MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 73 - 75)

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước.

Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều khiển vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước ngày càng được khẳng định. Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại một cơ hội cho sự phát triển của mỗi quốc gia đồng thời cũng là một phép thử chứng minh sự tồn tại hay lụi bại của quốc gia đó. Lúc này rất cần bàn tay định hướng của Chính phủ để con tàu quốc gia đi đến mục tiêu của mình. Thanh toán xuất nhập khẩu rất cần đến những chính sách thích hợp, phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ để hoạt động này được mở rộng và ngày càng phát triển đồng thời phòng chánh những rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và các NHTM.

Chính phủ cần sớm có những băn bản pháp lý về mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và thanh toán quốc tế, nêu lên quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và Ngân hàng khi tham gia thanh toán quốc tế.

Trước hết cần đề cập đến những vấn đề về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như: Quyền được miễn thanh toán của Ngân hàng mở L/C khi quan hệ giao nhận hàng bị trọng tài tuyên án huỷ bỏ; Cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng thư. Cho đến nay, hầu hết các khách hàng đến mở thư tín dụng đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng được thoả thuận bằng văn bản gây khó khăn cho toà án khi xét xử tranh chấp.

Sau đó, Chính phủ cần nghin cứu ban hành luật hối phiếu và các văn bản luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế đối ngoại của các NHTM để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia đồng thời tránh được những tranh chấp và những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Chính phủ cần tiếp tục xây dựng một cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ-tín dụng và giá cả. Củng cố thị trường vốn và thị trường tài chính hiện có đồng thời từng bước vân hành thị trường chứng khoán một cách hiệu quả.

Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài, dần dần hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cải cách chính sách, chế độ về xuất nhập khẩu với phương châm khuyến khích xuất nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động của các nghiệp vụ NHQT. Chúng ta đã có cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp phi tài chính đầu tư nước ngoài nhưng vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng ra nước ngoài.

Để có thể phát triển các nghiệp vụ NHQT các NHTM phải phát triển công nghệ thông tin đặc biệt là công nghệ mạng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển hoạt động thương mại điện tử, ngân hàng điện tử đồng thời Chính phủ cần đầu tư phát triển

công nghệ mạng như: Hạ cước sử dụng Internet, đầu tư nâng cấp đường chuyền, tăng cường hệ thống bảo mật an toàn mạng, mở thêm các cổng kết nối Internet với quốc tế…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w