Đặc điểm kinh tế xã hội 1 Tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên (Trang 26 - 30)

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA HUYỆN VIỆT YÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTX DỊCH VỤ

2. Đặc điểm kinh tế xã hội 1 Tăng trưởng kinh tế.

2.1. Tăng trưởng kinh tế.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Yên năm 2006 được trình bày qua bảng:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên năm 2006.

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006

Việt Yên Toàn tỉnh

1 Dấn số Người 159.345 1.580.718

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,03 1,19

3 Mật độ dân số Người/km2 930 414

4 Giá trị SXNN (giá cố định 1994) Triệu đồng 326 912 3.727.135 5 Sản lượng lương thực có hạt: Trong đó: - Thóc - Ngô Tấn 70.910 67.991 2.919 650.899 556.638 44.261 6 Số giường bệnh Giường 148 5.080 7 Số bác sỹ, y sỹ Người 131 2.909 8 Số y tá Người 64 845 9 Số học sinh Học sinh 340.363 1.969.948

10 Số giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo viên 16.970 354.648 11 Lương thực có hạt bình quân đầu

người

Kg/người/năm 445,01 380,14

12 Diện tích đất nông nghiệp Ha 1058 10 387,13

lớn Đình Trám đi vào hoạt động, kinh tế của huyện sẽ thay đổi tỷ trọng, ngành nông nghiệp giảm, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng. Theo báo cáo quy hoạch của huyện sau năm 2010, cơ cấu kinh tế của Việt Yên như sau:

- Ngành nông – lâm nghiệp: 35%

- Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 30% - Dịch vụ, thương mại, du lịch: 35%

2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp là hệ thống thủy lợi. Trong nhiều năm trở lại đây huyện Việt Yên đã xây dựng hàng loạt các công trình thủy lợi tưới và tiêu. Các công trình được thiết kế xây dựng theo 2 phương thức: hệ thống trọng lực và hệ thống động lực. Cả 2 hệ thống này hàng năm tưới tiêu được khoảng trên 3500 ha. Ngoài ra còn có các công trình thủy lợi nhỏ do thôn xã quản lý gồm 64 trạm bơm cục bộ, tưới được hơn 2970 ha, tiêu 770 ha. Hệ thống nước tự chảy tưới được 690 ha. Với các công trình hiện có như hiện nay, diện tích cây trồng được tưới tiêu khoảng 70%, còn 30% diện tích vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Hiện nay, với xu thế hiện đại hóa thì hệ thống kênh mương sẽ được cứng hóa, bê tông một phần, với sự hỗ trợ của Nhà nước toàn huyện đã có được 64 km kênh mương cứng đã góp phần tăng hiệu quả tưới và tiết kiệm được một phần diện tích đất của hệ thống thủy lợi.

Tuy nhiên giải quyết vấn đề tưới tiêu ở Việt Yên cũng còn nhều vấn đề nan giải do:

- Địa hình đa dạng và phức tạp, địa mạo lồi lõm, ruộng bậc thang, cắt giữa các vùng, thậm chí trên từng cánh đồng đã gây khó khăn cho việc tưới tiêu chủ động. Vì vậy vấn đề giải quyết thủy lợi ở Việt Yên chủ yếu vẫn bằng động lực. Tạo nguồn nước chủ động tại chỗ là cơ bản. Tưới bằng động lực sẽ làm thủy lợi phí cao và thiếu nguồn nước gốc tại chỗ. Song trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với việc cải tạo đồng ruộng với thủy lợi thì đây là giải pháp quan trọng. Do vậy, vai trò của dịch vụ thủy lợi của các HTX dịch vụ nông nghiệp càng trở nên cần

thiết. Nó làm giảm thủy lợi phí, việc tưới tiêu được chủ động nâng cao năng suất cây trồng.

