Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh NHNT Chương dương (Trang 68 - 72)

* Nguồn nhân lực: Như đã trình bày ở phần trước nguồn nhân lực tại CN cũng là một nguyên nhân kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng phát

triển. Cán bộ tín dụng của chi nhánh thiếu cả về mặt số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng do các cán bộ tín dụng phải quản lý những khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và cả những khách hàng cá nhân do vậy gây lên sự quá tải và sức ép từ phía công việc lớn dẫn đến hiệu quả làm việc bị giảm sút. Bên cạnh đó sự mở rộng về quy mô của chi nhánh như mở thêm 2 phòng giao dịch trong thời gian qua cũng đã khiến cho CN thiếu hụt về số lượng cán bộ tín dụng. Về mặt chất lượng các cán bộ tín chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp trong một thời gian dài, khi chuyển sang cho vay tiêu dùng thì đối tượng khách hàng là các cá nhân mang những đặc điểm khác hẳn so với các khách hàng là doanh nghiệp do vậy không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong công việc.

*Kinh nghiệm: Chi nhánh NHNT Chương Dương mới chỉ triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng trong vài năm trở lại đây do vậy kinh nghiệm hoạt động còn thiếu. So với các ngân hàng bán lẻ như ACB, Techcombannk và một số ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt nam như: HSBC, Citibank… thì CN thua kém hơn hẳn. Ví dụ như Techcombank là ngân hàng ngày từ khi đi vào hoạt động thì đối tượng khách hàng mà ngân này nhằm tới là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân do vậy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank cũng hình thành từ đó. Đối với toàn hệ thống NHNT lĩnh vực truyền thống và là thế mạnh chính là các sản phẩm dịch vụ liên quan tới lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, hơn nữa CN cũng chỉ mới được thành lập và đặc biệt CN mới triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng được một thời gian ngắn do vậy việc thiếu kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng là không thể tránh khỏi.

* Hoạt động Marketing của Chi nhánh NHNT Chương Dương còn chưa hiệu quả. Hiện ở chi nhánh các nhân viên phòng Quan hệ khách hàng kiêm luôn công việc của một cán bộ tín dụng và marketing mà CN chưa có bộ phận

phòng ban riêng trong hoạt động marketing. Hoạt đông marketing nhằm quảng bá hình ảnh của ngân đối với công chúng bằng việc thường xuyên đăng tin về ngân hàng trên báo, đài, tạp trí truyền hình đặc biệt là trang Web của ngân hàng. Tuy nhiên có thể thấy đây chỉ là những hoạt động marketing thực hiện chung cho cả hệ thống NHNT, chúng ta rất hiếm thấy hoạt động marketing được thực hiện riêng bởi CN. Chính vì vậy khách hàng của ngân hàng vẫn chủ yếu là các khách hàng tổ chức có quan hệ tín dụng lâu năm với CN còn các khách hàng cá nhân vẫn còn biết rất ít về CN. Trong khi đó rất nhiều NHTM khác hiện nay rất trú trọng tới hoạt động marketing của ngân hàng mình đặc biệt họ sử dụng truyền hình như một phương tiện quảng bá có tính đại chúng. Các ngân hàng điển hình về cho vay tiêu dùng đã có những chiến lược quảng bá rất hiệu quả như VIB tài trợ cho chương trình ở nhà chủ nhật một chương trình mà người xem chính là đối tượng khách hàng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng, VPbank tài trợ chương trình khởi nghiệp…

* Mạng lưới chi nhánh: hiện nay mạng lưới chi nhánh trong hệ thống NHNT còn thưa thớt chủ yếu tập chung và các thành phố lớn, do vậy vẫn chưa khai thác một cách triệt để nhu cầu vay tiêu dùng ở một số điạ bàn, khu công nghiệp ở một số tỉnh lẻ.

Qua phân tích ở trên có thể thấy được kết quả đạt được trong hoạt động cho vay tiêu dùng của CN là đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều những vướng mắc cần phải được gỡ bỏ. Nếu khắc phục được những hạn chế phân tích ở trên thì chắc chắn hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ trở thành một thế mạnh trong hoạt động tín dụng của CN. Cụ thể CN đang vấp phải một số khó khăn vướng mắc sau:

- Các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn đơn điệu, chỉ tập chung vào một số khía cạnh đơn giản của TDTD như cho vay mua nhà dự án, cho vay mua

ôtô, thông qua thể tín dụng... mà chưa thấy sản phẩm có nhu cầu lớn và riềm năng như: cho vay đi du học, du lịch, cho vay sửa nhà xuất hiện.

- Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng phải được đảm bảo bằng các tài sản có giá trị chuyển đổi cao vì vậy làm hạn chế rất nhiều nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.

- Hoạt động Marketinh tại CN còn chưa được trú trọng, phần lớn hoạt động Marketing tại CN là hoạt động Marketing chung của cả hệ thống NHNT. CN chưa có phòng Marketing riêng, hoạt động marketing tại CN do phòng QHKH đảm nhận do vậy tín chuyên môn hoá và hiệu quả của hoạt động chưa cao.

- CN chưa hình thành được mối quan hệ với với các nhà phân phối ôtô, các chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, biệt thự, trung cư cao cấp… vì vậy một phần lớn khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng đã bị bỏ qua chưa khai thác được.

- Phần lớn nguồn huy động của CN là nguồn ngắn hạn trong khi đó TDTD chủ yếu là các khoản cho vay trung và dài hạn do vậy CN hiện đang thiếu nguồn trung và dài hạn tài trợ cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

- Chất lượng cán bộ nhân viên tại CN nhánh còn yếu đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng do CN mới triển khai cung cấp dịch vụ này chưa lâu.

- Một số chính sách về thủ tục tài sản thế chấp, thủ tục cho vay tiêu dùng tại CN còn cứng nhắc và chưa đồng bộ, dẫn tới tình trạng khách hàng ngại sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng tại CN…

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNT CHƯƠNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh NHNT Chương dương (Trang 68 - 72)