Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh NHNT Chương dương (Trang 27 - 36)

Ở Châu Âu so với các loại tín dụng khác thì TDTD ra đời muộn hơn nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các nước phát triển. Đến nay tín dụng tiêu dùng đã trở thánh qúa phổ biến tại Châu Âu. Cùng với các loại tín dụng khác tín dụng tiêu dùng làm hoàn thiện phong phú môi trường tín dụng hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Đối tượng, hình thức, giá trị và thời hạn của khoản vay tiêu dùng

Nghị định 87/102CEF ra đời ngay 22/11/1986 của Cộng đồng chung Châu Âu khởi thảo bước đầu tiên có tính thống nhất về các điều khoản luật,

các quy tắc và quản lý hành chính tín dụng tiêu dùng trong phạm vi toàn cộng đồng. Nghị định này đã liên tục được sửa đổi trong các giai đoạn tiếp theo: NĐ90/08/CEE ngày 22 tháng 2 năm 1990, NĐ98/7/CEE ngày 16 tháng 2 năm 1998.

Nghị định 87/102/CEF quy định: tất cả các cá nhân có đủ năng lực hành vi đều có khả năng được cấp TDTD với điều kiện: khoản tín dụng đó không sử dụng để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp, nó chỉ mang tính chất thuần tuý là tiêu dùng cho cá nhân. Tuy vậy để phòng ngừa rủi ro các NHTM vẫn có những giới hạn về đối tượng nhận tín dụng ví dụ như giới hạn về độ tuổi.

Trên cơ sở Nghị định chung các nước cũng có đề ra những luật, quy tắc của riêng mình tạo ra sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia về phạm vi, đối tượng, giá trị của khoản vay về thời hạn vay và lãi suất...

Ví dụ: Ỏ nước Bỉ thông thường các khoản tín dụng tiêu dùng thường được cấp cho những người có nhu cầu vay với khoản tín dụng tối thiểu là 1.250 EUR và tối đa là 20.000 EUR thời hạn tối thiểu là 3 tháng. Thực tế các NHTM Bỉ cũng áp dụng quy định này một cách linh hoạt. Ví dụ tại ngân hàng AGF:

- Đối với cho vay mua Ôtô AGF áp dụng mức tín dụng từ 1.500 EUR đến 100% giá trị tài sản mua trong khoảng thời gian từ 12 – 60 tháng, với lãi suất 0,805%/tháng.

- Với việc sửa chữa bếp, nhà tắm, bể bơi, trang trí nhà cửa... cho vay từ 2.250 EUR đến 45.000 EUR thời hạn từ 12 – 120 tháng với mức lãi suất 0,814%/tháng.

- Các thông tin trong cho vay tiêu dùng

Khi đề nghị cấp một khoản tín dụng cho vay tiêu dùng người vay phải có trách nhiệm khai báo chính xác và đầy đủ cho ngân hàng những thông tin

mà ngân hàng thấy cần thiết nhằm mục đích thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng. Ngược lại ngân hàng cần cung cấp chính xác và đầy đủ cho khách hàng những thông tin cần thiết về lãi suất, thời hạn vay, phương thức trả nợ cũng như tư vấn cho khách hàng loại hình và số lượng tín dụng phù hợp nhất căn cứ vào thẩm định của các cán bộ tín dụng. Khi người vay có thể chứng minh được mình đáp ứng được các điều kiện mà ngân hàng đặt ra là phù hợp với quy định và năng lực chi trả của mình thì hợp đông tín dụng sẽ được ký kết.

- Ký hợp đồng tín dụng

Trước khi ký hợp đồng ngân hàng gửi cho khách hàng bản hợp đồng mẫu trong đó nêu rõ các điều khoản cần thiết về số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, lãi suất qúa hạn cũng như các phương thức trả nợ… mà 2 bên có thể thoả thuận. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bản hợp đồng ngân hàng có trách niệm chờ thông tin phản hồi từ người tiêu dùng. Trong thời gian đó khách hàng vẫn có quyền từ chối ký hợp đồng và trong vòng 7 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký khách hàng vẫn có quyền huỷ bỏ.

