì những sinh viên tích cực, chủ động thường không thích thi viết.

Vấn đề thi và kiểm tra đánh giá sinh viên là rất quan trọng trong quy trình đào tạo. Đây không chỉ là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy cao về sản phẩm đào tạo mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo.

Các trường đại học, cao đẳng ở Thái Bình đã tiến hành cải tiến các phương pháp thi, đánh giá theo phương pháp mới ở các trường đại học, cao đẳng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, là một trong những chỉ tiêu thi đua của các trường từ năm học 1993 - 1994.

Bộ đã khuyến khích các trường áp dụng phương pháp đánh giá trắc nghiệm khách quan và đã tổ chức hội thảo, mở các lớp tập huấn về phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho một số môn học [48], [51]. Các phương pháp trắc nghiệm khách quan rất có ưu thế khi muốn đánh giá thành quả học tập của sinh viên đối với một phạm vi kiến thức rộng, bao quát cả một chương trình học dài hoặc khi số lượng sinh viên đông cần phải có biện pháp chấm nhanh, chính xác và khách quan, hoặc khi cần so sánh trình độ của các nhóm sinh viên khác nhau.

Một số khó khăn của phương pháp trắc nghiệm khách quan là việc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm hết sức công phu và tốn kém, đòi hỏi kỹ năng cao của người thầy.

Phương pháp trắc nghiệm có thể sử dụng trên quy mô của các lớp học nhỏ bình thường nhưng có ưu thế lớn khi sử dụng cho các kỳ thi quy mô lớn, có hàng nghìn, hàng vạn thí sinh. Hiện nay các phương pháp trắc nghiệm khách quan đã xây dựng được quy

mô công nghệ hiện đại, áp dụng những thành tựu mới của thống kê và tin học để đánh giá chất lượng từng câu hỏi trắc nghiệm [51].

Ngay từ năm 1995 trường đại học Y khoa Thái Bình và trường cao đẳng Sư phạm Thái Bình đã thành lập phòng “phương pháp giảng dạy tích cực” có chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu về phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên. Tập huấn cho cán bộ giảng dạy, sinh viên về phương pháp dạy - học tích cực, phương pháp soạn câu hỏi trắc nghiệm và tổ chức đánh giá.

Các phương pháp đánh giá sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng ở Thái Bình bao gồm: Thi viết (tiểu luận), thi viết cải tiến và thi trắc nghiệm. Đã có trên 50 học phần của trên 20 bộ môn được đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm (đối với trường đại học Y khoa Thái Bình) và 30 học phần của 20 môn học (đối với 2 trường cao đẳng). Nhưng có một số bộ môn vẫn chưa thực hiện được các phương pháp trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi chưa đủ lớn, chưa đủ phủ nội dung chương trình học.

Vai trò chủ động, tích cực trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay đã được nâng cao nhưng chưa thực sự kết hợp tốt các điều kiện khách quan cũng như nhân tố chủ quan để phát huy và nâng cao hơn nữa. Vì vậy chất lượng đào tạo các trường chưa thoả mãn yêu cầu trong điều kiện xã hội hiện tại. Sinh viên được đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Cho dù cả người dạy và người học đã có đổi mới, sinh viên đã tích cực hơn, chủ động hơn trong học tập, nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Có thực trạng trên là do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan.

Cơ sở vật chất của nhà trường như giảng đường, ký túc xá, phòng thí nghiệm, giáo trình, các chính sách đối với giáo viên và sinh viên tuy đã được quan tâm đầu tư của tỉnh song thực tế cho thấy các điều kiện khách quan cần thiết để đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên vẫn chưa đạt yêu cầu. Tuy các giảng đường đã khang trang hơn trước nhưng thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy hoặc còn cũ kỹ, lạc hậu hoặc đã được trang bị mới song chưa đồng bộ. Đối với giảng viên và sinh viên ở Thái Bình tuy được trang bị những thiết bị dạy học nhưng chưa đủ, một số môn học vẫn phải giảng chay. Đối

với một số môn cần mô hình đạo cụ để giảng dạy thì lại chưa được quan tâm đầy đủ, do đó đạo cụ thiếu nhiều. Do đó sinh viên có những kiến thức lý thuyết nhưng thực hành thì còn rất hạn chế.

Các trường đều đã có thư viện tương đối khang trang so với trước đổi mới song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích sử dụng, chỗ ngồi trong các phòng đọc của thư viện, chưa có phòng diễn giảng. Cơ sở vật chất của thư viện còn nghèo nàn cả về chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)