II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
c. Chính sách thuế.
Theo quy định hiện hành, đến nay nhiều HTXNN đã phải đóng thuế mặc dù chính sách thuế chưa đủ khuyến khích các HTXNN hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều HTX vẫn chưa nộp thuế, các HTXNN cần nghiêm túc thực hiện các chính sách thuế hiện hành. Việc này một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác việc kiểm tra giám sát của ngành thuế giúp làm lành mạnh hóa nền tài chính của HTXNN.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy cho đến nay, các HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện chưa được hưởng chính sách miễn giảm thuế trong thời gian đầu theo quyết định của Nghị định 15/CP của Chính phủ. Vì vậy, các HTX đã gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của hộ xã viên trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. Để khuyến khích HTX mở rộng các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất của kinh tế hộ, tăng cường tích lũy tập thể, ngoài chính sách hiện hành về thuế, Nhà nước nên miễn giảm thuế cho các hoạt động dịch vụ của HTXNN bao gồm cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… phục vụ sản xuất và đời sống hộ xã viên vì hoạt động cung ứng vật tư, chế biến tiêu thụ sản phẩm đang là nhu cầu lớn của kinh tế hộ song phần lớn HTX đều chưa đáp ứng được. Một số HTX có làm thì gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh của cơ chế thị trường, hơn nữa hoạt động dịch vụ của HTX hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế hộ xã viên. Ngoài ra, Nhà nước cần cải thiện nguồn đầu tư ngân sách cho nông nghiệp; ngoài phần đầu tư thuỷ lợi, cần tạo vốn để huy động các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nguyên liệu hàng hóa và cơ sở chế biến, hỗ trợ công nghiệp, thương mại đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở huyện.
1.6.Tăng cường mối liên hệ hợp tác giữa HTX và các thành phần kinh tế khác nhất là kinh tế Nhà nước.
Đối với nước ta, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có tính quyết định đến sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp. Thông qua các tổ chức kinh tế và các
khác trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự phát triển bình đẳng, cân đối giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong vấn đề hỗ trợ sự phát triển của các hình thức tổ chức hợp tác. Trong nông nghiệp biểu hiện của kinh tế Nhà nước là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như giao thông, thủy lợi, cung cấp giống vật tư, chế biến nông sản, các trung tâm nghiên cứu khoa học… Trong mối liên hệ này, HTX giữ vai trò là người đại diện tiếp nhận sự trợ giúp từ Nhà nước tới các nông hộ và trang trại. Ngược lại, khi kinh tế HTX phát triển thì nhu cầu về các vật tư kỹ thuật để mở rộng sản xuất ngày càng cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dịch vụ của Nhà nước có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đoàn thể đối với sự phát triển hợp tác xã trên địa bàn. phát triển hợp tác xã trên địa bàn.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, quyền quyết định cao nhất trong HTX là đại hội xã viên. Tuy nhiên, HTX nằm trong địa bàn nên sự phát triển của HTX có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bởi vậy, các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX phải chịu sự lãnh đạo của Đảng và quản lý giúp đỡ của chính quyền địa phương. Đó là đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển.
Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN là một quá trình phức tạp, lâu dài. Qua hơn 7 năm thực hiện Luật Hợp tác xã, các địa phương trong huyện đã quan tâm triển khai và đã đạt được một số kết quả. Những thành công ở các HTX dịch vụ nông nghiệp trong mấy năm gần đây đã cho thấy rõ điều đó. Tuy vậy, để thúc đẩy phong trào HTX phát triển cần thực hiện đầy đủ các quy định của Luật HTX năm 2003 và các quy định của Chính phủ. Trong những năm tới từ tỉnh đến huyện và các xã cần phải tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về HTX. Công tác tuyên truyền HTX mới phải trên cơ sở thực tiễn để thảo luận, tranh luận trong sinh hoạt chính trị trong tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong nông nghiệp, nông thôn; làm cho mọi cán bộ trong Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất nhận thức về sự cần thiết và vị trí, vai trò của kinh tế tập thể và HTX nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế nông hộ, nông trại trong nền kinh tế thị trường; làm cho nông dân hiểu HTX mới, thấy được lợi ích tham gia HTX,
vị trí và vai trò của HTX trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và của đất nước. Vì vậy, cấp tỉnh, huyện và nhất là các xã trong toàn huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, có các hình thức tuyên truyền, vận động đa dạng để dân dễ tiếp cận, đặc biệt tuyên truyền qua việc tổ chức tham quan, học tập HTX điển hình để dân biết, dân làm. Các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân… cũng cần tích cực tham gia vào công tác này, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế HTX trong huyện hoạt động có hiệu quả.