II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp vĩ mô:
1.1. Xử lý các khoản nợ và xóa nợ cho hợp tác xã.
Mặc dù đã có nhiều Nghị định về chính sách đối với HTX: hỗ trợ tài chính phục vụ công tác chuyển đổi HTX, về các chế độ miễn giảm, khoanh các khoản nợ của HTX cũ… Song, cho đến nay vấn đề nợ đọng của HTX vẫn còn nhiều vướng mắc. Do vậy, cần có chính sách bổ sung cho phép xóa các khoản nợ đọng quá lâu của các HTX yếu kém bao gồm cả nợ ngân hàng, nợ thuế nông nghiệp, nợ các doanh nghiệp Nhà nước và nợ các đối tượng khác, trên cơ sở sau khi đã xem xét kỹ, làm rõ từng trường hợp cụ thể, thực sự HTX không còn khả năng thanh toán. Hơn nữa phải có phương án thích hợp cấp bù, giảm vốn tương ứng cho các chủ nợ của HTX. Đồng thời, với việc Nhà nước xóa nợ cho HTX, các HTX cần xem xét xóa nợ cho hộ xã viên đối với những khoản nợ liên quan đến khoản nợ mà Nhà nước đã xóa cho HTX. Việc Nhà nước chủ trương xóa nợ cho các HTX là hết sức cần thiết vì điều này sẽ tạo động lực cho các HTX phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Thực tế hiện nay, hoạt động dịch vụ của HTX còn ở phạm vi hẹp, mới ở một số khâu tưới tiêu, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư (chủ yếu là giống). Phần lớn các HTX không có lãi từ các dịch vụ này mà chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế hộ nông dân. Các hoạt động chế biến, tiêu thụ sản phẩm đang là nhu cầu của kinh tế hộ song phần lớn các HTX lại chưa làm được, số HTX thực hiện được thì không ổn định và gặp nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường. Vì vậy, cùng với xóa nợ, giảm nợ Nhà nước cần giảm các loại thuế đối với các hoạt động dịch vụ của HTX cho kinh tế hộ xã viên, có thể không thu thuế thu nhập đối với các
dịch vụ thiết yếu cần thiết cho kinh tế hộ xã viên trong thời gian đầu để HTX đi vào ổn định hoạt động.
Để tránh phát sinh tiêu cực mới trong nông thôn, các khoản nợ được xóa phải được làm rõ, có ý kiến đề nghị của đại hội xã viên HTX và Ủy ban nhân dân huyện thẩm định.
1.2. Tăng cường việc nâng cao kiến thức, nhận thức của xã viên và nông dân.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ xã viên, nông dân còn mang tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào HTX như trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hóa trước đây, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tác dụng của HTXNN kiểu mới. Vì vậy, phải không ngừng nâng cao nhận thức về kinh tế hợp tác, hợp tác xã cho cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân lao động thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.
Để phát huy tác dụng của công tác này, cần sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, giải thích phù hợp với từng loại đối tượng, từng địa phương: Tài liệu tuyên truyền gồm nhiều loại với nhiều cấp độ khác nhau. Nên xã hội hóa các tài liệu, kết quả nghiên cứu về kinh tế hợp tác, HTX để cung cấp cho cán bộ các cấp trực tiếp chỉ đạo về công tác này. Ngoài ra, bản thân các HTX cần tích cực, mạnh dạn hơn trong việc hướng dẫn, tổ chức xã viên, nông dân sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tổ chức tốt việc tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người nông dân. Qua đó giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra được nhiều khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
1.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và người lao động.
Nguồn lao động trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong HTXNN nói riêng có tính chất quyết định, đặc biệt đối với những người “cầm cờ”, “cầm lái”, các cán bộ quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao phần lớn là do cán bộ quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn, xác định được chiến lược sản xuất dịch vụ kinh doanh hợp lý, hiệu quả…Tuy nhiên, lực lượng cán bộ
hết là từ kinh nghiệm để tổ chức quản lý HTX, chưa được đào tạo và không ổn định (thường có sự thay đổi sau mỗi kỳ đại hội). Do đó, vấn đề phải hỗ trợ HTX trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ là rất cần thiết. Đã có rất nhiều chính sách đào tạo cán bộ HTX được ban hành như: Thông tư 02/2006/TT – BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ – CP ngày 11/07/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, Thông tư của Bộ Tài chính số 22/2004/TT – BTC ngày 24/03/2004 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX giai đoạn 2004 - 2005 và một số qui định về chính sách đào tạo đối với lao động. Trong những năm qua, Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên minh HTX của tỉnh đã mở các lớp tập huấn cho các đối tượng là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng kiểm soát của các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên. Tuy nhiên, ngoài sự hạn chế về số lượng kinh phí thì vấn đề tổ chức còn nhiều vướng mắc như: Hệ thống và nội dung bài giảng còn thiếu thống nhất và chưa phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng, từng lớp tập huấn; cơ sở trường lớp và các điều kiện khác còn thiếu; chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy và học. Do vậy, thời gian tới Nhà nước mà cụ thể là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, huyện cần có đề án cụ thể về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX, trong đó cần chú ý đến một số nội dung sau:
- Về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng gồm: Cán bộ quản lý HTX (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, kế toán viên, trưởng kiểm soát), các tổ, đội trưởng dịch vụ, cán bộ khuyến nông, kỹ thuật trong HTX.
