Tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, các dịch vụ bưu chính nói chung và các dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, EMS nói riêng đều được tổ chức kinh doanh trên cùng một mạng lưới Bưu chính của Bưu điện tỉnh.
Tuy dựa trên mạng sản xuất bưu chính, nhưng việc tổ chức sản xuất dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, EMS cũng có một số nét đặc trưng xuất phát từ đặc điểm riêng của dịch vụ.
- Khách hàng đến Bưu điện, giao dịch viên cung cấp cho khách hàng
Sản lượng dịch vụ EMS qua các năm Sản
lượng
phiếu gửi và hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết theo quy định của dịch vụ. Giao dịch viên thực hiện các bước tác nghiệp như kiểm tra nội dung hàng hoá xem có hàng cấm gửi không, sau đó hướng dẫn khách hàng gói bọc, cân bưu gửi tính cước, thu tiền, giao biên lai cho khách hàng (trường hợp nếu chấp nhận bưu gửi đi nước ngoài, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng làm thủ tục hải quan, nếu chấp nhận tại địa chỉ người gửi theo yêu cầu của khách hàng thì tuỳ điều kiện cụ thể để thu thêm một khoản cước dịch vụ ).
- Sau khi nhận bưu gửi của khách hàng, giao dịch viên sẽ giao lại cho bộ phận khai thác theo đúng quy định, bộ phận khai thác phải kiểm tra lại khối lượng, gói bọc, niêm phong, đối chiếu bản kê, kiểm soát phân hướng và đóng chuyến thư cho đường thư cấp II, với VPS1 (liên tỉnh) để chuyển đi.
Với mô hình khai thác dịch vụ trên, khi chấp nhận Bưu gửi sẽ phải tuân thủ các nội dung sau :
+ Không nhận những bưu gửi có nội dung là hàng cấm gửi theo công văn 2044/BC ngày 23/04/2007 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đặc biệt lưu ý (không nhận gửi các loại kim khí quý như vàng, bạc, bạch kim...các loại đá quý hay sản phẩm khác chế tạo từ kim khí quý, đá quý - kể cả gửi khai giá. Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau).
+ Cách gói bọc bưu gửi phải tuân theo quy định tại điều 2 Quy định Nghiệp vụ Bưu phẩm, Bưu kiện năm 2001.