Nâng cao phong trào tự học, tự đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 70 - 72)

đẳng ở tỉnh Thái Bình

Phong trào tự học, tự đào tạo trong sinh viên ở tỉnh Thái Bình đã có từ rất lâu, đó là sự tiếp nối truyền thống hiếu học, tự học của dân tộc, của quê hương, đất nước.

Trong lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước, sức mạnh kỳ diệu của dân tộc ta xét đến cùng chính là xuất phát từ lòng yêu nước, từ truyền thống hiếu học, tự học. Trong bối cảnh nào thì người Thái Bình cũng luôn coi trọng sự học tập để nâng phẩm chất, năng lực. Mỗi một người đi học đều hiểu rằng trong học tập điều quan trọng nhất là tự học. “Ai tự học mạnh nhất người đó tích luỹ được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ai càng có nhu cầu sáng tạo, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học” (Scienceet Vie 1999) [5]. Tự học không phải chỉ là nội lực của bản thân mà còn được coi là nguồn nội lực của cả dân tộc.

Đảng và Nhà nước luôn quyết tâm dù có khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thực hiện từng bước đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách phát triển.

Để phấn đấu được mục tiêu của giáo dục trong thế kỷ XXI do hội nghị “Giáo dục trong thế kỷ XXI vùng Châu á Thái Bình Dương” đưa ra: Học để biết, học để làm, học để sống cùng nhau và học để tự khẳng định mình. Muốn có những con người không thụ động, những cán bộ năng động tích cực, dám nghĩ, dám làm và làm đúng, thì việc năng động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ trở thành những cán bộ tốt trong tương lai. Quá trình tự học sẽ giúp cho sinh viên giải quyết được mâu thuẫn giữa sự gia tăng vô hạn của tri thức với khả năng có hạn của bản thân, giữa khát vọng vươn tới đỉnh cao tri thức với hoàn cảnh, điều kiện sống của mình. Trong thời đại ngày nay thì việc học tập suốt đời thông qua con đường tự học của mỗi sinh viên trở nên vô cùng cần thiết. “Mọi món nợ đều trả được, chỉ có nợ học là nợ trung thân”. “Học không bao giờ biết chán” (Khổng tử).

Tự học là một quá trình người sinh viên tự mình chiếm lĩnh tri thức, thông qua các thao tác trí tuệ và hoạt động thực hành. Tự học đòi hỏi người sinh viên phải xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phải biến động cơ thành niềm tin, tình cảm, ý chí… phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ, vượt qua khó khăn thử thách để học tập, nghiên cứu.

Biến tri thức nhân loại thành tri thức, kinh nghiệm của riêng mình. Khi chúng ta phát động phong trào tự học trong sinh viên nghĩa là chúng ta đã thực hiện bước chuyển biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo và đây thực sự là một vấn đề khá mới mẻ trong giáo dục đại học, cao đẳng.

Việc đề cao vai trò tự học, tự nghiên cứu, thực chất là quá trình chuyển biến những tri thức khoa học từ “tự nó, đến cho nó, vì nó, vì cái khác”, biến chủ thể nhận thức là sinh viên từ “tự nó, đến cho ta, vì ta, vì cái khác”. Thật vậy, tri thức khoa học, kết quả khái quát từ hoạt động thực tiễn của nhân loại đối với sinh viên là những tri thức “tự nó”. Quá trình dạy học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo sinh viên tiếp thu tri thức, chuyển biến tri thức thành của mình, cho mình, trên cơ sở hiểu biết tri thức mà sinh viên củng cố niềm tin, ý chí, nuôi dưỡng hoài bão đối với lĩnh vực khoa học mà mình lựa chọn, dần dần định hướng được, “tự nhận thức” được vai trò chủ thể của mình. Việc trang bị tri thức khoa học là cần thiết nhưng nếu không biến được những tri thức khoa học thành niềm tin, tình cảm, ý chí, hoài bão thì không phát huy được sức mạnh của tri thức, không

“đánh thức” được tiềm năng sáng tạo, tích cực, chủ động của sinh viên - chủ thể nhận thức.

Tự học, tự đào tạo - một hình thức đào tạo tích cực nhằm biến chủ thể nhận thức của sinh viên từ tự phát đến tự giác, từ bị động đến chủ động, giúp họ có phương pháp học tập và nghiên cứu tốt suốt đời.

Muốn thực hiện được quá trình tự đào tạo, thì người học phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng gắn với phát triển ngôn ngữ. Rèn luyện khả năng “di chuyển trí tuệ”. Đây là năng lực vận dụng các cách thức, biện pháp, hành động, trí tuệ đã nắm được vào những đối tượng và những quá trình mới. Từ đó sinh viên lĩnh hội được tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong các khoa học gần gũi nhau như:

Toán - Lý; Hoá - Sinh, Đạo đức - Pháp luật…. rèn luyện năng lực dự đoán khoa học, năng lực này dựa trên cơ sở nắm vững nguyên lý, quy luật của khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn. Rèn luyện năng lực tổ chức lao động trí tuệ một cách hợp lý, khoa học. Tự tổ chức chế độ học tập, phân bố thời gian ở giảng đường, phòng thí nghiệm, xemina, thư viện, kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay, tham gia hoạt động xã hội, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe…

Giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay hướng tới mục tiêu đào tạo những cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, về năng lực tổ chức quản lý kinh tế, quản lý xã hội, điển hình, đa dạng về nhân cách. Những con người đó có được phải là sản phẩm của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa giáo dục, đào tạo với tự giáo dục, tự đào tạo.

Một mặt, gia đình, nhà trường và xã hội phải định hướng cho họ những giá trị về thế giới quan khoa học, chuẩn mực đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, định hướng các giá trị thẩm mỹ… Mặt khác, khơi dậy trong họ những bản sắc riêng để họ tự ý thức được bản thân mình, tự khẳng định, tự điều chỉnh, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trong công tác chuyên môn mà họ đảm nhiệm. Nhờ có những đặc điểm riêng mà trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội, cá nhân hoà nhập nhưng không hoà tan, vẫn giữ được bản sắc, không tự đánh mất bản thân.

Khi quá trình tự học đạt đến hoàn toàn độc lập, thì vai trò chủ thể nhận thức của sinh viên sẽ giữ vai trò quyết định toàn bộ quá trình tiếp thu, vận dụng tri thức. Tới lúc đó thì ngoài việc tiếp thu kiến thức ở trường, sinh viên có thể tự mình tiếp cận, xử lý thông tin qua sách báo, tạp chí, các kênh thông tin khác…

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 70 - 72)