- Về hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức từ tỉnh tới huyện. Ở cấp tỉnh Liên minh HTX chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX trên địa bàn toàn tỉnh. Ở cấp huyện, Phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX trên địa bàn huyện một cách phổ biến, thường xuyên thông qua mô hình trình diễn khuyến nông (xây dựng mô hình HTX).
Về thời gian đào tạo, nên mở các lớp tập huấn ngắn hạn tại huyện hoặc tập trung về tỉnh.
- Về nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: Cần biên soạn và hoàn thiện hệ thống giáo trình bài giảng như: kiến thức về HTX nông nghiệp; nội dung kinh tế thị trường; phát triển cộng đồng; nhiệm vụ về quản lý, kỹ thuật trong HTX. Phương pháp đào tạo nên gắn giữa lý thuyết và thực hành; đặc biệt chú trọng đến việc học tập, nghiên cứu tại mô hình HTX điển hình, tiên tiến.
Để thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển HTX, trước hết hàng năm huyện trích ngân sách để đào tạo tại các xã, thị trấn cho cán bộ HTX và xã viên HTX, Nhà nước cần hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo trong giai đoạn trước mắt. Đồng thời, có sự phân cấp đào tạo từ Trung ương đến địa phương. Cùng với công tác đào tạo cán bộ HTX, cần coi trọng khâu sử dụng cán bộ HTX phù hợp với trình độ năng lực của họ nhằm đảm bảo tính thiết thực và có hiệu quả.
Cần coi trọng đúng mức khâu đào tạo lao động nông thôn. Hiện nay, lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải được coi là chương trình quốc gia. Trước mắt, có thể bằng ngân sách Nhà nước kết hợp với các chương trình, dự án và người lao động tự đóng góp để nhanh chóng nâng cao trình độ lao động nông thôn. Ngoài việc mở các lớp đào tạo, cần có chế độ thù lao thỏa đáng và sớm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã viên HTX, trước hết là đối với cán bộ quản lý HTX.
Có thể nói, chính sách đào tạo cán bộ HTX là một chính sách rất quan trọng và lâu dài, nó thể hiện vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX nông nghiệp cả nước nói chung và các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên nói riêng. Vì vậy rất cần được khẩn trương hướng dẫn triển khai trong thời gian tới.
1.4. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hợp tác xã.
Sự quản lý của Nhà nước đối với HTX là rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp các HTX định hướng được quá trình dịch vụ, kinh doanh; tồn tại và hoạt động có hiệu quả; đề xuất các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển HTX thành
nghiệp huyện Việt Yên theo Luật HTX, cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh tới huyện ở các mặt:
- Xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và HTX.
- Xây dựng các kế hoạch dài hạn, hàng năm về mục tiêu, biên pháp để phát triển HTX thành một bộ phận kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hướng dẫn chỉ đạo, thực hiện Luật HTX năm 2003, các văn bản hướng dẫn, triển khai sửa đổi, bổ xung Điều lệ của các HTX và các chính sách có liên quan; chỉ đạo địa phương, cơ sở xây dựng mô hình HTX nông nghiệp.
- Hàng năm cấp tỉnh, huyện cần tiến hành sơ kết, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi của các HTX theo loại hình HTX kiểu mới để có những cơ sở đề xuất các chủ trương, chính sách phù hợp trong chỉ đạo và thực hiện.
- Xây dựng chương trình, dự án để giúp các HTX mở mang các ngành nghề nông thôn, áp dụng công cụ, máy móc, phương pháp quản lý mới, mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động của HTX, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của HTX.
Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước cần phải được quán triệt, củng cố và tăng cường từ tỉnh đến huyện, xã đủ mạnh bao gồm lực lượng cán bộ, kinh phí, phương tiện hoạt động. Hiện nay Phòng Nông nghiệp huyện là cơ quan tham mưu của UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể, HTXNN ở huyện. Tuy nhiên, hiện tại ở Phòng Nông nghiệp huyện vẫn chưa đủ số cán bộ để phụ trách từng bộ phận, chuyên môn riêng. Mới chỉ có một cán bộ được phân công theo dõi các HTX ngưng lại phải làm kiêm nhiệm một số việc khác nên không đủ sức, thời gian tập trung cho nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế HTX. Hơn nữa, sự phối hợp giữa Phòng Nông nghiệp huyện với các cơ quan có thẩm quyền liên quan trong công tác tổ chức quản lý HTX còn thiếu chặt chẽ và hiệu quả chưa cao. Vì vậy, UBND tỉnh, UBND huyện cần tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác này; đồng thời phải đảm bảo đủ phương tiện, kinh phí cho bộ máy này hoạt động. Mặt khác, cần thường xuyên nâng cao trình độ quản lý Nhà
nước đối với HTX thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản lý HTX cho cán bộ quản lý Nhà nước về HTX.
1.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của hợp tác xã. trường thuận lợi cho hoạt động của hợp tác xã.