Hạch toán kinh doanh giúp cho việc quản lý tài chính của HTX một cách có kế hoạch và tiết kiệm, chỉ có hạch toán kinh doanh mới có thể tính đúng, đủ các khoản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên (Trang 66 - 71)

kế hoạch và tiết kiệm, chỉ có hạch toán kinh doanh mới có thể tính đúng, đủ các khoản thu chi, bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của mọi thành viên trong HTX.

Một yêu cầu trước nhất của hạch toán kinh doanh trong KTX dịch vụ nông nghiệp hiện nay là phải thực hiện chế độ ghi chép ban đầu vào sổ sách một cách thường xuyên và có nề nếp, ghi chép phải xác định rõ nguồn số liệu, các chứng từ, hóa đơn… Tuy nhiên, do HTXNN chủ yếu kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng nhiều của sản xuất nông nghiệp như: Chu kỳ sản xuất dài, chia ra nhiều công đoạn và khâu công việc, có tính thời vụ cao nên việc tính toán là hết sức khó khăn. Vì vậy, yêu cầu khi hạch toán phải chú ý đến đặc điểm này để đánh giá và tính toán đúng kết quả sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc: Tự bù đắp, tự trang trải chi phí để kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Bên cạnh hạch toán kinh doanh các HTX dịch vụ nông nghiệp cũng cần thực hiện chế độ phân tích kinh doanh: Phân tích kinh doanh phải được tiến hành thường xuyên nhằm tìm ra những bất hợp lý trong quá trình kinh doanh của HTX để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đồng thời giúp HTX dịch vụ nông nghiệp phát hiện nhiều khả năng tiềm tàng, những nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để có biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý tốt hơn.

Như vậy, để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên đòi hỏi phải có nhiều thời gian và cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. Trong quá trình thực hiện tổng thể các giải pháp, ngoài sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cơ chế thị trường của bản thân mỗi HTX thì vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước là hết sức cần thiết. Đồng thời, các tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng cần phải tham gia vào quá trình đó.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em thấy chuyên đề đã đạt được một số kết quả như: Nêu lên được cơ sở lý luận về kinh tế tập thể và hợp tác xã như bản chất, vai trò, đặc trưng, các loại hình…; Tính tất yếu khách quan của kinh tế tập thể và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Việt Nam; Những nhân tố tác động đến sự phát triển của HTX dịch vụ nông nghiệp…; Phản ánh được tình hình đổi mới và phát triển của HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện Việt Yên qua các năm: về số lượng HTX, xã viên; về vốn, tài sản; về bộ máy tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh… Nhờ đó nắm bắt được phần nào trạng thái của chúng để đưa ra được một số giải pháp để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp như: giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý; về tổ chức quản lý; ngành nghề dịch vụ mới…

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên và dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề thực tập tốt nghiệp này vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như: Trình bày chưa thật logic, phân tích chưa sâu, hệ thống số liệu chưa đồng bộ và còn thiếu, các giải pháp đưa ra chưa đầy đủ và đồng bộ, tính khả thi của một số giải pháp chưa cao… Những mặt hạn chế này là do gặp khó khăn trong thu thập tài liệu, xử lý số liệu…, do khả năng và trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm… Cho nên dù đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình của TS. Vũ Thị Minh cùng cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Việt Yên, bài của em vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót trên. Kính mong Thầy chủ nhiệm khoa, cán bộ Phòng, Thầy Cô trong khoa góp ý, bổ xung thêm cho em. Em xin chân thành cám ơn!

Một số kiến nghị.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp thông qua việc phối hợp các ngành kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn kịp thời các HTX hoạt động theo luật.

- Khẩn trương tổ chức triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX hơn nữa với chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với từng đối tượng quản lý HTX.

- Tăng cường kinh phí đầu tư để tập huấn, thăm quan mô hình quản lý HTX có hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện nhân rộng mô hình HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn huyện Việt Yên.

- Tăng cường kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. - Chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vướng mắc còn tồn đọng ở HTX dịch vụ nông nghiệp nhằm ổn định tình hình và từng bước củng cố HTX phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cố GS.TS.Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS.Vũ Đình Thắng: Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb.Thống kê, Hà Nội – 2004.

2. PGS.TS.Trần Quốc Khánh: Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nxb.Lao động xã hội, Hà Nội – 2005.

3. PGS.TS.Nguyễn Văn Bích – TS.Chu Tiến Quang: Kinh tế tập thể và HTX ở Việt Nam. Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội – 2001

4. PGS.TS.Vũ Văn Phúc: Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển HTXNN ở Việt Nam trong những năm tới, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT - Số 10/2004.

5. TS.Lê Bá Thăng: Tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ trong các HTXNN kiểu mới, Tạp chí Thông tin lý luận - Số 06/1998.

6. Nguyễn Thái Văn: Một số bài học rút ra từ các HTXNN giỏi sau 6 năm chuyển đổi, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT - Số 12/2003.

7.TS.Phạm Thị Cần: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu – Trao đổi - Số 16 (8/2000).

8. Phạm Văn Khánh - Nguyễn Ngọc Hà: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của HTXNN sau chuyển đổi ở Hà Tây, Tạp chí Giáo dục lý luận - Số 2/2001.

9. Nguyễn Thanh Tài: Một số suy nghĩ về mô hình HTX dịch vụ sản xuất, kinh doanh tổng hợp Duy Sơn 2, Tạp chí Sinh hoạt lý luận - Số 4/2001.

10. Báo cáo tổng kết của một số HTX dịch vụ nông nghiệp, báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật Hợp tác xã, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên.

Môc lôc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên (Trang 66 - 71)