- Thanh toán lãi và gốc

Số tiền người vay phải trả hàng tháng (A) là:

n n i M M A= + * *

Trong đó: - i là lãi suất tháng - M là giá trị khoản vay - n là thời gian vay

Lãi suất tối đa cho các khoản vay tín dụng được điều chỉnh định kỳ. Lãi suất các khoản vay tiêu dùng thường được xác định dựa trên giá trị và thời hạn vay của khoản tín dụng.

_ Thanh toán trước: vào bất kỳ thời điểm nào người vay đều có quyền thanh toán trước hợp đồng với điều kiện họ phải thông báo trước cho ngân hàng một khoảng thời gian nhất định (ở Bỉ là 1 tháng )

_ Thanh toán chậm: trong trường hợp này người vay phải chịu mức lãi suất phạt tối đa là mức lãi suất đang áp dụng + 10%

_ Khi không còn khả năng thanh toán: người tiêu dùng có thể yêu cầu Thẩm phán Toà án kinh tế xem xét cho họ được hưởng sự “đơn giản hơn trong thanh toán” khi tình trạng tài chính của người tiêu dùng trở nên trầm trọng, Thẩm phán Toà án kinh tế có quyền xác định số tiền còn lại mà người đi vay tiếp tục phải chịu.

_ Rủi ro và bảo đảm tín dụng: TDTD được đánh giá là mang nhiều rủi ro vì vậy để đảm bảo cho khoản tín dụng, ngân hàng đòi hỏi khách hàng một số yêu cầu sau:

Ký kết một hợp đồng bảo hiểm trọn đời liên quan trực tiếp đến khoản vay cá nhân này nhằm bảo đảm được sự chi trả khi khách hàng qua đời trong thời hạn hợp đồng còn giá trị. Với hợp đồng này công ty bảo hiểm đảm nhận trách nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi còn phải trả của người đi vay cho ngân hàng.

Ký kết một hợp đồng chuyển nhượng lương, hợp đồng này là một giấy uỷ quyền của khách hàng, bảo đảm chuyển toàn bộ thu nhập của người vay vào hợp đồng bảo hiểm suốt đời. Khi hợp đồng tín dụng tiêu dùng hết hạn nếu khách còn nợ ngân hàng khoản bảo hiểm được chuyển lại cho khách hàng.

_ Quản lý hành chính: Mỗi quốc gia có một hệ thống quản lý hành chính công tác cho vay tiêu dùng. tại Bỉ là một hội đồng kiểm soát bao gồm 5 thành viên một chủ tịch, 2 chuyên gia luật về tín dụng tiêu dùng và 2 chuyên gia về thông tin hoạt động theo nhiệm kỳ 6 năm. Hội đồng liên kết với các cơ quan liên quan tiến hành giám sát, hướng dẫn:

+ Sự tuân thủ các điều khoản trong luật

+ Soạn thảo các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc áp dụng luật + Giúp đỡ giải quyết tranh chấp có liên quan

+ Làm báo cáo hàng năm vào đầu kỳ để gửi tới phòng làm luật

Các ngành, cơ quan khác có liên quan như NHTW Bỉ, các TCTD các cơ quan quản lý hành chính khác đều có trách nhiệm gửi các thông tin cần thiết cho hội đồng và các thành viên của hội đồng khi có yếu cầu.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM Việt nam

