Trong những năm đầu 2001 – 2005 của thời kỳ quy hoạch 2001 – 2010, kinh tế của tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhiều chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế không đạt mục tiêu đề ra như tốc độ tăng trưởng, giá trị hàng hóa xuất khẩu và huy động vốn đầu tư trên địa bàn, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, những vấn đề xã hội bức xúc được tập trung giải quyết, đời sống của nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 9,1%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996–2000 (7,3%), đạt 91% mục tiêu Đại hội. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 430 USD, đạt 93,5% mục tiêu Đại hội.
Định hướng phát triển giai đoạn 2006 – 2010: Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạnh nguồn nhân lực, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh xã hội hoá và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hoá, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng–an ninh; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 12–13%. GDP bình quân đầu người đạt 780–800 USD, tăng 1,8 lần so với năm 2005.
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế của tỉnh là một thị trường đầy tiềm năng tạo điều kiện cho các ngành phát triển: như ngành du lịch, dịch vụ...Các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới phát triển nhanh
và ngày càng mở rộng như khu vực cảng biển Nghi Sơn Tĩnh gia đang ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả, với Nhà Máy Xi măng Nghi Sơn, Xi
Măng Công Thanh, Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, khu du lịch biển Sầm
Sơn mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách… đã đem lại nguồn lợi đáng kể; đời sống của nhân dân ngày được nâng lên, Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng cao, cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ phát triển nhanh đặc biệt là trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá hiện nay, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Thanh Hoá càng thể hiện rõ ưu thế, tiềm năng thế mạnh của mình trong việc phát triển các ngành kinh tế, bên cạnh đó tỉnh cũng luôn nhận được nhiều chính sách quan tâm của nhà nước. Tất cả những yếu tố đó đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.
Trong lĩnh vực Bưu chính-Viễn Thông là một ngành có tốc độ phát triển nhanh và cũng là ngành đang có sự cạnh tranh lớn, mặc dù vậy Thanh Hoá là một tỉnh có đặc thù có các vùng địa lý khác nhau, là cầu nối giao thông thuỷ bộ cho các tỉnh Bắc Nam qua lại, nên nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc, trao đổi hàng hoá trong phạm vi tỉnh, cũng như giữa tỉnh với các tỉnh thành phố khác trong cả nước và quốc tế ngày càng cấp thiết và sôi động. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho doanh nghiệp Bưu chính-Viễn thông kinh doanh, phục vụ trên địa bàn.