NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu- Chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp Đông Dương (Trang 25 - 28)

3.1. Nội dung nghiên cứu3.1.1. Khái niệm 3.1.1. Khái niệm

Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp gồm: kết quả kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh: kết quả kinh doanh được biểu hiện qua

chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức: Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết quả hoạt động khác: hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không

thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, thu được các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ.

Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác.

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – chi phí hoạt động khác

Để đánh giá đầy đủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần = Lãi gộp – (chi phí bán hàng + chi phí QLDN)

3.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanha. Vai trò: a. Vai trò:

- Việc xác định kết quả kinh doanh chính xác và kịp thời giúp DN đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh, từ kết quả đạt được là lãi hay lỗ BGĐ có cơ sở đưa ra các quyết định phù hợp, giúp cho DN chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Dựa trên kết quả kinh doanh cuối kỳ kế toán tính toán xác định số thuế công ty phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

b. Nhiệm vụ:

- Tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu bán hàng.

- Ghi chép và phản ánh đầy đủ các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng hoặc doanh thu của số hàng bán bị trả lại để xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần.

- Tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả tiêu thụ.

- Theo dõi chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc tính toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh.

- Cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả.

- Giám sát tình hình thực hiện dự toán chi phí, thực hiện kế hoạch lợi nhuận bán hàng và tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà Nước, đảm bảo thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà Nước.

3.1.3. Đặc điểm kế toán xây lắp

Đặc điểm sản xuất xây lắp:

- Xây lắp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là hoạt động xây dựng mới, mở rộng hay khôi phục, cải tạo lại, hay hiện đại hoá các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thuỷ lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác).

- Đặc điểm sản phẩm xây lắp:

+ Sản phẩm của xây lắp chính là các công trình, hạng mục công trình được xây dựng và lắp đặt hoàn thành trên cơ sở các bản vẽ thiết kế có thể đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống của xã hội. Đặc điểm sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp.

+ Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ: mỗi sản phẩm xây lắp có kết cấu kỹ thuật, nhu cầu vật tư, địa điểm cũng như phương thức thi công khác nhau dẫn đến mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về mặt tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng công trình cụ thể. Do đó chi phí thi công, lắp đặt từng công trình cũng khác nhau đòi hỏi kế toán phải am hiểu, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và đảm bảo hạch toán chính xác.

+ Sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài, khối lượng lớn vật tư và nhân lực. Do đó đòi hỏi phải thiết lập dự toán chi phí, cân nhắc thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn nhân công. Quá trình bàn giao sản phẩm, khối lượng xây lắp được tiến hành nhiều lần đòi hỏi kế toán phải theo dõi, tập hợp chi phí và tính giá thành từng lần bàn giao.

+ Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chổ, địa điểm xây lắp luôn thay đổi theo địa bàn thi công làm phát sinh chi phí điều động nhân công, vật tư, máy móc thi công. Do đặc điểm này kế toán phải theo dõi, ghi chép đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình thi công.

+ Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kỹ thuật, tốc độ thi công,...Sự ảnh hưởng có thể làm gián đoạn quá trình thi công tạo nên những khoản thiệt hại bất ngờ như: chi phí phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất,…Kế toán cần theo dõi và phản ánh các khoản thiệt hại này.

Đặc điểm ngành xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong DN xây lắp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoàn thành.

- Phương pháp tập hợp chi phí: tùy theo điều kiện cụ thể có thể vận dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hay phân bổ gián tiếp.

- Việc xác định đối tượng tính giá thành xây lắp phải xem xét đến phương thức thanh toán khối lượng xây lắp giữa nhà thầu và bên giao thầu.

- Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo một trong hai trường hợp thanh toán của khách hàng:

+ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch: khi kết quả hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy, doanh thu và chi phí hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào thời điểm lập báo cáo tài chính.

+ Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện: khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hóa đơn đã lập.

3.1.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu- Chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp Đông Dương (Trang 25 - 28)