Theo xu hướng phát triển tất yếu các ngân hàng ngày càng phát triển mạnh loại hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ. Hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ dần chiểm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ cho vay và phát triển phổ biến ở tất cả các nước trên Thế giới. Theo con số thống kê kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tài nhiều nước cho thấy cho vay tiêu dùng không rủi ro cao như người ta lo ngại nhưng nó đêm lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng, nhất là tại các nước có nền kinh tế phát triển. Việc phát triển hoạt động tín dụng phải đi đôi với các quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cấp tín dụng một cách nghiêm ngặt, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng phải đầy đủ và luôn cập nhật kịp thời do hình thức này chủ yếu là các món vay nhỏ và không có tài sản đảm bảo. Để đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, giữa các TCTD với nhau và với NHTW luôn có sự thống nhất cao. TDTD tại Việt nam và một số nước trong khu vực đang gặp phải một số khó khăn như: thu nhập của người lao động không ổn định, hệ thống thông tin tín dụng cá nhân chưa phát triển, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Đặc biệt các NHTM của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt của các ngân hàng nước ngoài khi mà theo cam kết của tiến trình hội nhập từ 1/4/2008 các ngân hàng 100% nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt nam, đây là các ngân hàng vốn rất

mạnh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Vì vậy để tránh được những khó khăn trong thời gian tới các NHTM Việt nam phải không ngừng cải tiến công nghệ, đào tạo cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi nâng cao năng lực tài chính… để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt nam.

Sáu nguyên nhân khiến cho vay tiêu dùng tại việt nam chưa phát triển đúng với tiềm năng:

Một số ngân hàng ngại cho vay tiêu dùng vì các món vay nhỏ nhưng chi phí quản lý lớn và nhiều rủi ro: Đúng vậy cho vay tiêu dùng nhằm vào nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân và giá trị khoản vay được tính dựa trên thu nhập của người lao động. Chúng ta làm một phép tính đơn giản các ngân hàng cho vay tiêu dùng với những người có thu nhập tối thiểu 3 triệu/tháng và giá trị khoản vay sẽ là 25 tháng lương như vậy giá trị khoản vay sẽ vào khoảng 70 -80 triệu. Đối với ngân hàng cho vay 80 triệu là một khoản vay nhỏ tuy nhiên lại có rất nhiều người vay do vậy quá trình thẩm định và quản lý mất nhiều thời gian và chi phí, bên cạnh đó còn ẩn chứa rất nhiều rủi ro do thu nhập của người vay có thể thay đổi bất kỳ lúc nào do họ mất việc làm hoặc ốm đau… Ngoài hình thức trên các ngân hàng cũng cho vay tiêu dùng theo hình thức cầm cố giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu nhưng nhìn chung đây vẫn là những món vay nhỏ nên các ngân hàng không mặn mà cho vay lắm. Tất cả những phân tích trên là lý do khiến cho vay tiêu dùng còn chưa phát triển mạnh tại thị trường Việt nam.

Thiếu thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng cá nhân:

Nếu như các khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin về khách hàng đó sẽ không gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên khách hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng chủ yếu là cá nhân mà các ngân hàng

không có cơ sở dữ liệu về thông tin để tra cứu đảm bảo cấp tín dụng trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay hệ thống tra cứu thông tin duy nhất là Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC ) nhưng do một số ngân hàng không cập nhập đầy đủ nên vẫn xẩy ra trường hợp khách hàng có dư nợ tại ngân hàng khác nhưng CIC vẫn không hề có thông tin. Các cơ quan cung cấp thông tin cá nhân như phòng địa chính, chính quyến địa phương xã ( phường ) nơi người vay cư trú hay công an thì lại chưa sẵn sàng cung cấp những thông tin liên quan. Bên cạnh đó nhiều khách hàng vì muốn vay được tiền nên đã che dấu thông tin hoặc khai báo thông tin không đúng sự thật do đó làm ngân hàng đưa ra những đánh giá không chính xác về khách hàng đó dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp để khách hàng hợp tác trung thực trong việc cung cấp thông tin để tạo lòng tin đồng thời tìm kiếm các nguồn bảo lãnh để củng cố quan hệ với ngân hàng.

