Nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viê nở Thái Bình không thể tách rời vai trò hướng dẫn, gợi mở tích cực của giảng viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 68 - 70)

Thái Bình không thể tách rời vai trò hướng dẫn, gợi mở tích cực của giảng viên

Lịch sử giáo dục đã cho thấy việc dạy - học và vấn đề được chú ý quan tâm từ ngàn xưa của nhân loại, có rất nhiều bộ óc vĩ đại, có tâm huyết với giáo dục, đào tạo đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy- học có mong muốn đưa giáo dục khỏi lối mòn cổ truyền học và dạy không phải là áp đặt, giáo điều, thụ động nữa. Nhưng do hạn chế của lịch sử mà đã có rất nhiều khuynh hướng trái ngược nhau. Có khuynh hướng đi chệch ra ngoài ý muốn của người khởi xướng, có khuynh hướng lại rơi vào ảo tưởng vô chính phủ, coi thường người dạy, có xu hướng cải lương, nửa vời, nói là đề cao tính chủ động tích cực, sáng tạo của người học nhưng trên thực tế thì lại đề cao hiệu quả truyền thụ kiến thức của người dạy.

Để tránh những khuynh hướng trên, chúng ta phải biết kết hợp hài hoà vai trò chủ đạo, tích cực, gợi mở, hướng dẫn của giảng viên với vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Giảng viên là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở giúp sinh viên chủ động

nắm bắt được các tri thức khoa học một cách có hệ thống, nắm được phương pháp học tập nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Là giảng viên ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì phải có những kiến thức về tâm, sinh lý sinh viên để từ đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ học tập cho phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của sinh viên mà họ có khả năng hoàn thành với nỗ lực cao nhất của trí tụê và thể lực. Các phương pháp mà người thầy kết hợp sử dụng khi giảng bài phải phù hợp với tập thể sinh viên, song cũng phải chú ý để phù hợp với những cá thể sinh viên để đảm bảo cho tất cả sinh viên đều phát triển tối đa năng lực của mình. Yêu cầu của giáo dục hiện đại là phải tiến tới phân hoá trình độ sinh viên theo xu hướng: tính cách, điều kiện sống, điều kiện sức khỏe, tâm lý… rồi phân biệt hoá, cá biệt hoá học tập, do đặc điểm giáo dục của từng vùng lãnh thổ, từng địa phương mà sinh viên có những đặc điểm tâm lý, trình độ, nhận thức rất khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy của mình, người giáo viên phải hiểu được từng đối tượng sinh viên về động cơ, lý tưởng nghề nghiệp, về năng lực, trình độ nhận thức. Trên cơ sở đó phân loại nhóm sinh viên theo trình độ để có thể sử dụng các phương pháp phù hợp, hướng dẫn sinh viên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiểu tri thức đến kỹ năng vận dụng tri thức, tạo điều kiện để sinh viên có thể phát triển hết khả năng sức lực và trí tuệ của mình trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Như vậy, khi người dạy thực sự trở thành người hướng dẫn, gợi mở, định hướng thì sinh viên sẽ chủ động hơn, tích cực hơn và sáng tạo hơn khi tham gia vào quá tình dạy - học. Nghĩa là, người giảng viên đã đặt người sinh viên vào vị trí "trung tâm", giúp họ chủ động nắm bắt, hiểu biết tri thức sâu sắc, xác định được mục tiêu, động cơ, lý tưởng, nghề nghiệp. Từ việc xây dựng ý thức tự giác học tập đến hình thành tích cực và dần phát triển thành tính độc lập của chủ thể nhận thức.

Khi đã đạt tới trình độ độc lập nhận thức, người sinh viên có thể tự mình phát hiện, đề xuất cách giải quyết vấn đề. Tính độc lập sẽ trở thành cơ sở để phát triển tính sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đồng thời sự sáng tạo sẽ củng cố tính độc lập trong nhận thức của họ. Chỉ có như vậy sinh viên mới phát huy và dần dần nâng cao hơn nữa tính chủ động, sáng tạo trong nhận thức nói chung, trong học tập và nghiên cứu khoa học nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay ppt (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)