BẢNG 12: TỶ TRỌNG MUA BÁN KỲ HẠN TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 53)

TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tổng doanh số mua bán ngoại tệ Doanh số mua bán ngoại hối kỳ hạn Tỷ lệ % giao dịch kỳ hạn so với tổng số 2001 23785,6 1215,3 5,1 2002 30516,9 1495,3 4,9 2003 39427,8 2129,1 5,4

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên, cho thấy: Doanh số giao dịch ngoại hối kỳ hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng tốc độ tăng không đáng kể và đặc biệt là tỷ trọng so với tổng doanh số giao dịch ngoại tệ của các NHTM còn thấp. Năm 2001 doanh số giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ trọng 5,1% tổng doanh số giao dịch ngoại hối nhưng năm 2002 lại giảm xuống chỉ còn chiếm là 4,9% và năm 2003 tỷ trọng này lại tăng lên 5,4% thể hiện sự phát triển không ổn định của giao dịch kỳ hạn. Sự tăng giảm thất thường của giao dịch kỳ hạn, cộng với tỷ trọng còn quá nhỏ trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ nói lên rằng: Thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất sơ khai về mặt nghiệp vụ, giao dịch ngoại hối chủ yếu là giao ngay, trong khi đó trên thế giới người ta sử dụng thị trường kỳ hạn ngày một tăng không khác gì thị trường giao ngay, vì vậy hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa được bảo vệ trước rủi ro tỷ giá. Sự kém phát triển trong kinh doanh ngoại hối nói chung và trong kinh doanh kỳ hạn nói riêng còn được thể hiện ở sự mất cân đối giữa doanh số mua kỳ hạn và doanh số bán kỳ hạn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu dưới đây:

BẢNG 12: TỶ TRỌNG MUA BÁN KỲ HẠN TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM. NGOẠI HỐI VIỆT NAM.

Năm Tổng doanh số mua bán kỳ hạn Mua kỳ hạn Bán kỳ hạn Tổng số % Tổng số % 2001 1215,3 334,2 27,5 881,1 72,5 2002 1495,3 403,7 27,0 1091,6 73,0 2003 2129,1 557,8 26,2 1571,3 73,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rõ rằng tỷ trọng mua kỳ hạn của các NHTM luôn luôn thấp hơn tỷ trọng bán kỳ hạn hay nói cách khác là tỷ trọng mua kỳ hạn của các doanh nghiệp luôn cao hơn tỷ trọng bán kỳ hạn. Cụ thể như sau: Năm 2002 tỷ trọng mua kỳ hạn của các NHTM trong tổng doanh số giao dịch ngoại hối kỳ hạn là 27% còn tỷ trọng bán kỳ hạn của các NHTM là 73%; Năm 2003 tỷ trọng bán kỳ hạn của các NHTM đã tăng lên 73,8%. Sở dĩ trong thời gian qua tỷ trọng mua bán ngoại tệ nói chung và tỷ trọng mua bán kỳ hạn nói riêng có sự chênh lệch như vậy là do lãi suất đồng USD tăng nhanh cầu ngoại tệ tăng nhanh. Tỷ trọng mua kỳ hạn của các doanh nghiệp lớn hơn tỷ trọng bán kỳ hạn cho thấy rằng mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp khi tham gia hợp đồng kỳ hạn chỉ là phụ, mục đích chính là muốn đảm bảo chắc chắn sẽ có được đủ ngoại tệ trong tương lai để thanh toán mà nguyên nhân chính là do thị trường khan hiếm ngoại tệ, các doanh nghiệp luôn lo sợ không gom đủ số ngoại tệ cần thiết lúc thanh toán hợp đồng ngoại thương.

2.2.3.3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối.

Trên thế giới, giao dịch hoán đổi ngoại hối ngày càng được các NHTM, các doanh nghiệp sử dụng nhiều, phổ biến như giao dịch giao ngay trong các hoạt động đầu tư, bảo hiểm rủi ro tỷ giá, kinh doanh chênh lệch..

a. Giao dịch hoán đổi giữa NHNN với các NHTM.

Trong những tháng đầu năm 2001, với xu hướng tỷ giá VND và đô la Mỹ có chiều hướng gia tăng, người dân Việt Nam có tiền đồng Việt Nam đã mua ngoại tệ để găm giữ hoặc rút tiền tiết kiệm VND mua USD ở thị trường chợ đen gửi vào Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp cũng muốn nắm giữ ngoại tệ không bán cho ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hầu hết các

NHTM, không chỉ các ngân hàng nước ngoài, NHTM cổ phần mà ngay cả các NHTM quốc doanh đều thiếu vốn bằng VND. Thực tế hiện tượng các NHTM bán ngoại tệ mua VND đã trở thành phổ biến trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và gây khó khăn cho các NHTM. Vì vậy mà việc NHNN cho áp dụng giao dịch hoán đổi đã được các ngân hàng hoan nghênh, coi đó là “cái phao cứu sinh” giúp họ vượt qua lúc khó khăn; Nhưng cũng có người cho nó là “liều thuốc đắng” bởi tỷ giá hoán đổi còn cao.

Chỉ sau một tuần nghiệp vụ hoán đổi ra đời, 3 NHTM quốc doanh lớn là NHCT, NHNNo&PTNT, NHĐT&PT Việt Nam đã hoán đổi 80 triệu USD lấy 1200 tỷ VNĐ, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w