- Vấn đề úng lụt là một yếu tố cản trở lớn nhất hiện nay đối với việc nâng cao năng suất cây trồng. Xuất phát từ tính chất đa dạng và phức tạp của địa hình nên không thể dùng phương pháp nội tiêu, mà chủ yếu vẫn tiêu bằng động lực và tiêu bằng động lực đòi hỏi đầu tư lớn và chi phí thủy lợi cao.

Ngoài hệ thống thủy lợi là cơ sở vật chất chủ yếu nhất tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp thì hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn và nội đồng là cơ sở vật chất không thể thiếu được. Hệ thống giao thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng yêu cầu phục vụ của các hộ xã viên. Hệ thống giao thông trong huyện khá thuận lợi với các tuyến đường bộ, đường thủy và đường sắt. Các tuyến đường bộ có tổng chiều dài 106,43 km bao gồm: Quốc lộ 1A, quốc lộ 37, quốc lộ 1A mới, tỉnh lộ 272, tỉnh lộ 284, tỉnh lộ 269 và 13 tuyến huyện lộ. Hệ thống đường liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng trong huyện đã hình thành một cách tương đối ổn định song cũng đã xuống cấp làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế trong nông thôn, giao lưu hàng hóa trong huyện cũng như với các vùng khác. Do vậy cần phải nâng cấp các tuyến đường này để đi lại thuận tiện hơn, giao lưu trao đổi hàng hóa vùng nông thôn mới phát triển.

2.3. Tình hình dân cư, dân số, lao động.

Các khu dân cư nông thôn được hình thành dưới các xóm, làng thôn. Hiện nay toàn huyện có 173 thôn, trung bình mỗi xã 9-10 thôn, mỗi thôn trung bình có 300 - 350 hộ.

Theo số liệu thống kê năm 2006 dân số Việt Yên là 159.345 người, mật độ dân số cao: 930 người/km2. Tỷ lệ dân số tự nhiên 1,03%/năm 2005, toàn tỉnh là 1,195%. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của huyện nhằm giảm sức ép về gia tăng dân số.

Tính đến cuối năm 2006 toàn huyện có 70.850 người trong độ tuổi lao động. Số lao động nông nghiệp là 64.920 lao động (chiếm 91,39%). Còn lại là phi nông

Lực lượng lao động của Việt Yên chủ yếu ở khu vực nông thôn, nguồn lao động dồi dào, hàng năm bổ xung 700 – 800 người đến tuổi lao động. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn là một nhu cầu lớn trong hiện tại và tương lai.

* Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp.

- Lợi thế:

+ Việt Yên cũng là một huyện có nhiều thuận lợi trong việc phát triển một nền kinh tế đa dạng và sản xuất hàng hóa do giao thông thuận lợi, lưu thông, phân phối và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn.

+ Đời sống nhân dân trong những năm gần đây được cải thiện, lương thực bình quân đầu người tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm qua các năm.

+ Người dân yên tâm với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thuận lợi cho kinh tế HTX dịch vụ nông nghiệp phát triển.

+ Trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, cần cù, năng động trong cơ chế thị trường, có năng lực tiếp thu công nghệ mới, có thể thích ứng với nhiều ngành nghề. Nhiều xã đã có các mô hình thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao (>50 triệu đồng/ha/năm).

- Hạn chế:

+ Việt Yên là huyện có mật độ dân cư cao, bình quân có diện tích đất nông nghiệp nói chung trên đầu người thấp (750 m2/người). Riêng đất canh tác 680,6 m2/người. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn, thị tứ và các xã trung du. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Quá trình chuyển dịch tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm, sản xuất hàng hóa chưa nhiều, tiêu thụ bấp bênh và ít mang tính cạnh tranh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tuy đã được nâng cấp sửa chữa nhưng vẫn chủ yếu là các công trình đã xây dựng từ nhiều năm trước nên chất lượng không cao, dễ hư hỏng, kinh phí đầu tư, nâng cấp tốn kém.

+ Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp (thủ công, đơn giản, năng suất lao động thấp), lao động chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều, chưa đáp ứng được với yêu cầu công nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w