BẢNG 13: DOANH SỐ GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI CỦA CÁC NHTM VỚI NHNN (NĂM 2001).

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 56)

NHNN (NĂM 2001).

Ngân hàng USD VND Thời hạn

ĐT&PT 30 triệu 450 tỷ 90 ngày

NHNNo&PTNT 20 triệu 300 tỷ 30 ngày

NHCT 30 triệu 450 tỷ 90 ngày

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2001)

Nghiệp vụ hoán đổi giữa NHNN và các NHTM đã giúp các ngân hàng giải quyết được nhu cầu bức xúc về VNĐ của các NHTM. Nó đã phát huy tác dụng và được ca ngợi khi NHNN ra Quyết định 1033 nhằm giảm mức gia tăng tỷ giá hoán đổi.

Trong đợt tết nguyên đán Nhâm Ngọ, đầu năm 2002, NHNN đã hoán đổi 160 triệu USD cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các NHTM. Trong thời gian gần đây, sau khi FDI liên tục cắt giảm lãi suất, lãi suất USD liên tục giảm, trong khi các NHTM nâng cao lãi suất tiền gửi để huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, nâng lãi suất tiết kiệm mà không nâng lãi suất cho vay làm cho luồng tiền VND được khơi thông, các NHTM thoát khỏi hiểm nghèo. Chính vì vậy mà hiện nay giao dịch hoán đổi ngoại hối với NHNN hầu như im ắng.

Tại Việt Nam mặc dù NHNN đã có Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998 ban hành kèm quy chế hoạt động giao dịch hối đoái, cho phép các NHTM kinh doanh hoán đổi với nhau và với doanh nghiệp nhưng cho tới tận thời điểm này vẫn chưa có một NHTM nào triển khai thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại hối. Việc này có thể do nguyên nhân sau:

+ Việc triển khai quy chế giao dịch về nghiệp vụ này tại các NHTM chưa triệt để.

+ Các ngân hàng chưa thực sự nhận thức hết được những ưu điểm, ý nghĩa của giao dịch hoán đổi ngoại hối đối với ngân hàng.

+ Hầu hết các doanh nghiệp chưa biết đến nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối, nói gì đến việc nắm bắt được tác dụng của nó trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các khoản thu chi xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ.

+ Các NHTM vẫn chỉ có thói quen kinh doanh với các nghiệp vụ truyển thống, kiến thức về nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối của cán bộ ngoại hối còn hạn chế.

+ Thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển không ổn định, mất cân đối, đặc biệt là khan hiếm ngoại tệ trên thị trường và tỷ giá luôn có xu hướng tăng nhanh.

2.2.3.4. Nghiệp vụ tiền tệ tương lai và Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.

Do thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, mới hình thành, hoạt động bất ổn định và kém hiệu quả. Các NHTM Việt Nam mới trong giai đoạn bắt đầu thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối mới còn hạn chế và thói quen kinh doanh các nghiệp vụ truyền thống. Cộng với hầu hết các doanh nghiệp chưa hề biết gì về nghiệp vụ tiền tệ tương lai và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ đã dẫn tới hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai về nghiệp vụ, và chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống giao ngay. Hoạt động của nghiệp vụ nghiệp vụ truyền thống giao ngay chiếm tới gần 94% tổng giao dịch kinh doanh ngoại hối. Hoạt động ngoại hối kỳ hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn các hoạt động nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ

với khách hàng, nghiệp vụ tiền tệ tương lai, nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vẫn chưa được một NHTM nào triển khai thực hiện.

2.2.4. Dịch vụ thẻ tín dụng Quốc tế.

Tại Việt Nam, cùng lúc các NHTM đều tham gia cung cấp dịch vụ thẻ nhưng trong bốn NHTM quốc doanh lớn thì chỉ có duy nhất NHNT Việt Nam là phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế, còn các NHTM khác mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.

Hiện nay, NHNT là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng nhất trên thế giới (Visa Card, Master card, Diner club, JBC và Amex). Không những thế còn phát hành ba loại thẻ: Visa card, Master card, Amex. Năm 2003 số thẻ phát hành cho hai loại Visa và Mastercard là gần 8.000 thẻ tăng 150%, đưa tổng số thẻ đã phát hành lên đến 23 000. NHNT cũng là ngân hàng duy nhất trên thị trường có hệ thống máy thanh toán thẻ chấp nhận cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế và một và một loại thẻ tại thị trường Việt Nam là Vietcombank Connect 24.

Mặc dù vậy, do là người đi đầu trong dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam nên dịch vụ thẻ của NHNT không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Vấn đề cơ bản nhất có lẽ là phí rút tiền rút tiền mặt. NHNT quy định mức phí là 2% trên tổng số tiền giao dịch đối với rút tiền mặt trong nước, 4% trên tổng số tiền giao dịch đối với rút tiền mặt ở nước ngoài là quá cao so với thu nhập thực tế của người dân Việt Nam. Hiện tại lượng phát hành, thanh toán chủ yếu là các doanh nhân và du khách quốc tế vào Việt Nam. Mặt khác, tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam là rất lớn nhưng công tác tuyên truyền đối với nghiệp vụ này là chưa nhiều. Mạng lưới đọc thẻ tuy đã được mở rộng nhưng vẫn còn ít.

Nguyên nhân có thể là do việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật, cơ sở chấp nhận thẻ là rất lớn, chi phí bảo trì các máy móc cao nên số lượng các máy đọc thẻ còn ở mức hạn chế và chi phí rút tiền mặt cao. Môi trường khí hậu bụi dễ dẫn đến trục trặc trong việc đọc thẻ, trả lại thẻ của máy chấp nhận thẻ; sự hiểu biết của người dân còn hạn chế và chưa có thói quen sử dụng các phương tiện

thanh toán qua ngân hàng, nguồn thu nhập chưa ổn định khiến cho việc mở rộng còn ở mức độ nhất định. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý mới chỉ dừng lại ở quy chế do NHNN ban hành theo quyết định 371/1999/QĐ - NHNN1 trong kinh doanh thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng gặp rất nhiều rủi ro.

2.2.5. Các nghiệp vụ khác.

Dịch vụ Ngân hàng đại lý: những năm gần đây các dịch vụ Ngân hàng đại

lý của các NHTM Quốc doanh Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Tính đến năm 2003 NHCT Việt Nam có quan hệ Ngân hàng đại lý với 500 Ngân hàng ở 48 nước, NHĐT &PT Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 510 Ngân hàng trên thế giới, NHNN&PTNT Việt Nam có quan hệ đại lý với 450 Ngân hàng. Trong 4 NHTM Quốc doanh thì NHNT Việt Nam có quan hệ đại lý rộng nhất với hơn 1320 Ngân hàng tại 90 nước trên thế giới và mở trên 30 tài khoản bằng các loại ngoại tệ khác nhau. Khi có nhu cầu liên quan đến các nghiệp vụ như : L/C, chuyển tiền, các Ngân hàng đại lý hoàn toàn có thể tin tưởng vào các dịch

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 56)