- Nhà nước cần có các biện pháp ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: như đã trình bày ở phần trên môi trường kinh tế vĩ mô có tác động thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM phát triển nếu nó ổn định. Ngược lại nó sẽ kìm hãm hoạt động nếu môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn. Do vậy Nhà nước luôn quan tâm tới sự ổn định môi trường kinh tế, nó không chỉ thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển mà còn thúc đẩy các hoạt động khác
như sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư…phát triển góp vào sự phát triển chung của đất nước.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý: đặc biệt hành lang pháp lý trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng vì hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào chính thức điều chỉnh và hướng dẫn các NHTM thực hiện trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Vì vậy trong thời gian qua các NHTM vẫn còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ tạo cơ hội cho các NHTM triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng dẽ dàng hơn mà còn tạo tâm lý cho khách hàng sự yên tâm được bảo vệ khi sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp. Một số kiến nghị cụ thể: - Tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ - Sớm ban hành một văn bản luật điều chỉnh riêng hoạt đông TDTD đó là Luật Tín dụng tiêu dùng – Đơn giản các thủ tục hành chính như rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà… tạo điều kiện để sản phẩm cho vay mua nhà được tiến hành nhanh hơn – Ban hành các quy định về việc cần phải minh mạch các thông tin nhà đất nhằm hạn chế các giao dịch ngầm giúp cả ngân hàng và khách hàng đưa ra các quyết định chính xác kịp thời.