Văn bản pháp luật liên quan chưa đồng bộ và phù hợp với thực tế:

Việt nam là một nước có hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng nói riêng là không được hoàn chỉnh, vẫn còn tồn tại nhiều văn bản pháp luật chồng chéo lên nhau, văn bản này phản bác lại văn bản kia, nhiều văn bản chỉ mới có hiệu lực được một thời gian ngay lập tức đã bộc lộ ra những vấn đề trái với thực tế và lập tức bị vô hiệu. Đặc biệt là các văn bản liên quan đến bất động sản, đăng ký giao dich bảo đảm… Điều 13 luật đất đai năm 2003 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê chỉ được thế chấp bảo lãnh quyền sử dụng đất tại các TCTD để sản xuất kinh doanh không phải để tiêu dùng nên ngân hàng không được nhận quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tiêu dùng. Trong một vài năm trở lại đây tại Hà nội tình hình phát triển nhà ở theo quy hoạch phát triển nhất là nhà trung cư, nhà vườn và biệt thự trong các khu đô thị tăng nhanh về cả số lượng xây dựng cũng như nhu cầu mua của

người sử dụng nhưng việc cho vay để mua những ngôi nhà này cũng còn gặp nhiều khó khăn. Khách hàng muốn vay vốn mua nhà và thế chấp chính ngôi nhà hình thành từ vốn vay tương đối nhiều nhưng các phòng Công chứng Nhà nước không chấp nhận ký kết hợp đồng công chứng tài sản hình thành từ vốn vay, do đó không đảm bảo tính pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Thủ tục hành chính còn phức tạp đối với cả người cho vay và người đi vay:

Qúa trình hoàn thành các thủ tục để các ngân hàng có thể cho vay còn chưa đồng bộ, đặc biệt là những giao dich cần có tài sản đảm bảo. Việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất và sở hữu nhà còn chậm khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản là nhà và đất làm tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xác nhận tại một số cơ quan chính quyền Phường, Xã gặp nhiều vướng mắc mất nhiều thời gian, mạng lưới đăng ký giao dịch bảo đảm còn mỏng, phân bố chưa hợp lý. Đối với cho vay có tài sản bảo đảm trong giấy đề nghị vay vốn có mục yếu cầu xác nhận của chính quyền địa phương nơi mình cư trú, tuy nhiên một số hộ gia đình có hộ khẩu và tài sản thế chấp ở 2 điạ chỉ khác nhau. Hoặc khi khách hàng có nhu cầu vay sửa nhà phải có giấy phép sửa chữa nhà của Phường, Quận hay sở xây dựng nhưng đối với các trường hợp sửa chữa nhỏ khách hàng thường ngại xin giấy phép vì thủ tục rườm rà. Một khó khăn nữa là các ngân hàng rất khó có được xác nhận của chủ đầu tư dự án về việc giao bản gốc chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyến sở hữu đối với tài sản đang thế chấp tại ngân hàng trong trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lại.

Vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi khách hàng không trả được nợ:

Đối với các khoản vay tiêu dùng có tài sản thế chấp khi đến hạn thanh toán khách hàng không có khả năng trả nợ thì về nguyên tắc ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ nhưng trên thực tế các ngân hàng chưa thể chủ động xử lý tài sản đặc biệt là bất động sản nếu không có ý kiến chấp thuận của chủ tài sản và các cơ quan chức năng có liên quan mặc dù trong hợp đồng thế chấp cầm cố qua công chứng có xác nhận rõ: “trường hợp người vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng ngân hàng được xỷ lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ gốc lãi và các chi phí có liên quan”. Ở các nước phát triển cho vay tiêu dùng chỉ chiếm từ 35-40% tổng dư nợ cho vay nhưng lợi nhuận lại chiếm khoảng 60-65% tổng lợi nhuận của các ngân hàng. Một

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh NHNT Chương dương (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w