II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
a. Chính sách tín dụng:
Nguồn vốn của HTX được hình thành từ hai nguồn: vốn từ nội bộ HTX và nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, nguồn vốn từ nội bộ HTX rất nhỏ bé. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng đối với HTX như: Quyết định số 67/1999/QĐ – TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, Quyết định số 146/2001/TTg ngày 2/10/2001 về việc xử lý nợ tồn đọng từ năm 1996 của HTXNN; Quyết định số 80/2002QĐ – TTg ngày 24/06/2002 về cho vay đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa và nhiều quyết định khác. Đặc biệt là Nghị định số 88/2005/NĐ – CP ngày 11/07/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX…
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều thông tư, chỉ thị để các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ. Trong đó, các ngân hàng thương mại cũng đã có những quy định cụ thể áp dụng các cơ chế đảm bảo tiền vay, như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 72/QĐ – HDQT ngày 31/2/2002 về quy định cho vay đối với khách hàng. Ngân hàng Công thương cũng đã ban hành Quyết định số 49/QĐ – NHCT ngày 31/6/2002 về cho vay đối với khách hàng…
Mặc dù đã có rất nhiều chính sách tín dụng được ban hành và thông thoáng hơn trước rất nhiều, nhưng cho đến nay hầu hết các HTX dich vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa được vay trực tiếp bất kỳ một nguồn vốn nào của Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Để có thêm vốn cho hoạt động của mình, các HTX thường phải huy động vốn của các cá nhân, chủ yếu từ cán bộ quản lý hoặc cán bộ quản lý HTX phải tự đứng ra thế chấp tài sản của gia đình để vay
nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân từ phía HTX, từ phía ngân hàng và từ phía các cơ quan Nhà nước. Trong đó chủ yếu là do năng lực tài chính của đa số HTX còn thấp; tài sản, máy móc thiết bị lạc hậu không đủ giá trị để thế chấp khi vay vốn; thiếu dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; năng lực quản trị, điều hành của Ban quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu nên khó đáp ứng yêu cầu xin vay; chủ nhiệm HTX thường thay đổi nên tính chịu trách nhiệm chưa cao… Như vậy, rõ ràng chính sách tín dụng hiện hành chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho HTX huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của HTX. Để giải quyết vốn cho các HTX đảm bảo hoạt động bình thường cũng như việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, Nhà nước cần taọ điều kiện cho các HTX tạo lập vốn dưới nhiều hình thức, cụ thể như:
+ Xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng để HTX bảo lãnh vay vốn.
+ Hướng dẫn HTX để được vay vốn các chương trình, dự án của Nhà nước. + Cho phép HTX được là tín dụng nội bộ (đối với xã viên của HTX).
Thực tế vừa qua, nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện đã qua hoạt động tín dụng nội bộ có kết quả tốt nhưng chưa được Nhà nước chính thức cho phép hoạt động nên không có sự hướng dẫn, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần sớm cho phép các HTX được thực hiện dịch vụ tín dụng nội bộ với nội dung: huy động tiền tiết kiệm của xã viên và sử dụng vốn tự có của mình cũng như các khoản vay ngân hàng để cho xã viên vay phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Đồng thời, cần có những hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng nội bộ trong HTX. HTX là một loại hình doanh nghiệp nên cũng cần được vay vốn bình đẳng như doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng và chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng quy định. Có thể nói, việc sớm tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Việt
Yên hiện nay sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTX.